Nghèo rớt mồng tơi bỗng đổi đời nhờ thứ rác thải này
Với đầu óc kinh doanh nhạy bén, nhiều gia đình Việt đã đổi đời nhờ biết “đãi vàng trong rác”.
Đầu tiên là trường hợp đổi đời nhờ kinh doanh củi trấu. Được biết, củi trấu là phần mà mọi người thường vứt đi sau khi thu hoạch hạt lúa.
Anh Đức Quân sống tại Bến Tre đã dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu về vỏ trấu. Anh chia sẻ, củi trấu hoàn toàn có thể được sử dụng để làm nguyên liệu cho các lò hơi.
Không chỉ đảm bảo an toàn môi trường, củi trấu còn là nguồn nguyên liệu dễ kiếm, số lượng dồi dào nên chi phí nhập hàng rất thấp.
Hiểu được giá trị kinh tế của vỏ trấu, anh đã bắt tay vào sản xuất củi trấu và trấu viên. Đặc biệt, mỗi tháng anh có thể thu lại lợi nhuận lên tới hàng trăm triệu đồng – một con số đáng mơ ước đối với nhiều người.
Bên cạnh vỏ trấu, bã mía cũng là thứ trước đây”có cho cũng không ai thèm lấy”. Nhưng nếu sở hữu óc kinh doanh nhạy bén, bạn hoàn toàn có thể dùng bã mía để kiếm thu nhập “khủng”.
Một trong những người thành công trong việc ứng dụng bã mía vào làm giàu ở Việt Nam là anh Trần Phúc Hậu (Bến Tre).
Video đang HOT
Cụ thể, anh đã thành công ứng dụng và điều chế thức ăn chăn nuôi từ bã mía để nuôi tôm. Theo anh tiết lộ, bằng cách ủ bột bã mía để làm thức ăn, số lượng tôm chết hàng loạt trong các năm đã giảm đi đáng kể.
Việc bán chế phẩm từ nguồn nguyên liệu giá rẻ và an toàn này đã giúp anh nhận được nhiều sự ủng hộ và kiếm được số tiền lên tới 30 – 40 triệu đồng/tháng.
Trước đây, cây trầu thường chỉ được trồng nhỏ lẻ tại 1 số hộ gia đình Việt. Có lẽ không ai nghĩ rằng việc kinh doanh lá trầu lại có thể mang tới lợi nhuận lên tới hàng chục triệu đồng.
Tuy nhiên, tại xã Nghi Ân (Nghệ An), cuộc sống của người dân nơi đây được phất lên chính là nhờ việc xuất khẩu trầu sang nước ngoài.
Với giá bán từ 8.000-10.000 đồng/mớ trầu không (giá thay đổi tùy thời điểm), nhiều hộ gia đình nơi đây có thể kiếm được thu nhập ổn định từ 25-35 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh bã mía, củi trấu thì bèo tây cũng là 1 trong những loại cây ngỡ bỏ đi, ai dè chính là bước đệm đổi đời cho người nông dân.
Tại tỉnh Ninh Bình, đan bèo tây thành đồ thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu là một nghề rất phổ biến, mang lại thu nhập ổn định. Công việc này yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng chi tiết, nhưng số tiền nhận được cũng xứng đáng với công sức bỏ ra. Với những người lành nghề, số tiền kiếm được có thể lên tới 500 – 1 triệu đồng/ngày.
Những người đi "ăn" rác
Mới ngày nào thôn Nghĩa Vũ, xã Dục Tú (Đông Anh, Hà Nội) còn ngập tràn trong rác, nguy cơ ô nhiễm bủa vây tứ phía.
Vậy mà giờ đây vùng quê ấy trở nên sạch sẽ, không khí trong lành đến lạ lùng.
Có được điều kỳ diệu này là nhờ những phụ nữ quyết tâm làm "cách mạng xanh", biến rác thải thành phân bón hữu cơ. Ban đầu, họ đã từng bị nhiều người mỉa mai là "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" nhưng rồi sau đó người dân lại chuyển qua gọi họ với biệt danh trìu mến "những người đi ăn rác".
