Nghĩ đến cảnh cuối năm về quê chồng ăn Tết, tôi lại lo mất ăn mất ngủ
Cuối năm, nghĩ tới cái cảnh cả ngày ở nhà chồng bị mẹ chồng sai bảo suốt dịp Tết mà tôi thấy rùng mình lo sợ.
Vợ chồng tôi vốn xuất thân từ nông thôn, ra thành phố học tập và quyết tìm kiếm bám trụ lại sau khi tốt nghiệp đại học. Tôi và chồng gặp nhau như có duyên số sắp đặt, mọi thứ đều tương đồng cả suy nghĩ lẫn gia cảnh. Chúng tôi đến với nhau bằng hai bàn tay trắng nên gắn bó, yêu thương nhau.
Bây giờ vợ chồng tôi đã có nhà riêng, dù nhỏ nhưng đó cả là một nỗ lực lớn của chúng tôi. Công việc của hai vợ chồng ổn định, thuận lợi, không quá phải lo lắng về chuyện vật chất. Tôi vẫn quan tâm, chu đáo với bố mẹ hai bên, tôi luôn đặt chữ hiếu lên đầu và không phân biệt bên nội, bên ngoại. Dù luôn yêu mến quê chồng, nhưng nghĩ đến sắp tới phải về quê chồng ở trọn cả dịp nghỉ Tết mà tôi thấy chán nản.
Cuối năm, nhiều người háo hức thì tôi không mong gì ngày ấy. Tết đúng là được nghỉ ngơi, nhưng khoảng thời gian đó quá mệt mỏi với biết bao nhiêu công việc gấp gáp, đi lại khắp nơi tốn kém… Chưa kể, dịp Tết mọi chi phí, đi lại đều tăng cao trong khi tại nhiều nơi vẫn còn nặng nề những quan niệm xưa cũ khiến tôi cảm thấy mệt mỏi.
Càng ngày Tết tôi càng không muốn về quê, không phải tôi không muốn về quê nội không chỉ vì chuyện tiền bạc mà còn nhiều thứ xung quanh. Dịp Tết, biết bao khoản dồn dập, tốn kém không biết bao nhiêu là tiền. Ai cũng nói dịp Tết về quê là sướng, tự do, tiết kiệm, thoải mái tránh xa nơi ồn ào của thành phố. Nhưng thực tế thì ngược lại, về quê chồng là có cả trăm khoản để tiêu pha, quà cáp, mà họ hàng thì đông, mỗi nhà một ít, rồi mừng tuổi trẻ con, người già…
Nản lòng khi nghĩ về dịp cuối năm về quê chồng ăn Tết. Ảnh minh họa
Hàng năm, cứ bắt đầu ngày nghỉ là nhà tôi thu xếp đồ đạc để về quê chồng ăn Tết. Vậy là không được nghỉ ngơi một ngày nào theo đúng nghĩa. Bước chân về nhà chồng là lo đủ mọi chuyện, từ sắm Tết cho đến chuẩn bị cỗ bàn. Bố mẹ chồng nghĩ rằng con trai, con dâu thành phố thu nhập cao nên thay nhau gọi điện nhờ mua quần áo, giầy dép… Mà mua rồi, tôi nào nỡ lấy tiền của bố mẹ. Ông bà còn không quên dặn Tết phải đi đầy đủ các cô dì chú bác hai bên của bố mẹ chồng thật chu đáo, lì xì cho trẻ con nhiều nhiều để được lòng họ hàng.
Video đang HOT
Ở nhà chồng, tôi tất bật mua bán, dọn dẹp nhà cửa, làm không hết việc. Vậy mà mẹ chồng cứ ngồi một chỗ chỉ đạo con dâu làm cái này, làm cái kia. Bà còn giận dỗi, mắng mỏ khi cảm thấy không vừa lòng. Mấy cô em chồng biết có chị dâu về là trốn tránh việc nhà, hở ra là đi chơi, bỏ mặc chị dâu cơm nước, cỗ bàn, dọn dẹp nhà cửa. Đến bữa ăn cũng phải gọi điện nhắc mọi người về ăn cơm. Ăn xong là một mình tôi rửa đống bát, đĩa mà không ai buồn trợ giúp, hỏi han lấy một câu.
Bố mẹ chồng khó tính, em chồng lười nhác đã đành, ngay cả chồng tôi bình thường chăm chỉ, ngoan ngoãn là thể nhưng về quê là biến thành con người hoàn toàn khác. Chồng tôi đi chơi tối ngày, lúc thì bạn cùng lớp, lúc thì bạn đồng niên… Ăn nhậu liên miên, về đến nhà là giở tính gia trưởng nạt nộ vợ con.
