Nghệ thuật bonsai, thú chơi tao nhã
Cây cảnh bonsai cổ điển cũng có 4 thế cơ bản là trực (thẳng đứng), hoành (ngang), khuynh (xiêu) và huyền (chúc xuống).
Sam Núi
Đỗ Quyên
Video đang HOT
Hải Châu
Linh Sam
Ở Việt Nam, từ thời xa xưa, thú chơi cây cảnh nói chung và cây cảnh bonsai nói riêng đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống, nhằm để tâm hồn được tĩnh tại và thư thái. Các bậc cao niên xưa đã có câu nói về thú chơi “Nhất chữ, nhị tranh, tam sành, tứ kiểng” (thư pháp, tranh, gốm sứ và cây cảnh).
Điều tinh túy của cây cảnh ngày nay được nâng lên tầm nghệ thuật bonsai, tức có thể dùng những kỹ thuật đặc sắc để tạo ra một cây cảnh mang dáng dấp cổ thụ. Vì thế, ngoài vấn đề am hiểu sâu sắc về nghệ thuật tạo hình cho cây, người nghệ nhân phải là người thổi hồn vào cây để người xem quên đi đây là một cây cảnh, chỉ thấy hiện lên một thiên nhiên kỳ vĩ, hài hòa. Để tạo dáng một cây bonsai, người chơi mất khoảng thời gian từ 5 năm trở lên. Trong đó đòi hỏi phải có sự khéo léo của đôi bàn tay trong khâu tạo dáng, uốn cành cho cây, đặc biệt là bộ gốc và rễ cây để tạo ra các thế cây.
Sự thưởng thức một cây cảnh thường và thưởng ngoạn bonsai khác nhau, cây cảnh thường người ta tập trung nhiều hơn vào việc ngắm hoa và lá, còn với bonsai nghệ nhân phải gắn sự thưởng ngoạn nằm ở vẻ đẹp của toàn cây và sự hòa điệu của cây với chậu cành. Vì vậy trong nghệ thuật bonsai, lá cây được tìm cách thu nhỏ, còn hoa chỉ là yếu tố phụ. Một cây cảnh bonsai “độc” phải bảo đảm các yếu tố “Cổ – Kỳ – Mỹ”. Cổ được hiểu là lâu năm (có thể là nhân tạo hay tự nhiên). Kỳ là kỳ lạ nhưng phải độc đáo, hay còn được hiểu là sự kỳ công của nghệ nhân tạo nên dáng thế kỳ thú cho người thưởng ngoạn. Mỹ là vẻ đẹp, sự hoàn hảo.
Các chủng loại cây bonsai có rất nhiều, từ các loại cây quý như cây tùng, bách, la hán tùng, linh sam, lộc vừng, mai chiếu thủy, sam hương, sam núi, sam ngọc… đến các loại cây dân gian dễ trồng như cây đa, cây si, bồ đề, bông giấy, cóc, dâu, khế, me… Nói chung là bất kỳ một loài cây thân gỗ nào, dù sống ngoài tự nhiên có kích cỡ lớn đến bao nhiêu, khi đã lọt tầm ngắm của nghệ nhân dưới bàn tay của họ nó cũng sẽ khoác lên mình một dáng bonsai. Chính vì vậy, để có được những chậu bonsai mang đậm tính nghệ thuật, nghệ nhân phải dành cả tâm huyết, công sức, niềm đam mê và con mắt thẩm mỹ nghệ thuật, trí tưởng tượng phong phú.