Biệt đội "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng"
Tính tới thời điểm này, mô hình phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn huyện Đông Anh đã được nhân rộng ra toàn bộ 24/24 xã, thị trấn, một số địa bàn điểm tỷ lệ rác thải không phải qua chôn lấp giảm từ 50 - 70%.
Xã Dục Tú là một trong 3 xã của huyện Đông Anh thực hiện thí điểm phân loại rác thải thành phân bón hữu cơ, trong đó thôn Nghĩa Vũ là thôn đầu tiên của Dục Tú được chọn làm mô hình này. Nhớ lại những ngày đầu của công cuộc "cách mạng xanh", chị Lê Thị Huế, trưởng thôn Nghĩa Vũ chia sẻ: "Ban đầu, nhóm nòng cốt chỉ có 10 người, là những người đại diện các ban ngành đoàn thể trong thôn. Khi đi vận động tuyên truyền phân loại rác, nhiều gia đình đã tỏ thái độ phản đối kịch liệt. Họ bảo chúng tôi lắm chuyện, đã là rác thì cứ gom vào 1 túi rồi vứt ra đường cho người ta thu gom, chứ ai hơi đâu mà còn đi phân loại".
Những vườn cây xanh như thế này đều được bón bằng phân bón hữu cơ chế từ rác
Mỗi lần vấp phải sự phản đối từ phía người dân, các thành viên của nhóm nòng cốt lại nhẹ nhàng giải thích và hướng dẫn tận tình cho bà con. Đối với những gia đình cố tình không phân loại rác thì các thành viên lại phải tự làm công việc đó. "Cũng có những gia đình, sau khi chứng kiến sự kiên trì và nhiệt tình của các thành viên nhóm nòng cốt thì họ bắt đầu "mềm lòng" và bảo thôi từ ngày mai nhà tôi sẽ tự phân loại rác, không cần các chị phải giúp nữa".
Tuy nhiên, vì chưa thực sự nhận thức được việc phân loại rác có ý nghĩa quan trọng như thế nào nên nhiều gia đình vẫn nhất định mặc kệ, gom tất vào một túi rồi vứt toẹt ra đường là xong. Chị Hà, một thành viên của nhóm nòng cốt chia sẻ: "Khi đến vận động, nhiều gia đình còn có thái độ khiêu khích chúng tôi. Họ bảo sao không dám nói mấy nhà bên cạnh mà chỉ nói nhà tôi. Họ còn bảo khi nào mấy nhà bên cạnh chịu làm thì gia đình họ mới làm, còn không thì thôi. Những lúc như vậy chúng tôi lại phải nhẹ nhàng giải thích rằng chúng tôi đi thuyết phục tất, chứ không chừa nhà nào và cũng không sợ nhà nào hết. Chỉ là họ chưa thông nên chưa làm mà thôi".
Những đứa trẻ ở Nghĩa Vũ cũng được học cách phân loại rác
Vừa là người đứng đầu thôn lại vừa là người đứng đầu nhóm nòng cốt nên chị Huế lúc nào cũng bận rộn. Chị bảo, không chỉ là những lúc chủ định đến nhà dân vận động mà ngay cả khi bế cháu đi chơi, hễ gặp ai chị cũng lại tranh thủ động viên, khuyến khích họ phân loại rác để làm sạch môi trường và ủ rác thành phân bón hữu cơ. "Nhiều người dân còn nói đùa với nhau, đi đâu mà nhìn thấy người của nhóm nòng cốt thì né né ra không lại bị gọi lại thuyết phục đấy", chị Huế cười chia sẻ. Không chỉ vậy mà nhiều gia đình còn phản ứng dữ dội với nhóm nòng cốt, họ bảo: "Sao đến gì mà đến lắm thế, người ta còn bao việc để làm chứ đâu có mỗi việc phân loại rác, phiền phức quá".
