Nghị định mới bỏ nhiều chứng chỉ, thầy cô giáo nên biết
Từ ngày 10/12/2021, giáo viên chỉ còn 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp; chính thức bỏ việc đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học.
Ngày 18/10/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ 10/12/2021.
Cụ thể ở Nghị định 89 này có nhiều sửa đổi, thay thế về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Có 2 điểm mới liên quan giáo viên được được giáo viên đồng tình, hoan nghênh, cảm ơn Bộ Nội vụ, Chính phủ là quy định cụ thể việc giảm chứng chỉ như trong các văn bản của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian qua.
(Ảnh minh hoạ: Lã Tiến)
Giáo viên sẽ không còn bị “hành” bởi các chứng chỉ hạng I, II, III
Tại các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ban hành quy định về bổ nhiệm, xếp lương mới có quy định mỗi giáo viên có thể “cõng” đến 3 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khiến giáo viên vô cùng bức xúc.
Nghị định 89 mới này đã giải tỏa được áp lực trên.
Tại khoản 2. Điều 1 – Nghị định 89, sửa đổi Điều 15 – Nghị định 101/2017 như sau:
“Điều 15. Hình thức bồi dưỡng
1. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
2. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.
3. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.
4. Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.”.
Như vậy, so với Nghị định 101/2017, Nghị định 89/2021 không còn quy định về hình thức bồi dưỡng tập sự với cán bộ, công chức, viên chức từ 10/12/2021 – thời điểm có hiệu lực của Nghị định này, vẫn còn quy định về bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
Tiếp theo tại khoản 5 – sửa đổi Điều 18 Nghị định 101/2017 như sau:
“Điều 18. Yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng
Video đang HOT
1. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
3. Viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp….”
Tuy nhiên, ở khoản 4 – sửa đổi Điều 17 Nghị định 101/2017 như sau:
“Điều 17. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng
… 4. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.”
Như vậy quy định mới giáo viên chỉ còn duy nhất 1 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành so với Nghị định 101 thì viên chức phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng IV; III, II, I.
Thời gian bồi dưỡng mới là 6 tuần, còn ở Nghị định 101 quy định thời gian bồi dưỡng tối thiểu 6 tuần, tối đa là 8 tuần.
Như vậy tại Nghị định 89 mới đã quy định cụ thể, mỗi ngạch viên chức (đối với giáo viên là mỗi bậc học) chỉ còn duy nhất 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đúng như đề xuất của Bộ Nội vụ tại Công văn số 2499/BNV-CCV về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức trong đó có đề xuất mỗi cấp học, bậc học giảm chỉ còn 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp duy nhất.
Rất mong trong các hướng dẫn sắp tới sẽ quy đổi đối với những giáo viên đã có những chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I, II, III được xem như là có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, xin đừng bắt giáo viên đã có chứng chỉ các hạng phải có thêm chứng chỉ chuyên ngành mới như việc các giáo viên đã có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trước đây khi thực hiện quy trình tuyển dụng đặc cách, Sở Nội vụ Hưng Yên yêu cầu họ phải có thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT mới.
Chính thức quy định bỏ quy định đào tạo, bồi dưỡng Ngoại ngữ, Tin học
Đây là một trong những thay đổi mới đáng chú ý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Nghị định 89/2021/NĐ-CP ban hành ngày 18/10/2021 của Chính phủ.
Ở khoản 3 – Sửa đổi Điều 16 quy định nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
“Điều 16. Nội dung bồi dưỡng
1. Lý luận chính trị.
2. Kiến thức quốc phòng và an ninh.
3. Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
4. Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.”.
So với quy định trước đây tại Nghị định 101 năm 2017, quy định mới đã bãi bỏ nội dung đào tạo, bồi dưỡng Tiếng dân tộc, Tin học và Ngoại ngữ.
Như vậy theo cách hiểu của người viết thì cùng với quy định về không cần yêu cầu có chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học trong chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT và Nghị định 89 mới này chính thức đã không còn yêu cầu giáo viên có chứng chỉ hoặc phải bồi dưỡng, đào tạo Ngoại ngữ, Tin học. Đây là điều được cán bộ, công chức, viên chức chờ đợi.
Trên đây là 2 điểm mới về Nghị định 89 mới sửa đổi Nghị định 101 rất được giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức khác đặc biệt quan tâm.
Một lần nữa xin được cảm ơn Bộ Nội vụ, Chính phủ đã lắng nghe, ban hành Nghị định mới kịp thời giải tỏa phần nào áp lực về chứng chỉ của giáo viên trong thời gian qua.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Tương lai gần sẽ có một đội ngũ giáo viên trình độ ngoại ngữ, tin học thực chất
Bao năm qua, GV luôn bị hành bởi quy định về các loại chứng chỉ. Để hợp thức hóa hồ sơ, nhiều thầy cô giáo phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mang về những tờ chứng chỉ có dấu đỏ để kẹp hồ sơ cho đủ quy định.
Ảnh minh họa.
