“Nghi án” hối lộ: JTC, PCI và thanh danh quốc gia
Một vụ PCI thứ hai đang thử thách quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam?…
Ông Nguyễn Hữu Bằng, Chủ tịch Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và ông Hirotaka Nozima – đại diện liên danh nhà thầu tư vấn JKT (có JTC tham gia) tại lễ ký hợp đồng năm 2009 – Ảnh: GTVT.
Nếu cáo buộc “nhận hối lộ” từ ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch công ty tư vấn giao thông (JTC) của Nhật Bản được chứng minh là đúng, Việt Nam sẽ đứng trước một bê bối lớn về tham nhũng có yếu tố nước ngoài.
Không chỉ lớn về giá trị, vụ việc còn nghiêm trọng bởi nó đang diễn ra không khác gì một “tiền lệ” từng bị xử nghiêm trước đó.
Họp khẩn
Theo tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, ngày 21/3, ông Tamio Kakinuma đã khai nhận với cơ quan chức năng nước này về việc từng chi tiền lại quả cho các quan chức nước ngoài, trong đó có Việt Nam, để đổi lại việc được tham gia các dự án ODA.
Tại Việt Nam, công ty của ông này đã “lại quả” 80 triệu Yên (hơn 16 tỷ đồng) cho một dự án đường sắt nội đô trị giá 4,2 tỷ Yên (hơn 860 tỷ đồng).
Chiều 23/3, dù đang là ngày Chủ Nhật, đích thân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã phải chủ trì một cuộc họp khẩn để tìm hướng giải quyết sự việc này.
Bên ngoài hội trường, nơi diễn ra cuộc họp, có người nhận xét lời khai của ông Tamio Kakinuma thực sự như một cú sốc.
Chỉ mới trước đó mấy ngày, Chủ tịch nước vừa kết thúc chuyến thăm Nhật Bản, theo đó hai bên đã có thông cáo chung nhấn mạnh rằng quan hệ Việt – Nhật đã được nâng lên tầm cao mới, là đối tác chiến lược và ngày càng hợp tác toàn diện, đi vào chiều sâu.
Video đang HOT
Trong chuyến thăm này, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký với Chính phủ Việt Nam các hiệp định vốn vay ODA mới với tổng trị giá 86,425 tỷ Yên Nhật cho 4 dự án.
Trong một phản ứng khá nhanh với vụ việc, chiều 23/3, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với JICA và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để tiếp nhận và chia sẻ thông tin về vụ việc. Đích thân một thứ trưởng của Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Ngọc Đông sẽ làm việc với JICA và Đại sứ quán Nhật để thông tin lại cho phía bạn biết về những động thái và quyết tâm của ta trong việc sẽ kiểm tra, làm rõ thông tin.
“Nếu phát hiện cán bộ tham nhũng, tiêu cực như báo chí Nhật đã thông tin, sẽ xử lý nghiêm minh bất kể người đó là ai”, ông Thăng nói.
Như một sự tình cờ, mới tuần trước thanh tra Bộ Giao thông Vận tải vừa công khai đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh về tham nhũng, một công việc được mô tả là để thực hiện Quyết định số 347/QĐ-BGTVT ngày 5/2/2013 của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc phê duyệt đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng của Bộ Giao thông Vận tải”.
Trong bối cảnh các đại án tham nhũng vẫn đang được xử lý, sự việc này một lần nữa thử thách quyết tâm của Bộ Giao thông Vận tải nói riêng, của Chính phủ nói chung trong vấn đề chống tham nhũng.
“Bóng ma ” PCI
Cho dù lời khai của ông Tamio Kakinuma còn cần được kiểm chứng và làm rõ, dĩ nhiên Việt Nam khó có thể ngồi yên và coi đó như những “tin đồn”.
13 năm trước, ông Sakano Tsuneo, 58 tuổi, Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội của Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (Pacific Consultants International – PCI) của Nhật Bản được giao nhiệm vụ thỏa thuận với Ban Quản lý dự án Đại lộ Đông – Tây tại Tp.HCM để được nhận thầu tư vấn một phần dự án. Để việc được “trôi”, ông này và đồng sự đã đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM, kiêm Giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông – Tây. Tháng 9/2010, trong phiên tòa phúc thẩm, ông Sỹ bị kết án 20 năm tù về tội “nhận hối lộ”.
