Nghe theo cảnh báo “không vứt giấy vào bồn cầu”, tôi tá hỏa vì nhà tắm bẩn kinh khủng
Bấy lâu nay tôi cứ nghĩ cách này là giữ sạch sẽ và vệ sinh cho nhà tắm của gia đình.
Khi vào nhà vệ sinh, hầu như chúng ta sẽ thấy những tấm biển nhắc nhở “Không vứt giấy vào bồn cầu” hoặc “ Vứt giấy vào sọt rác”. Từ đó, cũng không ít người giống như tôi, áp dụng luôn nguyên tắc này cho khu vệ sinh nhà mình nhằm tránh làm bồn cầu bị tắc. Thế nhưng thói quen tưởng chừng rất bình thường này thực chất lại sai lầm, khiến nhà vệ sinh vừa mất thẩm mỹ, vừa có mùi khó chịu.
Vứt giấy vào thùng rác thì sao?
Ở góc độ vệ sinh, việc vứt giấy vào thùng rác là rất không nên. Lý do là giấy vệ sinh đã qua sử dụng sản sinh ra một lượng lớn vi khuẩn E. coli và Staphylococcus Aureus, khi tỏa ra không khí sẽ có hại nếu tiếp xúc với cơ thể người.
Phòng tắm cũng là nơi tương đối ẩm ướt nên giấy vệ sinh không được xử lý ngay sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng, chưa kể là còn khiến nhà tắm có mùi hôi.
Video đang HOT
Mặt khác, chúng ta còn có thói quen để khăn tắm, quần áo, bàn chải đánh răng… trong phòng tắm. Vậy nên một khi vi khuẩn trên giấy vệ sinh sinh sôi cũng sẽ lan vào không khí rồi bám vào đồ dùng, khi ta sử dụng sẽ lây sang cơ thể hoặc thậm chí lây bệnh qua đường miệng. Tưởng tượng thôi đã thấy bẩn và có hại thế nào.
Có nên vứt giấy vệ sinh vào thùng rác không?
Nguyên tắc này có thể áp dụng với nhà vệ sinh công cộng bởi lẽ lượng người sử dụng quá nhiều đúng là có thể gây tình trạng tắc nghẽn. Ngoài ra nhà vệ sinh công cộng cũng chỉ là khu vệ sinh riêng, không chung với khu tắm như ở nhà. Nhà vệ sinh riêng đã cũ có đường ống thoát nước xuống cấp, nước yếu nên dễ bị tắc nếu giấy xả liên tục vào bồn. Lúc này, có thể vứt giấy vào thùng rác nhưng thùng rác phải có nắp đậy, được dọn liên tục để tránh phát sinh vi khuẩn cũng như mùi hôi.
Còn thực tế, bạn chỉ cần ném giấy vệ sinh trực tiếp vào bồn cầu và xả nước. Đây là cách hợp vệ sinh nhất để giữ cho khu vực “giải tỏa nỗi buồn” sạch sẽ, không có mùi khó chịu.
Theo bạn, khi đi vệ sinh xong có nên đậy nắp bồn cầu không?
Nhiều người nghĩ rằng, thường xuyên lau dọn nhà vệ sinh sạch sẽ loại bỏ được vi khuẩn, nên họ không có thói quen đậy nắp bồn câu sau khi sử dụng, hay đóng cửa nhà tắm.
Đậy nắp bồn cầu ngay cả khi xả nước
Nhà vi sinh vật học Philip Tierno của trường Đại học New York khuyên rằng, tốt nhất là bạn nên đậy nắp bồn cầu mỗi khi xả nước.
Việc không đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước không những gây bất tiện mà còn rất mất vệ sinh. Bởi chúng sẽ khiến vi khuẩn từ bồn cầu "phát tán" khắp mọi nơi. Đây cũng chính là cơ hội để đám vi khuẩn "bay" vào không khí và "cư trú" khắp nơi ở nhà vệ sinh hoặc phòng tắm, kể cả bàn chải đánh răng, khăn tắm, tường...
Còn chuyên mục "Cách sống - Lời khuyên về sức khỏe và thể chất" của The Times of India của Ấn Độ thì khuyên mọi người rằng, nếu không dùng nhà vệ sinh thì tốt nhất bạn cũng nên đóng nắp bồn cầu lại.
Thông thường, trung bình một người sẽ xả nước bồn cầu tầm 6 lần/ngày, nghĩa là tổng cộng gần 2190 lần/năm. Trong khi đó, các vi khuẩn có thể bị phun cao đến 2,5 m khi xả nước và tồn tại ngoài môi trường tầm 1 tiếng.
Điều này đồng nghĩa là có rất nhiều vi khuẩn xung quanh chúng ta. Đặc biệt là vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn Shigella như Norovirus (virus gây tiêu chảy, nôn ói, đau bụng), viêm gan A... có thể đi theo các hạt phân tử vào miệng.
Nhà vệ sinh nếu không dùng cũng nên đóng cửa lại.
Lưu ý:
Dùng nước tẩy rửa chuyên dụng vệ sinh bồn cầu, không chỉ giúp sạch sẽ mà còn diệt vi khuẩn. Bàn chải đánh răng, khăn tắm, quần áo... nên để ra xa khỏi nhà vệ sinh.Sau mỗi lần dùng nhà vệ sinh, hãy ngậm miệng lại mỗi khi xả nước và rửa tay
Một loại bột 30k sẽ giúp bạn tiết kiệm được cả triệu bạc lẫn nhiều tiếng dọn nhà mỗi tuần Loại bột này đang khiến việc dọn dẹp nhà cửa trở nên dễ dàng và kinh tế hơn! Chỉ với loanh quanh 30k cho 1 gói, bạn chắc chắn nên sắm baking soda bởi những công dụng "thần thánh" mà chúng tạo ra cho căn nhà của bạn: 1. Làm sạch bồn cầu - Đổ 1/2 hộp baking soda vào bồn cầu, rải...