Thời gian đầu khi thực hiện việc phân loại rác và ủ rác, do nhiều người dân chưa nắm vững kỹ thuật nên trong quá trình ủ xảy ra sai sót khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ruồi nhặng bay khắp nơi. Mỗi lần như vậy họ tức giận và đòi trả lại dụng cụ ủ rác cho nhóm nòng cốt. Những lúc ấy, chị Huế và các thành viên trong nhóm lại phải ra sức thuyết phục và tự tay làm mẫu để người dân quan sát lại. Thùng rác xử lý lỗi bị người dân phản ánh được chị em trong đội nòng cốt xắn tay khắc phục bằng việc cho thêm trấu, mùn đất vào thêm vi sinh... chỉ vài ngày sau, mùi hôi thối bị "thổi bay" và tiết ra loại nước màu trong. Rau củ và thức ăn thải loại, lá cây... dần ngả màu thành phân bón trước sự ngỡ ngàng của người dân.
Thay đổi nhận thức của người dân
Nhớ lại những ngày đầu tham gia nhóm nòng cốt, bà Nguyễn Thị Hạt chia sẻ: "Khi chúng tôi mới bắt tay vào làm cũng vấp phải sự phản đối và dị nghị của nhiều người lắm, ngay cả người thân cũng thấy "vớ vẩn". Tối đến, khi các thành viên của nhóm đi vận động và hướng dẫn bà con nhiều ông chồng còn nói lời mỉa mai "lại đi ăn rác đấy à". Lúc đầu cũng chạnh lòng lắm nhưng rồi chúng tôi lại động viên nhau mình đang làm việc tốt giúp quê hương chứ có gì đâu mà ngại. Rồi sau này mọi người sẽ hiểu".
Một thành viên của nhóm nòng cốt hướng dẫn người dân ủ rác thành phân bón hữu cơ
Đúng như suy nghĩ của các thành viên nhóm nòng cốt, sau này khi người dân nhận thấy việc phân loại rác và ủ rác hữu cơ là việc làm thực sự có ích thì họ quay sang ủng hộ nhiệt tình. Nhiều người dân còn tự nguyện đăng ký tham gia nhóm để đẩy nhanh, mạnh phong trào của địa phương. Giờ đây, mỗi khi gặp thành viên của nhóm nòng cốt, người dân vẫn hay nói: "Lại đi ăn rác đấy à" nhưng đó không còn là những câu nói kỳ thị, mỉa mai mà là sự chia sẻ và ủng hộ.
Để công việc đạt hiệu quả, nhóm nòng cốt đã vạch ra chương trình hành động bằng việc đi từng ngõ, gõ từng nhà, tỉ mỉ hướng dẫn cách xử lý vi sinh, hỗ trợ cách phân loại rác và biến nó thành phân bón cho cây trồng. Khi thành công, nhóm mạnh dạn huy động xã hội hóa, mua các thùng nhựa rồi tự chế thùng chứa rác đặt ở mỗi đầu ngõ để người dân thuận tiện trong việc "tích rác".
Trước đây, những loại rác như nước cơm thừa, rau củ bỏ đi, xương, lá cây... được người dân gom chung với các loại rác khác để đầy đường khiến Nghĩa Vũ nhếch nhác và hôi thối. Từ ngày triển khai cho các thùng chứa ở khắp các ngõ ra vào, ý thức phân loại rác của người dân được nâng cao. Việc phân loại rác và xử lý rác giúp người dân có phân bón cây, một số rác tái chế có thể đem bán.
