Nghĩ chậm khi leo núi Hoàng Sơn
Năm rồi, tôi may mắn có thêm trải nghiệm đáng nhớ trong đời, là bước qua sáu mươi nghìn bậc đá được khắc trên sườn núi của dãy Hoàng Sơn thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Núi Hoàng Sơn, Trung Quốc. Ảnh: Internet
Con số sáu mươi nghìn là sau khi đi về, nhớ núi tìm kiếm thông tin trên Google. Hầu hết khoảng thời gian ở đó, tôi thấy mình hòa quyện với núi một cách khó diễn giải, hít hà hơi lạnh, ngắm nắng chảy tràn trên biển mây, tự tắm mình trong thiên nhiên kỳ vĩ.
Thỉnh thoảng, tôi phải tự cắt cơn say núi để nhắc mình tập trung vào từng hơi thở, từng bước chân, kẻo lỡ hụt hơi, hụt chân giữa những khúc cua cheo leo. Tôi cũng tự nhắc mình phải thưởng thức trọn vẹn những giây phút hiếm hoi đó vì biết sẽ rất khó để có thể trở lại một lần nữa. Thỉnh thoảng, tôi thấy mình đứng tần ngần trên vách núi, nhìn những dãy điệp trùng xếp lớp, chen giữa mây, kéo dài vô tận hút tầm mắt…
Hoàng Sơn không phải là một ngọn núi, mà là một quần thể bảy mươi bảy đỉnh núi trập trùng. Có rất nhiều lối vào khác nhau. Có rất nhiều cách để bắt đầu hành trình. Tôi không biết trước điều này, cho đến khi phát hiện mình đã đến nhầm trạm xuất phát so với dự tính, do lơ đãng lên nhầm tuyến xe buýt.
Nhưng không sao cả, tôi cứ thế đi, để trực giác dẫn đường, để xem từng bước chân sẽ dẫn mình đi về đâu. Đi chỉ để được đi, không phải đi để đến vạch đích. Vì vốn dĩ, không có một nơi nào trên đời này nên được gọi là “vạch đích” cả. Hoàng Sơn bao la, cuộc đời cũng thế. Có khi nơi ta xuất phát chính là nơi họ muốn đến và ta cũng đang từng bước đi đến nơi họ bắt đầu, hoặc đã đi qua.
Video đang HOT
Có những lúc đứng ở chân núi ngửa mặt nhìn lên, tò mò không biết có điều gì chờ mình sau ngọn núi kia. Có khi khuất lấp sau ngọn núi trước mặt là một bệ đá mát lành dưới gốc cây phong, để có thể ngồi xuống tự thưởng mình sau những bước chân nặng nề.
Có khi không ngờ, một ngọn núi mở ra cảnh bồng lai mà mình chưa từng hình dung tới. Có khi thản nhiên nhận ra sau ngọn núi kia không có gì cả, chỉ là một con đường xuống dốc để sẵn sàng cho một đỉnh khác cao hơn đang chờ mình khám phá.
Đến một lúc nào đó trong hành trình, từng bước đi lên hay đi xuống đều mang đến cơn đau cho khớp gối và một nỗi nhọc nhằn như nhau. Nhưng bước lên hay bước xuống, vẫn là bước đi và đều có vẻ đẹp riêng của nó. Nếu không bước xuống, thì sao sẵn sàng cho những đỉnh mới hơn.
Người đời có câu ngạn ngữ “Ngũ nhạc quy lai bất khán sơn/ Hoàng Sơn quy lai bất khán Nhạc”. Câu đó có nghĩa là, nếu đã đi thăm ngũ nhạc danh sơn gồm năm ngọn núi Thái Sơn Đông nhạc, Hoa Sơn Tây nhạc, Côn Sơn Trung nhạc, Hằng Sơn Nam nhạc và Hành Sơn Bắc nhạc, thì không cần đến một ngọn núi khác trên đời nữa.
