Nghị định 71 sẽ thúc đẩy lĩnh vực phát thanh, truyền hình, nội dung số phát triển
Nghị định 71 là nỗ lực của Chính phủ, Bộ TT&TT và các doanh nghiệp, hiệp hội nhằm điều chỉnh chính sách pháp luật sao cho phù hợp với thực tiễn.
Sáng 13/10, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức hội thảo phổ biến các điểm mới, điểm chính của Nghị định 71/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Chia sẻ về thực trạng thị trường truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Chấn – Trưởng phòng Quản lý dịch vụ (Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử, Bộ TT&TT) cho biết, hiện Việt Nam có tổng cộng 16,9 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, trong đó có 3,9 triệu thuê bao OTT. Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền đã tăng 29,7% so với năm 2016 (13,1 triệu thuê bao).
Hội thảo phổ biến các điểm mới, điểm chính của Nghị định 71/2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình. Ảnh: Trọng Đạt
Doanh thu truyền hình trả tiền tại Việt Nam năm 2021 là 9.200 tỷ đồng, trong đó doanh thu dịch vụ truyền hình OTT là 709 tỷ đồng, số liệu cập nhật tính đến tháng 9/2022 là khoảng 1.000 tỷ đồng. Doanh thu toàn thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam đã tăng 22,7% so với năm 2016.
Hiện Việt Nam có 198 kênh truyền hình trong nước, 78 kênh phát thanh, 59 kênh truyền hình nước ngoài. Các kho nội dung VOD cũng ngày càng phong phú, đa dạng.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, việc ban hành Nghị định 71 là nỗ lực lớn của Chính phủ, trong đó có sự đóng góp của Bộ TT&TT và các doanh nghiệp, đặc biệt là Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam nhằm điều chỉnh chính sách pháp luật sao cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Từ năm 2018 đến nay đã chứng kiến sự phát triển của những phương thức cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình mới mà Nghị định 06/2016 trước đây chưa có đầy đủ khung pháp lý để điều chỉnh.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng nhắc đến tình trạng “bảo hộ ngược”, khi các doanh nghiệp truyền hình trong nước tuân thủ đầy đủ quy định nhưng các doanh nghiệp xuyên biên giới gần như không phải chịu một sự kiểm soát gì.
“Bảo hộ ngược không phải ý chí của Nhà nước nhưng việc hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh tình trạng này cần phải có thời gian. Chính phủ rất xem trọng và cân nhắc rất nhiều trong vấn đề này”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm. Ảnh: Trọng Đạt
Nghị định 71 có 8 quy định lớn nổi bật. Theo đó, dịch vụ truyền hình xuyên biên giới sẽ được quản lý theo các quy định của Nghị định này. Nghị định 71 cho phép duy trì dịch vụ truyền hình cáp tương tự theo nhu cầu của thị trường.
Nghị định 71 còn bao gồm quy định cho phép dịch vụ phát thanh truyền hình trên mạng Internet được cung cấp cho người Việt Nam mà, không buộc phải cung cấp kênh chương trình như các dịch vụ truyền thống.
Nghị định mới đã bổ sung quy định về quản lý biên tập, biên dịch nội dung theo yêu cầu thích ứng với tính chất, đặc điểm của loại hình dịch vụ phát thanh truyền hình theo yêu cầu trên mạng Internet.
Việt Nam hiện có tổng cộng 16,9 triệu thuê bao truyền hình trả tiền với hơn 200 kênh phát sóng. Ảnh: Trọng Đạt
Nghị định cũng điều chỉnh một số điều về quản lý biên dịch, bổ sung các quy định nêu cao trách nhiệm của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh truyền hình trong việc liên kết sản xuất chương trình.
Đồng thời, Nghị định 71 còn giao một số cơ quan có thẩm quyền triển khai ngăn chặn nội dung truyền hình theo yêu cầu không thực hiện biên tập theo quy định, bổ sung các quy định để giảm thủ tục hành chính, trực tuyến hóa các thành phần hồ sơ để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, các quy định mới được bổ sung trong Nghị định 71 là những nội dung rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước và hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet, bao gồm cả dịch vụ xuyên biên giới trên mạng vào Việt Nam. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT có kế hoạch hỗ trợ các hệ sinh thái phát thanh, truyền hình và nội dung số tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.
Để hạn chế rủi ro trong chuyển đổi số, doanh nghiệp cần nghĩ xa và triển khai theo cấp độ
Việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh cần phải thích ứng với các phương tiện kỹ thuật số và khai thác các cơ hội mới là điều cần thiết cho sự tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong môi trường hậu Covid-19.