Nhưng vụ việc không đơn giản là một vụ án đưa và nhận hối lộ thuần túy.
Việt Nam đã trải qua quãng thời gian không mấy vui vẻ khi vào tháng 8/2008, Đại sứ Nhật Bản có công hàm gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị thực hiện ủy thác điều tra theo đề nghị của cơ quan tư pháp Nhật Bản về việc các nhân viên PCI đưa tiền hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sĩ.
Các diễn biến pháp lý và ngoại giao sau đó diễn ra liên tục trong nhiều tháng trời, với điểm nhấn đáng kể là tháng 11/2008, bên lề hội nghị APEC, khi tiếp xúc với Thủ tướng Nhật Taro Aso, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cam kết “Việt Nam sẽ xử lý nghiêm vụ PCI”. Tháng 12/2008, Nhật Bản tuyên bố tạm dừng cung cấp vốn ODA cho Việt Nam, một quyết định có hiệu lực cho đến ngày 23/2/2009.
Cũng cần nhắc lại một chi tiết là trong quá trình điều tra vụ PCI, phía Nhật Bản đã chuyển cho Việt Nam trên 3.000 trang tài liệu liên quan đến việc các nhân viên PCI đưa hối lộ cho Huỳnh Ngọc Sĩ. Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) sau đó đã ký hợp đồng dịch thuật với hai công ty để dịch công chứng. Tài liệu này sau đó được Bộ Tư pháp khẳng định là phù hợp với luật tương trợ tư pháp, luật tố tụng hình sự Việt Nam, được coi là nguồn chứng cứ để xác định, đánh giá, làm sáng tỏ vụ án.
JTC có là một PCI thứ hai? Theo người viết, với áp lực lớn từ phía Nhật Bản và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng Việt Nam, sẽ không quá khó để đưa vụ việc ra ánh sáng, làm rõ các cá nhân liên quan để khẳng định quyết tâm chính trị của Việt Nam trong việc chống tham nhũng.
Nhiều kịch bản pháp lý và ngoại giao có thể diễn ra, trên cơ sở một tiền lệ là PCI. Nhưng tiền lệ PCI cũng cho thấy, từ lời khai ban đầu của các cá nhân người Nhật đến phiên tòa phúc thẩm, sẽ là cả một quá trình.
Một điều chắc chắn là cộng đồng quốc tế sẽ theo dõi vụ việc này. Họ muốn biết Việt Nam, hiện đang xếp thứ 116/177 nước trên thế giới về tham nhũng theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, ứng xử thế nào trước một cáo buộc nghiêm trọng, không chỉ là về trách nhiệm pháp lý của một hay một số cá nhân cụ thể, mà còn là về thanh danh quốc gia!
Hoàng Anh Minh (theo VnEconomy)
Theo_VietNamNet
JTC Nhật hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam như thế nào?
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật cho hay công ty tư vấn đường sắt có trụ sở ở Tokyo Japan Transportation Consultants (JTC) đã chi tổng cộng khoảng 130 triệu Yên (1,62 triệu USD) tiền lại quả cho các quan chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan cho các dự án ODA họ được nhận tiến hành ở các nước này.
Sơ đồ JTC hối lộ tiền cho các quan chức ở nước ngoài để được nhận các dự án ODA của Nhật. (Tiền từ JTC tại Nhật được chuyển cho các văn phòng/nhân viên của JTC ở các nước, rồi từ đó chuyển cho các quan chức sở tại, để JTC được nhận dự án ODA).
Tờ Yomiuri Shimbun ngày 21/3 vừa qua dẫn lời giới chức công ty JTC cho biết, trong tổng số tiền bị cáo buộc chi bất hợp pháp trên, có khoảng 100 triệu Yên được JTC trả cho các công chức và những người khác ở Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan từ năm 2008-2012. Cũng theo tờ báo, số tiền lại quả trả trong thời gian từ năm 2008-2012 là cho 4 dự án ODA, có tổng trị giá lên tới 6 Tỷ Yên Nhật.
Khoản chi 100 triệu Yên này được đưa ra ánh sáng trong một cuộc thanh tra thuế do Cục thuế khu vực Tokyo thực hiện.
Trong cuộc thanh tra này, JTC đã không hé lộ tên của những người được nhận số tiền 100 triệu Yên trên. Vì vậy mà Cục thuế khu vực Tokyo đã kết luận những khoản chi trên được liệt vào hạng mục "những khoản chi ngầm của công ty". Do vậy ngoài số tiền thuế bình thường phải trả, JTC đã bị yêu cầu phải nộp phạt thuế khoảng 40 triệu Yên, tương đương với 40% số tiền lại quả.
