Nghi án chưa buộc được tội nhưng vẫn tạm giam bị cáo suốt 5 năm
Ngày chị Tuyết bị tạm giam, con gái mới hơn 3 tuổi. Đứa trẻ mồ côi cha, nay lại tạm xa mẹ. Bị cáo buộc lạm dụng chiếm đoạt tài sản của công ty, bị hầu tòa nhiều lần, nhưng tòa vẫn chưa thể kết án bị cáo suốt năm năm qua.
Theo quy định pháp luật, thời hạn tạm giam với bị cáo đến nay đã hết, nhưng bị cáo vẫn không được tại ngoại.
Nhiều tình tiết chưa rõ ràng
Mới đây, lần thứ hai TAND Cấp cao tại TP HCM tuyên hủy án, trả hồ sơ điều tra lại vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với Trần Thị Tuyết (SN 1984, ngụ huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang).
TAND Cấp cao nhận định, bị cáo cho rằng công ty “âm” số tiền trên 732 triệu trong khi bị hại cho rằng không có số tiền này. Theo tòa, phải khi có căn cứ chứng minh, xác định được số tiền tồn thì mới chứng minh có thất thoát tiền hay không? Và Cơ quan điều tra (CQĐT) phải chứng minh được số tiền thất thoát bao nhiêu?
Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, CQĐT phải chứng minh được tại thời điểm chiếm đoạt và thực hiện hành vi, thủ đoạn gian dối nào? Ngoài ra, phải làm rõ cụ thể thời gian, địa điểm, hành vi phạm tội, số tiền bị cáo chiếm đoạt thông qua vụ việc nào. Trong khi đó, phía công ty cũng mâu thuẫn trong việc xác định số tiền bị chiếm đoạt…
Theo hồ sơ, tháng 4/2007, Trần Văn Lên (SN 1987, em trai Tuyết) mua lại Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ – vệ sĩ Thiên Long với giá 200 triệu. Hoạt động chưa đầy năm, do thua lỗ liên tục, tháng 8/2008, Lên bán lại công ty cho ông Hồ Tấn Định (SN 1959, đã chết năm 2011) với giá 50 triệu. Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Dịch vụ vệ sĩ – bảo vệ Bảo Định.
Từ năm 2007, Tuyết làm thủ quỹ. Đến ngày 11/4/2013, Tuyết xin nghỉ việc và bàn giao lại cho bà Nguyễn Thu Cúc, là giám đốc Bảo Định. Biên bản bàn giao gồm hai cuốn sổ ghi chép với số tiền còn tồn là 47 triệu. Nghi ngờ Tuyết chiếm đoạt tài sản công ty, giám đốc Bảo Định làm đơn tố giác.
CQĐT cáo buộc, từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2013, Tuyết đã lợi dụng sơ hở trong quản lý tài chính Bảo Định để chiếm đoạt của công ty trên 732 triệu. Tuyết bị bắt tạm giam.
Vụ án từng được nhiều lần đưa ra xét xử nhưng suốt năm năm qua vẫn chưa thể kết án.
Đầu tiên, năm 2015, Tuyết bị TAND tỉnh Tiền Giang đưa ra xét xử sơ thẩm, tuyên 12 năm tù, bồi hoàn cho Bảo Định 732 triệu. Ngày 24/2/2016 TAND Cấp cao tại TP HCM tuyên hủy án vì chưa có cơ sở vững chắc kết tội.
Video đang HOT
Ngày 9/6/2017, TAND Tiền Giang mở phiên phúc thẩm lần 2, tuyên trả hồ sơ điều trả bổ sung do có nhiều tình tiết chưa được làm rõ. Đến ngày 27/4/2018, Tuyết bị TAND tỉnh Tiền Giang tuyên phạt 12 năm tù.
Liên tục kêu oan
Từ ngày bị bắt tạm giam, Tuyết liên tục kêu oan. Theo Tuyết, từ tháng 3/2010 đến cuối tháng 6/2010, Bảo Định hoạt động không hiệu quả, vì vậy các hội đồng thành viên (HĐTV) trong công ty huy động vốn nội bộ từ những người này để góp vào hoạt động của công ty lúc khó khăn. Tuyết sử dụng số tiền mượn này để chi cho hoạt động của Bảo Định chứ không chiếm đoạt.
Sau đó, Tuyết dùng nguồn lãi của công ty để thanh toán trả nợ cho 5 người trong HĐTV công ty từ tháng 7/2010 đến ngày 31/12/2012 thì hết nợ. Tất cả khoản tiền mượn, Tuyết khai tự nhớ và theo dõi trả không có chứng từ và cũng không được kế toán ra phiếu thu cập nhật vào sổ quỹ để theo dõi công nợ.