Không còn quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa
Trong phiên họp Quốc hội vào sáng ngày 9/11/2020, trả lời chất vấn về việc bỏ những chứng chỉ (không cần thiết), Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, trong nghị định vẫn giao các bộ quản lý chuyên ngành về cán bộ, công chức, viên chức ban hành thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức, trong đó có quy định về trình độ tin học, ngoại ngữ theo từng vị trí việc làm.
Có những vị trí không cần trình độ cao thì không cần phải quy định, những vị trí cần có trình độ ngoại ngữ cấp bậc cao hơn thì chúng ta quy định trong từng vị trí việc làm.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh: sẽ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa, mà chỉ quy định năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học, thể hiện trên các kỳ thi trên máy vi tính.
Ông Đặng Tự Ân, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam cho rằng:
Nếu bỏ hẳn yêu cầu về ngoại ngữ, tin học, chúng ta sẽ đi ngược lại xu thế phát triển của thời đại. Ở đây, phải thấy sự điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo là kịp thời và thiết thực.
Năng lực ngoại ngữ, tin học của giáo viên sẽ được đánh giá qua ứng dụng cụ thể vào từng nhiệm vụ của hạng một cách phù hợp và thực chất.
Ngoài ra, giáo viên khi được phân loại, sẽ không "cá mè một lứa", giỏi - kém lẫn lộn.
Ai đủ điều kiện thì thăng hạng và được xếp vào những nhóm hạng khác nhau. Từ đó, giáo viên phải cố gắng liên tục, yên tâm, gắn bó và toàn ý với nghề.
Bỏ chứng chỉ khi thăng hạng, nhưng cần trình độ thật
Ngày 2/2/2021, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, trường phổ thông công lập đã không còn quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên nữa.
Đây quả là tin vui cho nhiều nhà giáo. Bởi, cũng vì những quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong chuẩn chức danh nghề nghiệp, nhiều giáo viên đã phải đôn đáo, tất tả đi học (thực chất chỉ ghi danh, nộp tiền) là có ngay tấm giấy chứng chỉ hợp pháp.
Nay, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học được bỏ, nhiều thầy cô giáo sẽ không còn phải mất một khoản tiền vô ích.
Thế nhưng, không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa, mà chỉ quy định năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học, thể hiện trên các kỳ thi trên máy vi tính theo lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân được hiểu thế nào?
Điều này, buộc giáo viên phải học thật sự để có kiến thức thì thi mới đạt kết quả.
Nếu quy định năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học, thể hiện trong các kỳ thi trên máy vi tính để thăng hạng thì chắc chắn, hiện sẽ không có nhiều giáo viên đủ năng lực thực sự để vượt qua những kỳ thi thăng hạng như thế.
Một số đồng nghiệp của chúng tôi tại tỉnh Kiên Giang cho biết, cách đây 1 năm, tại tỉnh Kiên Giang tổ chức thi thăng hạng cho hàng nghìn giáo viên trong toàn tỉnh.
Môn thi đầu tiên là Anh văn, môn thứ hai là Tin học và môn cuối cùng là môn chuyên ngành.
Nhiều giáo viên cho biết, cứ mỗi lượt vào thi thì mỗi phòng chỉ có 1 đến 2 người đỗ vì trình độ ngoại ngữ của nhiều thầy cô quá kém.
Không riêng gì tỉnh Kiên Giang, những tỉnh thành khác nếu quy định năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học, thể hiện trên các kỳ thi trên máy vi tính thì chắc chắn phần đông giáo viên sẽ rớt.
Và như thế, các loại chứng chỉ không còn hiện diện bằng giấy tờ mà quy định bằng năng lực thực sự thì ước mơ được thăng hạng của nhiều nhà giáo để cải tiến đồng lương vẫn sẽ khó lòng đạt được.
Tương lai gần sẽ có một đội ngũ giáo viên có trình độ ngoại ngữ, tin học thực chất
Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên được điều chỉnh từ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sang tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo đưa yêu cầu về trình độ ngoại ngữ vào chương trình đào tạo theo khung trình độ quốc gia và chuẩn đầu ra của sinh viên sư phạm.
Vì thế, những sinh viên ra trường sau này sẽ có năng lực trình độ ngoại ngữ và tin học thực chất.
Tài liệu tham khảo:
https://thukyluat.vn/news/trong-nuoc/bo-truong-le-vinh-tan-se-khong-yeu-cau-chung-chi-ngoai-ngu-tin-hoc-nua-85964.html?fbclid=IwAR17XyLXijoWl0BHR_kuqm1fSZ-z4o40duzPNhe3taeicEhP8WLxFUh9W-w
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/tieu-chuan-chuc-danh-nghe-nghiep-giao-vien-hieu-sao-cho-dung-bai-2-BnaYqm8GR.html
Đừng trách Bộ Giáo dục Bộ Giáo dục đã nỗ lực trong việc xin chuyển hình thức đào tạo chứng chỉ chức danh nghề nghiệp sang hình thức học bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên... Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chùm Thông tư 01;02;03;04/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng...