Nghi án mẹ giết con mới sinh, ném xuống đầm cá
Khoảng 5h sáng 1/8, tại đầm cá của ông Vũ Hữu Dân, thuộc xóm Thống Nhất, thôn Đặng Giang, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, đã xảy ra vụ án mạng hết sức thương tâm. Nạn nhân là một trẻ sơ sinh bị giết chết rồi ném xác xuống đầm cá.
Theo lời kể của ông Vũ Hữu Dân, sáng hôm đó ông dậy sớm và đi kiểm tra quanh đầm cá như mọi ngày thì phát hiện có một bọc nilon dưới ao. Nghĩ là ai đó ném rác vào ao nên ông Dân đã vớt bọc nilon lên và vô tình mở ra xem, tá hỏa khi thấy đó là xác của một trẻ sơ sinh vẫn còn băng cuốn và dây rốn. Ông Dân vội vàng gọi người dân xung quanh đến giúp, cùng lúc đó người dân đã trình báo vụ việc lên cơ quan chức năng.
Lực lượng công an đã có mặt kịp thời phong tỏa hiện trường và giám định tử thi phục vụ điều tra. Qua kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy: vùng đầu của cháu bé có nhiều vết bầm tím, tụ máu, theo phỏng đoán có khả năng cháu bé bị bóp đến chết.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tạm giữ kẻ tình nghi giết cháu bé ném xác xuống đầm, chính là mẹ đẻ của cháu bé; L.T.M, SN 1994, chưa kết hôn và hiện đang theo học khoa giáo dục mầm non của một trường sư phạm tại Hà Nội.
Vụ việc vẫn đang được các quan chức năng điều tra làm rõ.
Video đang HOT
Theo Hoàng Minh
An ninh Thủ đô
SV bị chê, Hiệu trưởng ĐHSPHN phân trần
"Trường ĐHSP Hà Nội có điểm đầu vào cao trong hệ thống các trường sư phạm, chúng tôi không tin rằng trường tôi đào tạo kém hơn các trường khác..."
PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội lên tiếng trước việc sinh viên trường mình bị Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc "chê" trong kỳ thi tuyển giáo viên 2012.
Như tin đã đưa, sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH Hùng Vương, ĐH Tây Bắc, hệ cử nhân của trường ĐHSP Hà Nội... bị Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc từ chối xét tuyển công chức năm 2012. Sau khi dư luận và báo chí lên tiếng phản ứng, sở này đã "nới" điều kiện dự tuyển. Tuy nhiên, cơ hội cho các sinh viên cũng rất thấp, bởi họ chỉ được dự tuyển ở 20% tổng số chỉ tiêu.
Trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội cho rằng, Trường ĐHSP Hà Nội tự hào có điểm đầu vào cao trong hệ thống các trường sư phạm. "4 năm học, chúng tôi không tin lắm rằng trường tôi đào tạo kém hơn các trường khác".
Vị phó hiệu trưởng chia sẻ cách đào tạo của Trường ĐHSP Hà Nội, qua đó để xã hội hiểu hơn về câu chuyện liên quan đến "đầu ra" của giáo viên.