Cây cảnh bonsai cổ điển cũng có 4 thế cơ bản là trực (thẳng đứng), hoành (ngang), khuynh (xiêu) và huyền (chúc xuống). Tuy nhiên tùy vào bộ đế, bộ rễ của cây mà mỗi nghệ nhân thổi hồn và sáng tạo ra các cây cảnh bonsai có dáng vẻ biến thiên, không có điểm kết. Chẳng hạn với người lớn tuổi ảnh hưởng của nho giáo sẽ biến hóa cây cảnh theo nhiều chủ đề khác nhau với những thế cây: Tam đa, tứ quý, ngũ phúc, phụ tử, mẫu tử, phu thê, huynh đệ, long giáng, phụng vũ, long phụng trình tường, nguyệt ảnh, nghinh phong… Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn tạo thế cây hoành (nằm ngang), thế huyền (đổ xuống như thác đổ), thế bạt phong (gió thổi bạt về một phía nhưng cây vẫn hiên ngang đứng vững)…
Độc đáo của nghệ thuật cây cảnh bonsai ngoài kỹ thuật tạo hình, thu gọn dáng cây, nghệ nhân tạo được sự hòa quyện âm – dương. Đó là lũa của phần thân cây đã chết khô hóa gỗ, tượng trưng cho phần âm, những chồi non, lá tượng trưng cho phần dương. Đây là phần khó nhất, vì để biến phần lũa tưởng chừng khô cằn ấy sẽ nảy ra một nhánh cây xanh mướt, hay những cánh hoa mềm mại không hề dễ. Và như thế mới mang thông điệp sức sống vươn lên mãnh liệt của thiên nhiên, tạo hóa của bonsai.
Nghề chơi cũng lắm công phu, trong thú chơi cây bonsai không chỉ đam mê, bởi nó còn đầu tư tiền bạc, thời gian, công sức… Để tạo được những chậu bonsai đẹp rất kỳ công, thời gian 5-7 năm trở lên, có giá thành rất cao lên đến cả tỷ đồng. Bonsai không chỉ để trang trí không gian, mà sâu xa hơn nó còn là nghệ thuật sống, nghệ thuật thu nhỏ sự bao la vĩ đại, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên vào trong một cái chậu. Do vậy những nghệ nhân tìm đến cây không đơn thuần vì muốn ngắm nhìn, mà còn như muốn tìm đến sự giao thoa giữa lòng người và thiên nhiên.
LONG THANH
Theo saigondautu.com.vn
Cuốn hút trẻ với hoạt động thực hành, trải nghiệm
Xác định vai trò quan trọng của các hoạt động trải nghiệm trong việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, Trường Mầm non Tân Liên (huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng) luôn quan tâm tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm.
Nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đổi mới các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm "Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", nhiều trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm phù hợp với đặc điểm và các điều kiện thực tế sẵn có của địa phương, trường lớp.
Tiết học "Làm quen với pháo đất" của các bé Trường Mầm non Tân Liên (huyện Vĩnh Bảo). Ảnh: T.G
Những tiết trải nghiệm thú vị
Xác định vai trò quan trọng của các hoạt động trải nghiệm trong việc nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, Trường Mầm non Tân Liên (huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng) luôn quan tâm tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động thực hành, trải nghiệm.
Điển hình là giờ dạy "Làm quen với pháo đất" do cô Bùi Thị Hạnh lên lớp cùng các cháu lớp 5 tuổi và bài "Sắc màu kỳ diệu" do cô Bùi Thị Điệp giảng dạy. Hai tiết dạy được lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo cùng các đồng nghiệp của các trường đánh giá cao bởi tính thực tiễn, phù hợp với độ tuổi của trẻ cũng như điều kiện thực tế địa phương.
Xuất phát từ ý tưởng giáo dục cho học sinh nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông, cô Hạnh xây dựng tiết dạy thực nghiệm cho học sinh ngay trong khuôn viên sân trường. Giờ dạy "Làm quen với pháo đất" đã thu hút sự tham gia hào hứng của học sinh, vừa giới thiệu được nét văn hóa độc đáo của địa phương.
Trong tiết học, các cháu được cô hướng dẫn quy trình làm pháo đất, từ khâu chọn, nhào đất, nặn pháo... Với nhiều trẻ, đây là lần đầu tiên được làm quen với đất thật, được cùng các bạn nặn pháo, cùng cho pháo nổ. Những tiếng cười rộ lên sau màn pháo nổ khiến sân trường rộn vang. Giờ học kết thúc, nhiều con còn tiếc nuối. Có bé níu tay cô đề nghị giờ sau học tiếp...
