Nghệ thuật quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Quản trị rủi ro được hiểu là quản lý các rủi ro tiềm ẩn nhằm giảm thiểu quy mô tổn thất ở mức thấp nhất…
Ảnh: Freepik.
Trong giao dịch và đầu tư, quản lý rủi ro được định nghĩa là quá trình tìm hiểu, xác định, điều chỉnh và quản lý tất cả các rủi ro tiềm ẩn mà tài khoản phải đối mặt để quy mô tổn thất được giảm thiểu ở mức tối đa.
Một số ví dụ về rủi ro có thể xảy ra đối với danh mục đầu tư và tài khoản giao dịch bao gồm sự đảo chiều mạnh mẽ trong xu hướng, tương quan vị trí, chênh lệch giá, sự kiện chính trị, sụp đổ thị trường, phá sản, rủi ro tiền tệ, báo cáo thu nhập, báo cáo của chính phủ, lạm phát và chính sách tiền tệ.
Bất kỳ sự kiện nào khiến giá di chuyển so với vị thế của bạn cũng là một loại rủi ro và phải được quản lý để các trường hợp xấu nhất được giới hạn về quy mô và phạm vi thiệt hại trên tài sản của bạn.
Bất kỳ sự kiện nào khiến giá di chuyển so với vị thế của bạn cũng là một loại rủi ro. Ảnh minh họa: Freepik.
Bước 1: Xác định rủi ro
Bước đầu tiên trong quản lý rủi ro là xác định các rủi ro có thể xảy ra. Một khi bạn chấp nhận những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thị trường thì bạn có thể lập kế hoạch cho những gì có thể xảy ra. Quá nhiều người chỉ nhìn thấy lợi nhuận tiềm năng mà không xem xét các rủi ro liên quan đến thị trường.
Video đang HOT
Bước 2: Tìm hiểu tần suất và mức độ rủi ro
Bước tiếp theo là tìm hiểu tần suất và mức độ rủi ro có thể xảy ra. Các công ty báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý, Chính phủ phát hành báo cáo kinh tế thường xuyên, Ngân hàng Trung ương đưa ra quyết định lãi suất, và có một thị trường gấu (giảm điểm) khoảng một thập kỷ một lần. Những sự kiện rủi ro nên được dự kiến và lên kế hoạch cho danh mục đầu tư của bạn.
Nhiều nhà đầu tư chỉ nhìn thấy lợi nhuận mà không quan tâm đến rủi ro của thị trường chứng khoán. Ảnh minh họa: Freepik.
Bước 3: Xác định điểm thoát lệnh
Trước khi bạn tham gia bất kì vị thế cổ phiếu nào, nhà đầu tư nên biết đâu sẽ là điểm mình thoát lệnh nếu diễn biến không như kỳ vọng. Đối với các nhà giao dịch, họ nên có mức dừng lỗ dựa trên hành động giá chống lại giao dịch của mình. Đối với các nhà đầu tư, họ nên có kế hoạch thoát khỏi khoản đầu tư nếu các yếu tố cơ bản suy giảm và xu hướng bán hàng và thu nhập của một công ty thay đổi.
Bước 4: Phân bổ danh mục
Nhà đầu tư không nên mạo hiểm dồn toàn bộ tài sản vào một loại tài sản, và cũng không nên dành toàn bộ danh mục cho 1 cổ phiếu. Cách tốt nhất là nên có sự tương quan giữa các lĩnh vực, các ngành nghề để phân tán rủi ro, bởi không có gì là chắc chắn 100% trong đầu tư chứng khoán.
Bước 5: Khóa lợi nhuận
Chiến lược rút lui để khóa lợi nhuận cũng rất quan trọng. Khi bạn chưa hiện thực hóa lợi nhuận, thì tất cả chỉ là con số trên giấy tờ. Một điểm chốt lời dựa trên hành động giá có thể cho bạn biết lợi nhuận khi xu hướng bắt đầu có dấu hiệu thay đổi. Lý tưởng nhất là khi bạn đã đạt được một khoản lợi nhuận, hãy dời điểm cắt lỗ lên tương đương để thực hiện khóa lợi nhuận, bảo vệ thành quả.
Bí quyết để đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Làm thế nào để nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thể có lợi nhuận khi đầu tư ở thị trường chứng khoán Việt Nam?
Ảnh: Freepik.
Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến 30.4.2020, trên hệ thống của VSD có hơn 2,439 triệu tài khoản giao dịch trong nước, trong đó chủ yếu là của nhà đầu tư cá nhân. Số lượng tài khoản giao dịch nước ngoài đạt 33.024 tài khoản vào cuối tháng 4.2020.
Tuy nhiên, lại có một thực tế rằng đa phần các nhà đầu tư nhỏ lẻ đều thua lỗ khi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguyên nhân này từ đâu?
Công ty chứng khoán VNDirect cho rằng, có 3 nguyên nhân dẫn đến thua lỗ của các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi tham gia đầu tư tại thị trường Việt Nam. Bao gồm kiến thức và trình độ chuyên môn về đầu tư còn thiếu; thông tin về doanh nghiệp còn hạn chế; và không có chiến lược đầu tư chứng khoán cụ thể.
Câu hỏi đặt ra, liệu họ có thể chiến thắng trên thị trường chứng khoán trước các nhà đầu tư tổ chức đầy kinh nghiệm? Câu trả lời là 'Có' nhưng cần có phương pháp và chiến lược bài bản và cụ thể.
VNDirect đã đưa ra phương pháp để giúp nhà đầu tư cá nhân gia tăng xác suất thành công trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bước 1. Tập trung vào các cổ phiếu Bluechip
Cụ thể ở đây Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã lọc cho chúng ta 30 doanh nghiệp lớn nhất mỗi sàn giao dịch. Vì vậy chúng ta hãy tập trung vào danh sách VN30 và HNX30.
Về cơ bản để lọt vô rổ chỉ số VN30 hay HNX30 các cổ phiếu phải thỏa mãn các điều kiện về vốn hóa, thanh khoản và đã được chọn lọc. Theo VNDirect, những doanh nghiệp trong 2 danh sách này có nhiều ưu điểm.
Đó là những cổ phiếu có quy mô vốn hóa (giá trị thị trường của toàn bộ doanh nghiệp) đầu ngành và lớn nhất trên thị trường chứng khoán. Thanh khoản của cổ phiếu cao do đó không lo vấn đề thanh khoản. Và những cổ phiếu này đã được các cơ quan quản lý chọn lọc và thông qua nên có độ tin cậy tương đối cao.
Tuy vậy, nhóm cổ phiếu này vẫn có một vài hạn chế như việc còn một số doanh nghiệp xấu lọt vào rổ chỉ số này. Hoặc có nhiều doanh nghiệp lớn đã bão hòa và lỗi thời.
Tập trung vào cổ phiếu nhóm VN30 và HNX30. Ảnh minh họa: Investmentu.
Bước 2. Chọn lọc các cổ phiếu
Nhà đầu tư tiến hành chọn lọc các cổ phiếu trong nhóm VN30 hay HNX30 được 1 trong các công ty chứng khoán top 10 trên thị trường chứng khoán khuyến nghị đầu tư.
Thông thường, những công ty chứng khoán sẽ có những bộ lọc và có những tiêu chí về tài chính để sàng lọc các cổ phiếu. Qua lưới lọc này các cổ phiếu kém chất lượng sẽ được lược bỏ. Nhà đầu tư chỉ chọn những cổ phiếu được định giá thấp hơn trên 20% so với giá trị nội tại của doanh nghiệp đó.
Bước 3. "Theo chân người khổng lồ"
Để chắc chắn hơn nữa, nhà đầu tư nên đồng thời lựa chọn các cổ phiếu có trong VN30, HNX30; có trong danh sách khuyến nghị của 1 trong 10 công ty chứng khoán lớn và có trong danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư chứng khoán lớn và uy tín trên thị trường chứng khoán Việt Nam như: Dragon Capital, Vina Capital, Platinum Victory, SSIAM, VFM, MB Capital, IPAAM.
VN-Index khó có bước nhảy vọt do quy mô thị trường đã lớn hơn nhiều Mặc dù thanh khoản có thể tiếp tục hỗ trợ hoặc thậm chí đẩy thị trường lên cao hơn nhưng VN-Index khó có thể có bước nhảy vọt. Ảnh: Quý Hoà Vĩ mô hồi phục, doanh nghiệp lạc quan Sau thời gian cách ly xã hội trong tháng 4, tháng 5 đã chứng kiến sự phục hồi của hầu hết các chỉ số...