PGS.TS Nguyễn Văn Trào cho biết, hiện nay có hai mô hình đào tạo giáo viên phổ biến, đó là mô hình đồng thời và tiếp nối. Giải thích rõ hơn, ông Trào cho hay, bất kỳ một giáo viên nào trước khi ra trường cũng phải học qua hai phần gồm: các môn học chuyên ngành và các môn học nghề (nghiệp vụ sư phạm). Khác nhau ở chỗ, mô hình đào tạo đồng thời, sinh viên phải học cùng lúc hai phần trên. Ở mô hình đào tạo tiếp nối, sinh viên học các môn chuyên ngành trong 3 năm đầu, năm thứ 4 học nghề. "Cả hai mô hình này, chưa có cuộc khảo sát nào chứng tỏ bên nào tốt hơn", PGS.TS Nguyễn Văn Trào khẳng định.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Riêng Trường ĐHSP Hà Nội, có hai hệ đào tạo giáo viên là hệ cử nhân và cử nhân sư phạm. Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp hệ cử nhân đang bị Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc "chê". Nói thêm về hệ cử nhân, ông Trào cho hay, hệ này được trường áp dụng mô hình đào tạo tiếp nối. Sau khi học xong chuyên ngành, sinh viên được học nghiệp vụ sư phạm do trường ĐHSP Hà Nội cấp chứng chỉ. Đáng lưu ý, thời lượng học nghiệp vụ sư phạm của hệ cử nhân và cử nhân sư phạm là như nhau.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Trào, sinh viên hệ cử nhân của trường có kiến thức chuyên ngành trội hơn sinh viên cử nhân sư phạm. Ngoài ra, nhờ mô hình đào tạo tiếp nối sinh viên có thể chủ động chuyển đổi nghề nghiệp. Ví dụ, một sinh viên tốt nghiệp ngành địa lý ở trường này, có thể tiếp tục học nghề sư phạm để đi dạy học. Nếu không muốn, sinh viên có thể học nghề khác liên quan đến địa lý để làm các việc liên quan. Ông Trào khẳng định: "Các em sinh viên hệ cử nhân của trường ĐHSP Hà Nội ra trường có đầy đủ năng lực, trình độ để trở thành giáo viên".
Có những ý kiến băn khoăn về mô hình đào tạo cử nhân của trường ĐHSP Hà Nội có hợp "lệ" hay không? Hệ cử nhân có phải là hệ B giống như cách phân chia ở các trường cấp 3 trước đây? PGS.TS Nguyễn Văn Trào trả lời: "Các loại hình đào tạo của trường ĐHSP HN đều theo chuẩn của Bộ GD & ĐT. Chúng tôi cho rằng, SV tốt nghiệp từ các loại hình đều giống nhau. Nếu để nói mô hình nào tốt hơn cần phải tranh luận. Trường ĐHSP Hà Nội cũng không có khái niệm hệ A hệ B nào hết".
"Cũng có những sinh viên khi ra trường phản ánh không xin được việc. Bản thân trường cũng nhiều lần nghĩ nên làm thế nào? Nhưng có một khó khăn là việc tuyển người thuộc về các địa phương, trường khó can thiệp. Chúng tôi cũng không có quyền quyết định nhận người này, người kia, chỉ có trách nhiệm với xã hội tạo ra sản phẩm tốt cho ngành giáo dục", ông Nguyễn Văn Trào phân trần.
Vị phó hiệu trưởng cho hay, khi có những phản hồi chính thức từ phía sinh viên và địa phương, Trường ĐHSP Hà Nội sẽ trao đổi gặp gỡ địa phương để tìm hiểu, đưa ra hướng xử lý. "Nếu tôi là các sinh viên ở Vĩnh Phúc bị phân biệt, tôi nghĩ rằng sinh viên cần nói rõ với nơi tuyển dụng, giải thích cho họ hiểu hơn về trường đào tạo mình. Có thể sinh viên quá hiền...", Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Trào chia sẻ.
Trước đó, lãnh đạo các trường ĐH Hùng Vương và ĐH Tây Bắc cũng lên báo giới bày tỏ bức xúc trước việc Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc "chê" sinh viên các trường này. Trong đó, trường ĐH Trường ĐH Hùng Vương gửi công văn đến Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc giải thích, đề nghị tiếp tạo điều kiện cho các em, nhưng chỉ nhận được sự im lặng từ Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc.
Theo 24h
Những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi Vừa lọt lòng, bé gái Kiều Bình An đã bị người thân mang đến bỏ trước cổng chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội) cùng thông báo, cháu bị nhiễm HIV. Hay bé Hà Anh liệt nửa người từ lúc mới sinh nên cũng bị bỏ rơi... Nhiều năm nay, chùa Bồ Đề nuôi dưỡng hàng trăm trẻ bị cha mẹ bỏ rơi....