Nghệ thuật Bài Chòi VN trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Vào hồi 17 giờ 10 phút giờ địa phương (15 giờ 10 phút giờ VN) ngày 7.12, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12 của UNESCO diễn ra tại Hàn Quốc, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) là một loại hình nghệ thuật đa dạng kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học. Bài Chòi có hai hình thức chính: “Chơi Bài Chòi” và “Trình diễn Bài Chòi”. Chơi Bài Chòi liên quan đến một trò chơi thẻ bài trong chòi tre vào Tết Nguyên đán. Trong các buổi trình diễn của Bài Chòi, anh chị Hiệu biểu diễn trên chiếu cói, hoặc di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc trong những dịp riêng tư của các gia đình.
Nghệ thuật trình diễn Bài Chòi của Việt Nam đã chính thức được UNESCO vinh danh.
Những người lưu giữ và thực hành nghệ thuật Bài Chòi là các anh chị Hiệu, những nghệ nhân biểu diễn Bài Chòi đơn lẻ và những nghệ nhân làm thẻ bài. Nghệ thuật Bài Chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa và giải trí trong cộng đồng làng xã. Người trình diễn và gia đình họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các hình thức thực hành bằng cách giảng dạy các bài bản, kỹ năng ca hát, kỹ thuật trình diễn và phương pháp làm thẻ bài cho các thế hệ trẻ
Cùng với cộng đồng, những người này đã thành lập gần 90 đội, nhóm và câu lạc bộ để luyện tập và truyền dạy Nghệ thuật Bài Chòi, thu hút sự tham gia rộng rãi của cộng đồng. Hầu hết, nghệ nhân đều được học kỹ năng, kỹ thuật hô, hát Bài Chòi trong gia đình, chủ yếu thông qua phương pháp truyền miệng. Tuy nhiên, một số nghệ nhân Bài Chòi ngày nay cũng truyền dạy kiến thức và kỹ năng trong các hội, các câu lạc bộ và trường học.
Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ những tiêu chí để đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Video đang HOT
Theo Danviet
Rồng lửa dài 67 m làm từ 70.000 que hương ở Hong Kong
Diễn ra lần thứ 138, lễ hội rồng lửa ở Hong Kong dịp Trung thu được xếp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Một con rồng lửa dài 67 m được làm từ 70.000 que hương do trên 300 người điều khiển sẽ diễu qua các con đường ở làng Tai Hang trong ba ngày ba đêm để mừng tết Trung thu, AFP ngày 4/10 đưa tin.
Trong ảnh: Rồng lửa đi qua một tuyến đường ở Hong Kong. Du khách có thêm cơ hội thăm thú khi lễ hội năm nay diễn ra từ 3 đến 6/10, dài hơn một ngày so với thường lệ.
Công việc làm rồng lửa bắt đầu từ vài tuần trước. Thân rồng được tạo hình từ dây mây và búi rơm. Những loại chất liệu đơn giản nhưng đàn hồi này sẽ trở thành một sinh vật hùng mạnh qua bàn tay nghệ nhân. Nguyên liệu giờ đây được nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc đại lục.
Trong ảnh: Các bó hương được đốt cháy phần đầu trước khi gắn vào thân rồng lửa.
Truyền thuyết địa phương kể lại, nghi thức múa rồng lửa ra đời từ khoảng năm 1880 để giúp dân làng xua đuổi tai ương sau khi liên tiếp gánh chịu bệnh dịch và bão biển.
Trong ảnh: Một người đàn ông gắn que hương đã được đốt cháy vào thân rồng lửa.
Chỉ đàn ông của làng trong mọi độ tuổi mới được tham gia rước rồng lửa. Tuy nhiên, phụ nữ những năm qua cũng tham gia vào màn trình diễn này trong vai trò đánh trống.
Trong ảnh: Một người đàn ông quấn băng vào tay để bảo vệ trước khi tham gia biểu diễn.
Chan Tak-fai, 71 tuổi, chỉ huy trưởng của điệu múa rồng lửa cho biết việc thể hiện sinh lực của rồng lửa là điều rất quan trọng, xuất phát từ nguồn gốc ra đời của lễ hội này.
Trong ảnh: Đám rước rồng lửa luồn lách qua một con phố trước sự chứng kiến của người xem hội.
Theo thời gian, làng ven biển Tai Hang giờ đã lùi vào đất liền qua quá trình lấn biển, trở thành nơi có những nhà hàng sang trọng và chung cư cao cấp. Song phương pháp làm rồng lửa của người dân địa phương hơn một thế kỷ qua vẫn không thay đổi.
Trong ảnh: Người đi xem hội ghi lại hình ảnh của đám rước rồng lửa.
Vũ Anh
Ảnh: AFP
Theo VNE
Nhiều nhà văn hóa ủng hộ giữ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn GS Vũ Minh Giang cho rằng chọi trâu là "đặc sản vùng miền", không thể vì một tai nạn mà "ném đá hội đồng". Sáng 7/9, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức tọa đàm với chủ đề quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng). 16 ý kiến phát biểu của các nhà khoa...