Còn qua tiết học "Sắc màu kỳ diệu" của cô giáo Bùi Thị Điệp, học trò được tự tay pha chế màu, tạo nên những bức tranh đa sắc theo trí tưởng tượng. Mỗi tổ được chia thành từng nhóm, các trò được chủ động tạo ra những sản phẩm theo sở thích nên khuôn viên sân trường trở nên vui nhộn hơn.
Theo cô giáo Phạm Thị Thu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Liên: Từ những kiến thức thực tế, phù hợp với đặc điểm của trẻ và các điều kiện sẵn có của địa phương, trường, lớp tổ chức các tiết học, buổi trải nghiệm cho trẻ. Các góc chơi đều là góc mở để trẻ thỏa sức tìm tòi và khám phá. Nhà trường đã tận dụng mọi không gian để trẻ được trải nghiệm và có những giờ học thực tế thú vị.
"Những giờ học trải nghiệm thực sự rất cần cho trẻ. Thông qua những hoạt động này, trẻ hình thành nên những kỹ năng cần thiết, trẻ được học khi chơi, thật nhẹ nhàng không khiên cưỡng. "
Bà Phạm Thị Hoan, Phó phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Bảo
Để có được những giờ học lý thú cho các bé, với điều kiện một trường ngoại thành còn khó khăn về cơ sở vật chất cũng như kinh phí tổ chức, Trường Mầm non Tân Liên đã thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên; thực hiện các giải pháp sáng tạo như các biểu bảng, pano, áp phích; tổ chức hội nghị trao đổi, thảo luận; họp trực tiếp giữa giáo viên và phụ huynh; phát động phong trào sáng tạo, cải tiến đồ dùng học tập... để giảm tối thiểu kinh phí, tạo được sự đồng tình của phụ huynh cùng đứng ra tổ chức tiết học cho trẻ đạt hiệu quả cao.
Các bé hào hứng cùng nhau tạo ra bức tranh sắc màu. Ảnh: T.G
Rèn đạo đức, kỹ năng
Để giúp học sinh hiểu về truyền thống của quân đội nhằm tạo sân chơi, giúp trẻ phát triển thể chất, tinh thần, sức bền, sự dẻo dai, Trường Mầm non Sao Sáng 4 (quận Ngô Quyền - Hải Phòng) đã tổ chức cho hơn 300 học sinh của trường đi thăm Sư đoàn 363 (đóng quân tại quận Kiến An).
Theo cô Phạm Thị Thao, Hiệu trưởng nhà trường, Ban giám hiệu cùng các cô giáo vất vả lên lịch, liên hệ với đơn vị quân đội và thiết kế các hoạt động cho trẻ: Tìm hiểu về công việc của các chú bộ đội, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, múa hát, hoạt động mọi lúc mọi nơi...
"Qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ lĩnh hội được kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như lao động, tự phục vụ, giao tiếp, hợp tác trong nhóm bạn bè..., trẻ vui tươi, sảng khoái, phấn khởi, hiểu biết và tự hào về quê hương, đất nước của mình", cô Phạm Thị Thao chia sẻ.
Để chứng kiến sự trưởng thành của các con, ban giám hiệu mời phụ huynh tham gia một số hoạt động trải nghiệm cùng cô, trò.
"Sau khi cho các con đi thực tế ở đơn vị quân đội, lãnh đạo nhà trường liên tục nhận được tin nhắn cảm ơn từ phía phụ huynh, đồng thời bày tỏ mong muốn nhà trường có thêm thật nhiều các tiết trải nghiệm để các cháu được tham gia, trưởng thành", cô Thao tâm sự.
Nguyễn Dịu
Theo giaoducthoidai
'Kỷ lục gia' BTS tiếp tục có thêm một MV đạt được 600 triệu lượt xem trên Youtube Mới đây, MV 'IDOL' của BTS tiếp tục đạt được thành tích khủng khi chạm đến 600 triệu lượt xem trên Youtube. Vào năm 2018, nhóm nhạc đình đám BTS đã thả xích một trong những MV đình đám trong sự nghiệp của mình là "IDOL". Ngay từ khi ra mắt, sản phẩm này nhanh chóng tạo nên cơn sốt cực lớn trong...