Nghèo nhất cơ quan, tôi sợ Tết như sợ nợ
Ba tháng nay, vợ chồng em đói lắm vì chỉ trông vào đồng lương còm của em, trả tiền nhà đã mất gần nửa lương rồi. Vay cũng không còn chỗ vay. Em không mong Tết đến chút nào, nghe các anh chị ở đây bàn tiêu đến cả vài chục triệu, em buồn quá.
Em làm ở đơn vị sự nghiệp thuộc nhà nước hẳn hoi, tuy nhiên, em chỉ đang làm hợp đồng. Chồng em làm tự do, tính ra cả hai vợ chồng đều có công ăn việc làm nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Thu nhập hàng tháng của cả 2 chưa đầy 8 triệu đồng.
Năm ngoái gom cả lương cả thưởng vợ chồng em mới được gần 15 triệu. Em và chồng lấy nhau được 3 năm (em kết hôn từ lúc 22 tuổi) thì năm nào hai đứa cũng phải đi vay mượn về lo Tết. Người ta vui đón Tết còn chúng em sợ Tết như sợ nợ.
Người ta vui đón Tết còn chúng em sợ Tết như sợ nợ (Ảnh minh họa)
Đây là danh sách các khoản nhà em tiêu tháng Tết đây ạ:
- Trả tiền phòng trọ: 2 triệu (tuy về quê mất 10 ngày nhưng người ta vẫn bắt đóng đủ. Sống ở thành phố mà phòng trọ chỉ có 2 triệu là mọi người biết em “thảm” tới mức nào rồi.
- Quà cáp 2 bên bố mẹ: 4 triệu
- Mứt kẹo mang về quê cho gia đình và chòm xóm: 4 triệu
- Tàu xe về quê: 1 triệu 500 nghìn
- Tiền mừng tuổi ông bà, bố mẹ và các cháu hai bên: 2 triệu. Họ hàng nhà nội ngoại đông lắm, mỗi cháu chỉ cho tầm 10-30 nghìn mà hết hơn triệu rồi.
Video đang HOT
- Hai vợ chồng, mỗi người một triệu dằn túi để đi chúc Tết riêng với bạn bè là 2 triệu.
- Sữa, áo quần cho con: 1 triệu.
Hai vợ chồng em chẳng năm nào mua sắm gì cho bản thân. Các chị ở cơ quan chắc biết hoàn cảnh nghèo khó nên hay cố ý thải đồ mặc rồi cho em cũng được xúng xính mặc Tết. Em tủi thân lắm vì em quê nhất và nghèo nhất cơ quan. Nhưng em an phận, thôi thì cũ người mới ta. Còn chồng em toàn bị em cho mặc hàng thùng thôi.
- Tàu xe quay lại thành phố: 1 triệu 500 nghìn nữa.
Thế mà năm nào Tết quê nội, Tết quê ngoại xong, vợ chồng em quay lại thành phố thì may lắm chỉ còn khoảng vài trăm nghìn trong túi. Nhỡ có chuyện gì là không biết xoay xở làm sao. Ngặt nỗi, lương tháng đem ra tiêu sạch cho Tết nên còn nửa tháng sau toàn phải đi vay.
Chẳng lẽ phận vợ chồng nghèo như hai chúng em sẽ mãi mãi chẳng bao giờ có Tết sao? (Ảnh minh họa)
Đang nuôi con nhỏ nên hầu như tháng nào em cũng phải vay thêm ít nhất vài trăm nghìn, ngay cả Tết cũng vay dù không muốn thế. Nhưng hai vợ chồng còn có thể ăn qua loa bữa đói bữa no, còn thì nhịn làm sao được. Vì vậy mà nửa tháng còn lại sau Tết là khoảng thời gian thảm nhất của chúng em.
Đi làm về hai đứa chỉ dám ăn mỳ tôm suông. Quê em trồng rau chứ không trồng lúa nên cũng không có gạo mang lên mà ăn. Mà có nấu cơm cũng chỉ ăn tạm với ít mắm ruốc. Thực phẩm sau Tết thì giá trên trời còn hơn cả trước Tết.
Cứ lên mạng là trông thấy người ta bàn đến tiêu Tết hàng triệu hàng chục triệu, em thấy mình như thuộc về một cuộc sống hoàn toàn khác. Lắm lúc ăn cơm mà nước mắt còn nhiều hơn cả nước canh và miếng nào cay cay sống mũi miếng đó. Bạn bè làm việc ở quê mà thu nhập còn cao hơn cả vợ chồng em. Mang tiếng là lập nghiệp thành phố mà chẳng bằng ai cả.