Nghĩ đến về nhà chồng dịp Tết mà tôi đã thấy nản lòng, vừa rồi bố mẹ chồng cứ gọi điện ép buộc con dâu nghỉ xong là về quê nội luôn. Tôi nghe xong mà buồn bã, quãng thời gian ở nhà chồng chiếm trọn cái Tết, chỉ có duy nhất ngày cuối cùng là chồng đưa vợ con về nhà ngoại. Lúc đó còn đâu là Tết nữa, về nhà bố mẹ đẻ cũng ăn vội bữa cơm rồi lại lên ngay để chuẩn bị hôm sau đi làm, con đi học.
Từ khi lấy chồng đến nay chưa năm nào tôi đón Tết thảnh thơi. Có cách nào để thoát khỏi cảnh cứ phải về nhà chồng đón Tết? Năm nay, tôi có nên dũng cảm bắt chồng ở lại nhà để gia đình nghỉ ngơi, đi chơi Tết?
Mẹ chồng đột quỵ liệt 1 chân liền đòi đứa cháu trai bà từ mặt đúng mùng 1 Tết 15 năm trước về chăm sóc
Chúng tôi đã sống tốt mà không cần bà, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy.
Tôi vẫn biết rằng ôm lòng hận thù thì người tổn thương đầu tiên chính là bản thân mình, thế nhưng bảo tôi quên hết đi mà sống như thể chưa từng có chuyện gì xảy ra thì tôi không làm được. Dù rằng sau này tôi có bị chính sự oán hận trong lòng gặm nhấm thì giờ phút này tôi không thể buông bỏ và tha thứ cho con người đã từng đày đọa mẹ con tôi khổ sở đến thế.
Tôi đã từng có 1 đời chồng trước khi lấy chồng tôi hiện tại. Thế nhưng không biết vì lý do nào mà tôi và chồng cũ không thể có con với nhau. Sau 3 năm chung sống, tôi tình nguyện rời đi khi biết anh đã trót làm cô hàng xóm có bầu. Lúc ấy tuy nhiều người nói rằng tôi ngu dại, vì sao không làm ầm ĩ lên dù chồng cặp kè đến mức có con với bồ như thế, nhưng tôi lại thấy trong lòng vô cùng nhẹ nhàng, không có trách cứ gì cả 2 người họ hết. Đến tận giờ, tôi và chồng cũ vẫn giữ mối quan hệ xã giao, có thể hỏi han nhau vài câu vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội.
Sau đó tôi gặp chồng mình bây giờ, anh đã có 1 cậu con riêng nên nói thật là ngay từ đầu tôi xác định chỉ yêu đương thôi chứ không tính gì đến chuyện lâu dài hơn. Vì thấy chồng cũ dễ dàng có con với người mới nên tôi chủ quan trong việc phòng tránh thai, ai ngờ đâu mới yêu đương được 1 năm thì tôi bất ngờ dính bầu.
Khi biết chuyện ấy, chồng tôi ngay lập tức có trách nhiệm với mẹ con tôi, chúng tôi đăng ký kết hôn nhưng không tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, vướng bận của tôi và anh là ở mẹ anh, bà nhất quyết không chấp nhận tôi và cũng không chào đón đứa cháu nội trong bụng tôi vì bà vẫn nuôi mong ước con trai mình sẽ quay lại với vợ cũ để cháu đích tôn của bà có cả bố lẫn mẹ.
Chồng tôi luôn cố gắng hàn gắn mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu nhưng chưa lần nào anh thành công và đỉnh điểm khiến anh dừng lại để bảo vệ vợ con là chuyện đã xảy ra cách đây đúng tròn 15 năm.
Hơn một thập kỷ trôi qua, những vết thương trong lòng tôi vẫn không hề lành lại. Tết Nguyên đán - dịp lễ thiêng liêng nhất trong năm, nơi mọi người hàn gắn, yêu thương và sum họp, ấy vậy mà cũng chính vào mùng 1 Tết, mẹ chồng tôi đã tàn nhẫn đuổi tôi cùng đứa cháu nội ra khỏi ngưỡng cửa. Không một lời giải thích, lý do chỉ vì con dâu cũ của bà gọi điện nói rằng chuẩn bị đưa cháu đích tôn của bà sang chơi. Bà không muốn con dâu cũ biết chuyện chồng tôi có vợ mới nên thẳng thừng đuổi tôi và cháu nội lúc ấy mới 18 tháng.
Mười lăm năm trôi qua, bà không hề nhận cháu, không một lần hỏi han, không một lời xin lỗi hay thậm chí một ánh nhìn ấm áp nào dành cho đứa cháu nội của mình. Bà đã chọn cách cắt đứt mọi liên lạc, giả vờ như chúng tôi không tồn tại trong cuộc đời bà. Những dịp lễ Tết, khi mọi nhà đều rộn ràng tiếng cười, nhà bà lúc nào cũng vắng lặng, không bóng dáng của đứa trẻ nô đùa hay tiếng cười đùa giản dị của một gia đình bình thường.