Là người đời nói vậy, nhưng tôi biết phía trước cuộc đời mình vẫn còn nhiều, rất nhiều con đường đang chờ tôi đi tới, rồi lại đi lui, tôi sẽ can đảm, mạnh mẽ bước lên khi cần, rồi lại bằng lòng bước xuống như câu chuyện được kể của ngày hôm nay.
Thác Dải Yếm - Viên ngọc quý nơi cao nguyên Mộc Châu
Mộc Châu được biết đến như là một cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất vùng phía Tây Bắc.
Nơi đây nổi bật lên với cảnh quan núi rừng kỳ vĩ, những con đường quanh co ôm sát sườn núi, những lớp sương mù dày đặc khiến cảnh vật đẹp lạ, mê mẩn lòng người. Không chỉ vậy, ở ngay trong lòng cao nguyên Mộc Châu còn xuất hiện một "báu vật" làm nao nức các khách du lịch khi đến đây, đó chính là thác Dải Yếm.
Pha Luông - "Nóc nhà" của Mộc Châu
Thác Dải Yếm.
Thác Dải Yếm còn có các tên gọi khác là "thác Nàng", "thác Bản Vặt", nằm ở xã Mường La, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Sở dĩ thác mang tên là Dải Yếm bởi theo truyền thuyết, thác là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng nước lũ. Thác nằm cách trung tâm huyện Mộc Châu khoảng 5 km theo hướng quốc lộ 43 đi cửa khẩu Lóng Sập. Khi đến ngã ba cửa khẩu Pa Háng, các bạn đi bằng ô tô theo đường chính hoặc có thể men theo đường suối khoảng 4 km đến nơi giao nhau của hai con suối là sẽ đến thác Dải Yếm.
Thác Dải Yếm được chia thành hai phần nằm cách nhau một bãi đất phẳng.
Thác Dải Yếm nằm trên dòng suối Vặt, khởi nguồn từ hai khe nước là Bó Co Lắm và Bo Ta Cháu ở bản Vặt - đây là một bản của người Thái có lịch sử rất lâu đời. Suối Vặt chảy được khoảng 5 km thì kết hợp với một dòng suối lớn bắt đầu từ bản Bó Sập (giáp biên giới Việt Lào), tại nơi hợp lưu của hai con suối này dòng nước gặp một núi đá vôi chảy xuống tạo thành thác Dải Yếm hùng vĩ.
Ảnh: Cổng TTĐT Sơn La.
Thác Dải Yếm cao khoảng hơn 100 m và được chia thành hai phần. Thác nước phía trên rộng hơn 70m và có 9 tầng (giống như "9 bậc tình yêu" trong truyền thuyết), thác nước phía dưới thì chỉ có 5 tầng và cách đó khoảng 200 m. Ngăn cách giữa hai phần thác là một bãi đất phẳng cực kỳ thuận tiện cho việc tham quan, ngắm nhìn cảnh đẹp của du khách.
Ảnh: IT
Thác Dải Yếm thường đẹp nhất vào khoảng tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, vì lúc này lưu lượng nước đổ về đây rất lớn, khiến dòng chảy càng mạnh tạo nên một màn nước trắng xóa, trông vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Thác ngày đêm đổ xuống không ngừng nghỉ, hơi nước như phủ lớp sương mờ lên cảnh vật.
Thác Dải Yếm với vẻ đẹp hùng vĩ luôn hấp dẫn du khách. Nếu có dịp tới Mộc Châu, đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá "báu vật" thiên nhiên này.
Suối nước nóng Mường Lèo Từ trung tâm huyện Sốp Cộp, vượt quãng đường gần 60 km ngoằn ngoèo, uốn lượn vắt ngang những sườn núi cao vút, đến đầu bản Liềng là thấy suối nước nóng lộ thiên giữa cánh đồng lúa vàng. Nhìn từ xa, cả khu vực này hiện ra như một bức tranh thủy mặc. Khu bể nước nóng ở bản Liềng, xã Mường...