Cũng theo tờ báo Nhật, tổng tiền lại quả vào khoảng 100 triệu Yên được JTC lần đầu tiên ghi chép là "khoản chi chờ hạch toán", nhưng sau đó họ chia khoản tiền này ra thành những khoản nhỏ và đăng ký là các phí tổn như phí dịch vụ. Nhưng Cục thuế Tokyo kết luận những chi trả không đúng này là hình thức che giấu thu nhập. JTC đã đệ trình một bản chi trả thuế chỉnh sửa khác và đã trả thêm một số lượng tiền thuế rất lớn, bao gồm cả tiền phạt.
Hơn nữa, theo Yomiuri Shimbun, JTC còn bị phát hiện tiếp tục trả những khoản tiền lại quả tương tự, thậm chí là sau khi cuộc điều tra thuế của Cục thuế Tokyo bắt đầu. Và số tiền lại quả JTC tiếp tục chi trả thêm trị giá khoảng 30 triệu Yên. Và đặc biệt, trong số 30 triệu Yên thêm này, khoảng 10 triệu Yên được trả sau khi quá trình thanh tra thuế được tiến hành vào tháng 4 năm ngoái.
Cũng theo tờ Yomiuri Shimbun, chủ tịch JTC Tamio Kakinuma, 65 tuổi, đã thừa nhận công ty của ông chi tiền lại quả cho các quan chức nước ngoài trong các dự án ODA mà họ nhận được.
Tờ báo dẫn nhiều nguồn tin cho biết chủ tịch công ty này đã tự nguyện đến Phòng công tố quận Tokyo vào thứ ba vừa qua và trong buổi thẩm vấn ông thừa nhận JTC đã trả tiền cho các công chức ở Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan. Ông cũng hé lộ chi tiết về thời gian và cách thức đưa tiền cho những người này. Được biết, vị chủ tịch JTC đã giải thích trước đó ông đã không hề hay biết về tình trạng chi tiền bất hợp pháp của công ty mình.
Qua đó Yomiuri Shimbun cho hay, cơ quan công tố Tokyo sẽ tiến hành điều tra hình sự đối với các cáo buộc vi phạm Luật ngăn chặn cạnh tranh không công bằng, qua hành vi hối lộ cho các quan chức chính phủ nước ngoài.
Yomiuri Shimbun hé lộ thêm, tổng 130 triệu Yên chi bất hợp pháp của JTC đã được chia nhỏ làm khoảng 40 lần từ tháng 2/2008 đến tháng 2 năm nay 2014, liên quan đến 5 dự án ODA mà họ đã được nhận.
Và theo tờ báo, số tiền mỗi lần lại quả được xác định theo giá trị dự án mà JTC nhận được. Ví dụ, JTC đã chi tổng cộng 80 triệu Yên lại quả cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ Yên ở Việt Nam. Hay tổng cộng 30 triệu Yên đã được chi cho 3 dự án có tổng trị giá 2,9 tỷ Yên ở Indonesia. Còn tại Uzbekistan, JTC đã chi khoảng 20 triệu Yên lại quả cho một dựa án khoảng 700 triệu Yên mà họ nhận được.
Theo nguồn tin liên quan đến JTC, thì công ty này lại quả cho 5 quan chức chính phủ, trong đó có một quan chức cấp cao của cơ quan chịu trách nhiệm quản lý dự án của Đường sắt Việt Nam, một quan chức ở Tổng công ty đường sắt của Bộ đường sắt Indonesia và một quan chức chịu trách nhiệm dự án ở Uzbekistan Temir Yollari, công ty đường sắt nhà nước của Uzbekistan.
JTC được thành lập vào năm 1958, khi bắt đầu xậy dựng tuyến đường sắt Tokaido Shinkansen. Công ty chuyên về khảo sát nền đất và thiết kế xây dựng đường sắt này bắt đầu mở rộng thị trường ra nước ngoài vào những năm 1990. JTC đã nhận được 19 dự án ODA, tổng trị giá 25 tỷ Yên kể từ năm 2000.
"Chúng tôi đang xem xét cách thức làm việc mà từ giờ trở đi không cần phải trả những khoản như thế nữa", một quan chức JTC cho biết với tờ Yomiuri Shimbun sau khi thừa nhận đã trả số tiền lại quả trên. Tuy nhiên, quan chức này từ chối tiết lộ tên những quan chức nước ngoài được nhận tiền lại quả.
Vũ Quý
Theo Dantri
Nghi án hối lộ 80 triệu Yên: Xử lý nghiêm, bất kể là ai Bộ GTVT sẽ tập trung xác minh vụ hối lộ 80 triệu Yên liên quan đến Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội, khẩn trương kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí nêu và xử lý nghiêm khắc những vi phạm, bất kể người đó là ai. "Sẽ tiến hành xử lý nghiêm bất kể là ai" Ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xem trực thăng kéo cờ, tiêm kích xé gió trên bầu trời TPHCM