Năm ấy chồng tôi trực ở đơn vị nên không về ăn Tết được, vì không muốn chồng phải bận tâm trong khi làm nhiệm vụ nên tôi quyết định không gọi điện cho anh để nói chuyện này. Ngày ấy, tôi bị đẩy vào hoàn cảnh một mình với đứa trẻ nhỏ trên tay, không một nơi nương tựa. Tôi lóc cóc bắt xe từ dưới quê chồng lên thành phố vào nhà trọ ở qua cái Tết, trời thì lạnh, thằng bé ngồi trên xe khách cứ rét run cầm cập, hình ảnh ấy nó ám ảnh vào tâm trí tôi đến nỗi giờ đã 15 năm trôi qua rồi tôi không thể nào quên nó đi được.
Và bây giờ, khi bà đột quỵ và liệt một bên chân, bà muốn chồng tôi, con trai duy nhất của bà, đưa đứa cháu nội mà bà từng phủ nhận về chăm sóc bà. Trong khi đó, đứa cháu đích tôn mà cưng hơn cả vàng bạc thì tuyệt nhiên không thấy mặt mũi đâu. Sau khi bà sang tên cho cháu nội và con dâu cũ cái nhà là bà hết giá trị với mẹ con nhà đấy luôn.
Giờ thì con trai tôi, thằng bé không nhận được bất kỳ trách nhiệm nào từ bà nội lại là đối tượng bà yêu cầu phải có trách nhiệm với bà. Cuộc đời lấy đâu ra mà dễ dàng đến thế?
Tôi không phải là một người không biết tha thứ, nhưng tha thứ không có nghĩa là quên lãng. Tha thứ không có nghĩa là để mình chịu đựng thêm những đau khổ. Bà đã chọn cách sống không có chúng tôi, và giờ đây tôi cũng sẽ chọn cách sống không có bà.
Tôi không thể nguyền rủa bà, nhưng tôi cũng không thể mở rộng vòng tay chào đón bà trở lại. Tôi đã dạy con trai mình cách sống tử tế, cách trân trọng những mối quan hệ và giá trị của sự tha thứ. Nhưng tôi cũng đã dạy con cách đứng vững trên đôi chân của mình, không chấp nhận sự giả tạo và sự giả dối.
Chúng tôi đã sống tốt mà không cần bà, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy. Con trai tôi đã lớn lên mà không biết đến tình thương của người bà, và tôi sẽ không ép buộc con mình phải chấp nhận sự thay đổi muộn màng này chỉ vì sự ích kỷ của bà. Chúng tôi sẽ không trở về một ngôi nhà mà ở đó, chúng tôi từng bị đối xử như kẻ dưng, như những người xa lạ.
Cuộc sống luôn tiếp diễn và chúng tôi đã tìm được hạnh phúc của mình trong bóng tối mà bà đã gieo rắc. Đứa trẻ mà bà từ chối từng là nguồn sức mạnh giúp tôi vượt qua mọi khó khăn. Và bây giờ, không có bất cứ lý do nào để chúng tôi phải bước lùi trở lại với những ngày tháng đau khổ ấy.
Tôi sẽ bảo vệ con trai mình bằng mọi giá và không để bất cứ điều gì làm tổn thương đến con trai tôi nữa, kể cả sự áy náy muộn màng của một người mẹ chồng đã từng đẩy chúng tôi vào đau khổ. Con trai tôi xứng đáng được yêu thương và tôn trọng, không chỉ bởi vì bà đột nhiên cần đến chúng tôi.
Tôi viết những dòng này với sức mạnh và quyết tâm của một người mẹ đã chiến đấu không ngừng nghỉ để bảo vệ đứa con của mình. Chúng tôi sẽ không quay trở lại, và tôi không cảm thấy có bất kỳ điều gì phải hối tiếc về quyết định ấy. Tôi đã dành trọn vẹn tình yêu thương cho con trai mình và không ai, không gì có thể lấy đi điều đó từ chúng tôi.
Cưới nhau cả tháng vẫn chưa tân hôn, vợ trẻ tìm hiểu lý do để rồi 'ngẩn người trước tấm ảnh Im lặng một lúc, chồng tôi mới vào phòng sách lấy ra một bức ảnh được đóng khung như ảnh thờ. Sốc hơn là khuôn mặt ấy giống tôi y đúc. Tôi không biết mình đã làm sai chuyện gì, tại sao ông trời lại đối xử với tôi như vậy chứ? Tôi có một người chị gái sinh đôi. Từ bé đến...