Tại phiên tòa lần này, HĐXX xét hỏi xung quanh số tiền 732 triệu thực hư ra sao, từ đâu mà có và bị chiếm dụng khi nào, như thế nào? Tại sao Bảo Định lại có 2 sổ sách ghi chép? Tuy nhiên, bị hại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan không trả lời được hoặc “vụ việc diễn ra quá lâu nên quên”.
Trong phần tranh luận, VKS đề nghị HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại vì còn nhiều tình tiết liên quan đến sổ sách, chứng từ. Việc thu thập hồ sơ tài liệu chứng cứ chưa khách quan, đầy đủ. Đồng thời, đề nghị cho bị cáo tại ngoại do thời gian tạm giam đã hết.
Các luật sư bào chữa đề nghị tòa tuyên vô tội, vì vụ án được đưa ra xét xử nhiều lần, những tình tiết mà VKS nêu ra đều được tòa nhiều lần trả cho CQĐT làm rõ nhưng đến nay không thể làm rõ được. “CQĐT không thu thập được chứng cứ chứng minh Tuyết phạm tội”, LS Phương Văn Thêm (Đoàn LS TP HCM) nói.
Tuy nhiên, tòa chỉ chấp nhận hủy án, trả hồ sơ điều tra lại, không chấp nhận việc cho bị cáo tại ngoại.
Bị cáo Tuyết tại phiên phúc thẩm lần 2
Dấu hiệu vi phạm thời hạn tạm giam
Bị cáo Tuyết có hoàn cảnh rất đặc biệt, vô cùng khó khăn. Vừa sinh con được ba tháng, chồng Tuyết bị tai nạn giao thông tử vong. Tuyết một mình nuôi con. Cha mẹ cho phần đất nhỏ, Tuyết cất căn nhà lá làm nơi che nắng che mưa.
“Ngày Tuyết bị bắt, đứa con gái mới hơn 3 tuổi. Trong suốt năm năm qua, cháu chưa gặp được mẹ. Mấy lần cháu theo bà ngoại lên trại giam nhưng theo quy định không được vào. Cháu lên tòa cũng không được gặp mẹ, chỉ đứng từ ngoài cổng nhìn vào. Hoàn cảnh hết sức bi đát. Tôi tham gia bào chữa vụ án năm năm, nhiều lúc ngậm ngùi khi nghĩ đến cảnh nhà của Tuyết”, LS Thêm kể.
Hiện cháu bé sống với bà ngoại, đang đi học. “Cháu nhớ mẹ, nhiều lần viết thư xin cơ quan chức năng cho mẹ tại ngoại nhưng cũng không ăn thua. Nhiều lần chúng tôi ghé thăm nhà Tuyết, cháu đều hỏi “khi nào mẹ được ra tù”. Cháu chỉ mong được gặp mẹ nhưng có lẽ rất khó. Không hiểu vì sao phải cố tạm giam một người chưa đủ chứng cứ buộc tội”, LS Thêm nói.
Theo quy định pháp luật, với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (loại tội danh cao nhất), thời hạn tạm giam các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử tối đa không quá 36 tháng (tức 3 năm). Tuy nhiên, bị cáo Tuyết bị giam đến nay hơn 5 năm. LS Thêm nói: “Nhiều lần chúng tôi và gia đình làm đơn xin bảo lãnh cho Tuyết được tại ngoại. Ngay sau phiên tòa phúc thẩm vừa qua, chúng tôi cũng có đơn nhưng gần 1 tháng qua chưa thấy trả lời. Chúng tôi hi vọng, Tuyết được tại ngoại trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm đơn kiến nghị”.
LS Thêm nói “bị cáo Tuyết vẫn rất lạc quan, tin tưởng vào sự công bằng của pháp luật, tin tưởng vào các luật sư bào chữa sẽ làm sáng tỏ vụ án, minh oan cho Tuyết”.
Biết hoàn cảnh rất khó khăn nên 37 luật sư đã từng đăng ký bào chữa miễn phí cho bị cáo. Đây là số lượng kỷ lục luật sư tham gia bào chữa cho 1 bị cáo trong 1 vụ án từ trước đến nay.
Bùi Yên
Theo baophapluat
Công an quận Ba Đình bắt đối tượng trộm cắp xe máy chuyên nghiệp
Ngày 6/9, Cơ quan CSĐT - CAQ Ba Đình, Hà Nội cho biết vừa khởi tố, tạm giam bị can Nguyễn Văn Hiệp (SN 1989, trú tại tổ 19, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Đối tượng Hiệp và tang vật
Theo tài liệu của Cơ quan điều tra, bản thân Nguyễn Văn Hiệp là đối tượng nghiện ma túy, không có công ăn việc làm và từng "sở hữu" 4 tiền án, 3 tiền sự. Để có tiền tiêu xài, Hiệp đã nảy sinh ý định trộm cắp những chiếc xe máy đắt tiền để bán.