Mà đó là năm ngoái, ít ra vẫn còn lương tiền để trang trải. Năm nay em còn khó khăn hơn. Công ty chồng em sắp giải thể, nợ lương đến tháng thứ 3 rồi. Tết lại sắp đến, có khi còn phải trắng tay trắng túi không nhận được đồng nào.
Đến cơ quan em toàn phải giả vờ bận công văn giấy tờ để tránh những cuộc nói chuyện của chị em về Tết nhất. Nghe người ta xôn xao em thêm buồn phiền. Chị em đã bắt đầu rủ nhau đi chợ, tăm tia món này món nọ cho Tết làm em càng tủi thân.
Tránh Tết ở cơ quan không khổ tâm bằng tránh Tết ở nhà. Bố mẹ gọi điện hỏi thăm bao giờ về, về được mấy ngày. Quê em quê lắm, hầu như ai cũng mong hai vợ chồng em về để mang thức ngon món lạ từ thành phố về. Bố mẹ chồng em thì muốn được con cháu báo hiếu bằng chút tiền mừng tuổi. Chính vì thế mà em càng não nề.
Ba tháng nay, vợ chồng em đói lắm vì chỉ trông vào đồng lương còm của em, trả tiền nhà đã mất gần nửa lương rồi. Vay cũng không còn chỗ vay. Em không mong Tết đến chút nào, nghe các anh chị bàn tiêu đến cả vài chục triệu, em buồn quá.
Buồn hơn là từ khi lấy chồng em không hề biết niềm vui Tết đến là gì. Thấy Tết là thấy bao nhiêu khoản phải lo, thấy tiền ra, thấy gia đình mình thảm hại. Tết cũng là lúc mà người giàu và người nghèo phân cấp rõ ràng nhất.
Có cách nào chỉ tiêu Tết trong khoảng vài triệu không mọi người ơi? Chẳng lẽ phận vợ chồng nghèo sẽ mãi mãi chẳng bao giờ có Tết?
Theo VNE
Trai nghèo, loại từ 'vòng gửi xe'!
Từ khi ý thức được tầm quan trọng của tiền, tôi đã đề ra một nguyên tắc bất di bất dịch khi tìm chồng: "Trai nghèo, loại từ vòng gửi xe!".
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, từng trải qua một cuộc sống khó khăn và đang là trụ cột chính của gia đình. Do đó, tôi sống rất tham vọng và thực dụng, mục tiêu đặt ra là phải kiếm được một người chồng ngoài việc thương yêu vợ con, còn phải có khả năng kiếm nhiều tiền, có thể lo cho tôi, con tôi và gia đình tôi.
Có thể khi đọc những điều này, nhiều người sẽ nói, thậm chí là miệt thị tôi là đứa con gái thực dụng, tính toán. Nhưng tôi chấp nhận, bởi bản chất con người tôi là thế. Tôi đã từng trải qua cuộc sống nghèo khó và luôn bị ám ảnh, thậm chí cho đến tận bây giờ tôi vẫn không thể quên. Tôi cũng chẳng bao giờ tin có chuyện tình yêu "một túp lều tranh, hai trái tim vàng", điều đó quá xa xỉ, viển vông và không tồn tại. Các bạn quan niệm thế nào thì tôi không biết, chứ với tôi, con trai đến tán tôi mà biết không có tiền là tôi cho "out" ngay từ vòng gửi xe.
Tôi may mắn được ông trời ban cho chút nhan sắc, ngoại hình nói chung cũng được liệt vào nhóm xinh xắn nên có khá nhiều anh theo đuổi. Nhưng không phải anh nào đến là tôi cũng duyệt hết đâu. Tôi nghĩ con gái xinh đẹp thì có quyền kiêu, mà nói thật chứ, tội gì không kiêu, không kén để tìm một được ông chồng theo ý mình.