Trả lại 1 triệu won cho du khách Hàn Quốc đánh rơi ở Phú Quốc

Làm rõ nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ ở Bảo Lộc

70 thiếu niên, học sinh độ chế xe điện từ 30 lên 100km/h

27 học sinh tiểu học ở Cao Bằng nhập viện

TP.HCM: Va chạm xe cuốc, cô gái trẻ tử vong thương tâm

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại Tiệm Phố Núi, phát hiện vi phạm nghiêm trọng

Tai nạn liên hoàn 5 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 tài xế kẹt trong cabin

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Thiếu niên tử vong sau va chạm giữa xe máy và xe tải ở Quảng Trị

Liên tiếp xảy ra bạo lực học đường, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo khẩn
Có thể bạn quan tâm

Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?
Sức khỏe
14:18:25 25/04/2025
Xôn xao visual em gái "chân dài" của Đặng Văn Lâm, 18 tuổi cao gần 1m80, nhan sắc xinh đẹp hết nấc
Sao thể thao
14:13:52 25/04/2025
Đóng tiền mạng tháng 4/2025 chỉ để theo dõi "concert quốc gia" và cảnh không-có-trên-tivi đỉnh chóp thế này!
Netizen
14:12:03 25/04/2025
Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ
Lạ vui
14:00:23 25/04/2025
Mỹ nhân Việt có cát-xê khủng 10 cây vàng: Nhận cú sốc trong lễ đính hôn, âm thầm biến mất khỏi showbiz
Sao việt
13:50:24 25/04/2025
Sử dụng giấy phép lái xe giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Pháp luật
13:44:29 25/04/2025
Việt Nam có 10 khách sạn lọt top tốt nhất thế giới
Du lịch
13:12:16 25/04/2025
Bức ảnh hé lộ sự thật về concert ế vé của siêu sao một thời
Nhạc quốc tế
12:41:30 25/04/2025
Cặp đôi đẹp nhất Vbiz hiện tại: Nhan sắc thắng đời tuyệt đối, chỉ nhìn nhau cũng bùng nổ chemistry
Hậu trường phim
12:30:49 25/04/2025
Ngoại trưởng Nga lên tiếng về việc đạt được thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề Ukraine
Thế giới
12:14:13 25/04/2025