Vào khoảng 18h ngày 24/8/2019, Hiệp đi ăn tối trong ngõ 409 Kim Mã (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình), phát hiện chiếc xe máy nhãn hiệu Honda SH, BKS: 29E1-441.11, là tài sản của anh Nguyễn Xuân T (ở phường Ngọc Khánh, Ba Đình), dựng sát tường nhà số 14, ngõ 409 - phố Kim Mã.
Sau khi "tăm tia" xung quanh không có người trông giữ, Hiệp nảy sinh ý định trộm cắp chiếc xe này. Ngày 27/8/2019, Hiệp đi taxi một mình từ nhà trọ ở phố Đào Tấn (phường Cống Vị, Ba Đình), mang theo vam phá khóa giấu trong túi quần để trộm cắp chiếc xe trên.
Khi đến đầu ngõ 371 phố Kim Mã, Hiệp xuống xe đi bộ vào trong ngõ 409 phố Kim Mã và quan sát thấy chiếc xe trên vẫn dựng tại vị trí cũ. Thấy không có người trông giữ, Hiệp dùng vam phá khóa, nổ máy điều khiển xe tẩu thoát theo hướng phố Nguyễn Công Hoan - Phạm Huy Thông - Đào Tấn, rồi về nhà trọ giấu xe, chờ thời cơ mang đi tiêu thụ.
Hiệp kiểm tra bên trong cốp xe và phát hiện có chiếc ví da chứa một số giấy tờ cá nhân của anh Nguyễn Xuân T. Sau khi kiểm tra kỹ chiếc ví thấy không có gì giá trị, Hiệp đã phi tang bằng cách vứt bỏ.
Sau khi phát hiện chiếc xe máy của mình bị trộm cắp, anh Nguyễn Xuân T đã đến CAP Ngọc Khánh trình báo sự việc. Tiếp nhận thông tin vụ trộm, CAP Ngọc Khánh đã phối hợp với Đội Cảnh sát Hình sự CAQ Ba Đình điều tra, rà soát và truy bắt đối tượng.
Quá trình theo dõi và sàng lọc, lực lượng công an đã bắt được Nguyễn Văn Hiệp tại khu vực nhà trọ trên phố Đào Tấn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thu giữ tang vật.
Ngoài vụ trộm cắp tài sản trên, theo lời khai của Hiệp, với thủ đoạn tương tự đối tượng này còn thực hiện 4 vụ trộm cắp tài sản khác trên địa bàn quận Ba Đình và tang vật đều là những chiếc xe máy Honda SH, Honda Air Blade...
14h ngày 17/8/2019, Hiệp đã trộm cắp chiếc xe máy Honda SH Mode, BKS: 29E2-121.29, tại trướcsố nhà 210 phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình.
13h30 ngày 20/8/2019, Hiệp trộm cắp 1 chiếc xe máy Honda Airblade, màu đỏ - đen, BKS: 29V7-099.47, dựng tại vỉa hè trước cửa số nhà 601 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
Một vụ trộm cắp khác cũng được Hiệp thực hiện vào khoảng đầu tháng 8/2019; khi đó đối tượng đi qua ngõ 465 phố Đội Cấn, phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình) và phát hiện chiếc xe máy Honda SH Mode, màu trắng, để hớ hênh, không người trông giữ đã dắt trộm.
Cả 3 chiếc xe trên sau khi trộm cắp được, Hiệp tháo biển số rồi mang bán cho 1 đối tượng tại khu vực ga Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội), để lấy tiền tiêu xài.
Vụ thứ tư trước khi bị bắt được Hiệp thực hiện vào 12h ngày 25/11/2018, tại trước cửa số nhà 33 - ngõ 1.104 đường La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Lúc đó, Hiệp đã trộm cắp chiếc xe máy Honda SH Mode, màu xanh nâu, BKS: 29B1-522.46. Chiếc xe này sau đó được Hiệp dùng làm phương tiện đi lại, nhưng trong quá trình sử dụng đã làm mất...
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, Hiệp từng có 4 tiền án và 3 tiền sự.
Theo Danviet
Triệt phá đường dây đánh bạc bằng hình thức lô đề Đang nuôi con nhỏ và mang căn bệnh hiểm nghèo nhưng Ngô Thị Minh (1985, trú xã Hoa Thành, H.Yên Thành, Nghệ An) vẫn cầm đầu đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi lô đề, quy tụ nhiều đại lý tại các xã thuộc H. Yên Thành (Nghệ An). Tuy nhiên, hành vi của Minh đã bị các trinh sát (TS) Phòng...