Ngày 29/9 đã diễn ra Bàn tròn CEO - Lãnh đạo chuyển đổi số với chủ đề "Chiến lược chuyển đổi số hiệu năng và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp" dành riêng cho các khách mời là C-levels từ các Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện được Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) và Liên Minh Chuyển đổi số (DTS) phối hợp tổ chức nhằm kết nối và hỗ trợ các lãnh đạo doanh nghiệp đang bắt đầu hoặc trong quá trình chuyển đổi số (CĐS).
Tại buổi thảo luận, gần 40 lãnh đạo doanh nghiệp trong nhiều ngành trọng điểm như lương thực - thực phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng và logistics..., đã cùng chia sẻ những khó khăn, bài học kinh nghiệm và hướng tiếp cận đúng việc ứng dụng công nghệ để cải tiến và đổi mới doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và dẫn đầu thị trường.
Bắt tay vào CĐS, sẽ có rất nhiều khó khăn mà các lãnh đạo doanh nghiệp luôn phải đối mặt. Đó là làm thế nào để tiếp cận lộ trình CĐS doanh nghiệp hiệu quả và phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, cách xây dựng kiến trúc CNTT và chiến lược CĐS từ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, cách nhận diện các cơ hội CĐS trong doanh nghiệp, các chọn lựa giải pháp và công nghệ mới, vấn đề nhân sự và văn hóa doanh nghiệp, những rủi ro trong quá trình CĐS và cách phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro...
Theo chuyên gia Phí Anh Tuấn, Chủ tịch PAT Consulting, để hạn chế rủi ro trong chuyển đổi số, doanh nghiệp cần làm tốt công tác hoạch định và chọn lựa ưu tiên triển khai theo nhu cầu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Ông Leon Trương, Chủ tịch Liên Minh Chuyển đổi số DTS lưu ý thêm, doanh nghiệp có thể triển khai chuyển đổi số theo cấp độ: từng bộ phận - phòng ban, công ty và toàn hệ thống, nhưng tính sẵn sàng kết nối và mở rộng trong tương lai của các công nghệ ứng dụng trong doanh nghiệp đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải có tầm nhìn và kiến trúc sư cho chiến lược chuyển đổi số.
Ông Vũ Thanh Tùng, Giám đốc Phát triển sản phẩm và Tư vấn giải pháp của VNG Cloud đã chia sẻ các bài học thành công của doanh nghiệp ứng dụng giải pháp chuyển đổi số và xu hướng chuyển dịch lên hạ tầng cloud nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và đảm bảo năng lực không giới hạn, linh hoạt theo nhu cầu của hệ thống. Ông Hồ Vũ Quốc Vương, Tổng Giám đốc GMCSoftware Corporation Solution cung cấp các cách tiếp cận nhằm triển khai thành công hệ thống ERP trong doanh nghiệp sản xuất. Các chuyên gia từ các đơn vị công nghệ cũng dành nhiều thời gian để tư vấn trực tiếp cho các lãnh đạo doanh nghiệp về các vấn đề thực tiễn phát sinh và các giải pháp hữu ích trong quá trình chuyển đổi số.
Các ý kiến đều cho rằng, với xu hướng chuyển đổi số như hiện nay, lãnh đạo doanh nghiệp phải nâng cao năng lực quản trị, năng lực công nghệ, hoạch định chiến lược và triển khai kế hoạch chuyển đổi số phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh tốt hơn. Để một dự án chuyển đổi số thành công, lãnh đạo doanh nghiệp cần nghĩ xa và làm từng bước bằng cách chọn đúng nền tảng, các giải pháp chuyển đổi số cần linh hoạt trong điều hành và có thể mở rộng theo sự phát triển của doanh nghiệp, giải pháp cần theo hướng mở để hình thành hệ sinh thái số.
Bàn tròn CEO - Lãnh đạo chuyển đổi số là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động liên quan đến chủ đề chuyển đổi số của ITPC và DTS phối hợp tổ chức. Trong thời gian sắp tới, các chương trình Bàn tròn CEO chuyển đổi số trong từng ngành sẽ tiếp tục được triển khai nhằm mục tiêu mang đến những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nhất để hỗ trợ doanh nghiệp đi đúng hướng và hạn chế rủi ro trong việc triển khai chuyển đổi số tại doanh nghiệp - ông Nguyễn Tuấn - Phó Giám đốc ITPC cho biết.
Người dân, tổ chức được miễn phí cấp và sử dụng tài khoản định danh điện tử Theo quy định tại Nghị định về định danh và xác thực điện tử, chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam sẽ không phải thanh toán chi phí đăng ký và sử dụng tài khoản định danh điện tử. Nghị định 59 quy định về định danh và xác thực điện tử vừa được Chính...