Thành viên nhóm nòng cốt tự chế thùng ủ rác
Do đó, lượng rác giảm đi nhiều, vài ngày công nhân mới phải đi gom một lần. Giờ đây các con hẻm, ngõ ra vào ở Nghĩa Vũ sạch bóng, không còn cảnh những bịch rác ném lề đường hôi thối kèm ruồi nhặng, nước rỉ rả đen ngòm... Từ những thành công ban đầu, mô hình biến rác thành phân bón nhân ra khắp thôn, đến cả các trường học.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên hoạt động phân loại rác mới triển khai ở các trường học một thời gian thì bị đứt quãng do các trường phải đóng cửa. Tuy nhiên, trước đó học sinh ở trường bán trú đón nhận rất hồ hởi. Ngay cả ở các trường mầm non, nhiều bé mới 2, 3 tuổi cũng được các cô giáo hướng dẫn phân loại rác. Nếu như trước đây, tất cả rác đều được vứt chung vào một thùng thì giờ đây các con đã biết phân loại vỏ hộp sữa, vỏ bánh kẹo cho vào một thùng riêng và vỏ hoa quả, cây trái vứt vào một thùng riêng.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, giáo viên Trường mầm non Hoa Sữa chia sẻ: "Cứ như thế, chúng tôi đã hình thành thói quen cho các bé ý thức phân loại rác, bảo vệ môi trường ngay từ những bước đầu đời". Vừa nói, chị Tuyết vừa dẫn chúng tôi chúng tôi ra vườn rau trước sân. Chị khoe: "Từ ngày biết phân loại, xử lý rác thải, gia đình tôi đã có thêm vườn rau sạch ngay trong sân mà không phải mua ở bên ngoài".
Gần nhà chị Tuyết là vườn đu đủ trĩu quả của gia đình bà Hạt, không ai nghĩ vườn cây này từng bị bỏ đi khi cây đã cằn cỗi, không thể phát triển. Thế nhưng, từ khi được "ăn nước rác", cây trái trong vườn như "thay da đổi thịt", đơm hoa kết trái khiến ai nhìn cũng thích.
Ông Nguyễn Văn Thọ, chủ tịch UBND xã Dục Tú cho biết: "Thực hiện đề án 01 của UBND huyện Đông Anh, xã Dục Tú đã xây dựng kế hoạch và triển khai làm điểm ở thôn Nghĩa Vũ từ tháng 3-2021và đến cuối năm 2021 thì triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn xã. Ban đầu nhóm nòng cốt của thôn Nghĩa Vũ chỉ có khoảng 10 người nhưng đến nay đã nhân rộng ra 170 hộ gia đình. Việc làm này đã đem lại những hiệu quả tích cực như: Thứ nhất, rác có thể tái chế thì có thể đổi thành quà hoặc bán lại cho những người đi thu mua phế liệu. Thứ 2, rác hữu cơ thì tận dụng để trồng rau mầu, hoa, cây cảnh. Và cái tốt nhất cho môi trường là giảm tải được từ 55 đến 70% lượng rác tập kết ra bãi rác để chuyển đến bãi rác Nam Sơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng có những khó khăn bởi không phải người dân nào cũng nhận thức được tác dụng của việc phân loại rác nên công tác tuyên truyền rất vất vả. Về chế phẩm sinh học thì chúng tôi được huyện hỗ trợ. Còn thùng ủ rác thì chi phí khá tốn kém, chúng tôi đang phải xã hội hóa nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện xã cũng đang vận động một số cá nhân, tập thể, doanh nghiệp hỗ trợ để tăng số lượng thùng ủ".
Ông Nghiêm Thọ Thoan - Phòng TN&MT huyện Đông Anh cho biết: "Hiện huyện đã triển khai thí điểm và nhân rộng 24 xã, thị trấn trong đó 3 xã (Liên Hà, Dục Tú và Việt Hùng) có các thôn, làng đạt tỷ lệ triển khai 100%. Một trong những kết quả quan trọng đó là nhận thức của người dân về việc phân loại, xử lý rác thải tại nguồn đã được nâng lên, từng bước hình thành ý thức, trách nhiệm trong việc phân loại, xử lý rác thải tại nguồn, đặc biệt là việc ứng dụng phương pháp kỹ thuật mới để biến rác thành phân bón hữu cơ sử dụng trong trồng trọt"...
Hà Nội: 'Ám ảnh' mùi hôi thối từ những xe gom, chở rác thải lộ thiên Rác thải không phân loại, vứt bừa bãi trên đường phố Hà Nội hiện nay là chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" và sẽ không có hồi kết, nếu ý thức tự giác quản lý rác thải tại nguồn của người dân không được nâng cao. Điều đáng nói, từ những điểm tập kết rác thải chất đống như núi trên hầu...