Tôi may mắn được ông trời ban cho chút nhan sắc, ngoại hình nói chung cũng được liệt vào nhóm xinh xắn nên có khá nhiều anh theo đuổi. (ảnh minh họa)
Quá trình "tuyển chồng" của tôi chia làm 2 vòng: điều tra lý lịch và thử thách. Cụ thể, khi có nhiều anh cùng muốn tìm hiểu một lúc, tôi phải "sàng lọc hồ sơ" để giảm bớt "ứng cử viên" bằng việc điều tra lý lịch "trích ngang, trích dọc" của các anh. Những "ứng cử viên" đạt yêu cầu, sẽ được bước tiếp vào vòng thử thách. Ở vòng này, tôi sẽ thử thách các anh bằng việc thường xuyên rủ các anh đi ăn ở các nhà hàng sang trọng, những nơi đắt tiền, rồi đi mua sắm... Cứ đi như thế là tôi biết liền anh nào có tiền và chịu chi đến đâu ngay.
Tôi nghĩ, là người một đàn ông, một người chồng, phải có khả năng, trách nhiệm và bổn phận là lo cho gia đình. Ý tôi là khi lựa chọn đối tượng để kết hôn, tôi sẽ không bao giờ lấy người không lo được cho gia đình và con cái, Bản thân tôi bây giờ cũng chỉ lo được cho bản thân, muốn tìm được một người đàn ông để nương tựa và nhờ vả cho bớt vất vả thì làm sao tôi lấy chồng nghèo được.
Các bạn cứ nhìn vào thực tế cuộc sống mà xem, rất nhiều cặp vợ chồng cãi nhau, đánh nhau thậm chí bỏ nhau vì cuộc sống quá nghèo khó, bế tắc đấy. Nhiều nhà nghèo quá phải chạy ăn từng bữa, vợ chồng ốm không có tiền mà mua thuốc, con ốm không có tiền mà đưa đi bệnh viện, nội ngoại có việc gì cũng chẳng có tiền mà lo... Những lúc như thế, tình yêu có giúp gì được không? Thậm chí lúc đó, chính bạn cũng mỉa mai thứ tình yêu mà một thời mình ca ngợi và tôn thờ ấy.
Trường hợp khác là của chị Linh ở cùng công ty với tôi, vì sợ ế nên yêu đại lấy bừa cho có một ông chồng, giờ hối hận thì cũng đã muộn. (ảnh minh họa)
Trường hợp cô bạn gái của tôi là điển hình: Chồng đi làm lương được 4 triệu đồng, công việc của vợ thì bấp bênh, thu nhập thấp khoảng tầm 3 triệu. Tổng cộng hai vợ chồng có khoảng 7 triệu/tháng. Trong khi đó có bao nhiêu thứ tiền phải chi, nào là tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, xăng xe, tiền ăn, tiền thuê người trông con,...Một thời gian sau, cô bạn tôi bị thất nghiệp vì công ty cắt giảm biên chế, mọi chi phí sinh hoạt của gia đình đều trông cậy vào đồng lương eo hẹp của chồng. Cuộc sống vốn đã thiếu thốn, khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khiến không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng và mệt mỏi, vợ chồng thường xuyên cãi vã, xung đột.
Trường hợp khác là của chị Linh ở cùng công ty với tôi, vì sợ ế nên yêu đại lấy bừa cho có một ông chồng, giờ hối hận thì cũng đã muộn. Nhắm mắt nhắm mũi lấy một ông chồng lương chẳng đủ nuôi bản thân, đã thế còn ham mê rượu chè, cờ bạc, hễ cứ hết tiền là bắt vợ phải đưa. Giờ nai lưng ra làm kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, thậm chí còn cả gia đình nhà chồng mà chẳng biết kêu ai. "Bỏ thì thương, vương thì tội", cũng không biết làm thế nào nên tạm thời đành sống chung với lũ vậy.
Vì thế, từ khi ý thức được tầm quan trọng của tiền, tôi đã đề ra một nguyên tắc bất di bất dịch khi tìm chồng là: " Trai nghèo, loại từ vòng gửi xe!". Tiền không mua được hạnh phúc, nhưng bây giờ không có tiền có mấy ai hạnh phúc? Hay chỉ là hạnh phúc ban đầu, theo thời gian thì hạnh phúc sẽ bị ảnh hưởng bởi đồng tiền?
Theo VNE
Làm vợ bé còn hơn lấy chồng nghèo Tôi yêu anh ấy nhưng đành chia tay vì anh quá nghèo. Tôi chấp nhận làm vợ hai người khác. Hiện tại, tôi đang có một gia đình tương đối hạnh phúc. Tôi hài lòng về cuộc sống của mình dù đôi lúc nghĩ về những gì đã qua trong quá khứ, tôi có chút chạnh lòng. Tôi đã đọc những tâm sự,...