‘Nghề tay trái’ của cảnh sát giao thông
CSGT tiêu cực thì chúng ta phê bình, vậy việc tích cực bên cạnh nhiệm vụ chính mà họ làm được cũng cần một thái độ công bằng.
Luật Giao thông đường bộ quy định nhiệm vụ của CSGT là tuần tra, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông; xử lý vi phạm… bảo vệ công trình đường bộ. Điều đáng nói là thời gian gần đây CSGT có những hoạt động mở rộng hơn. Đơn cử như giúp đỡ người bị nạn, gặp khó khăn, tìm đồ đánh rơi, tìm thân nhân cho người lạc đường… Những hành động này được quần chúng nhân dân đánh giá cao.
CSGT được trang bị tốt để giúp người dân
Những câu chuyện giúp dân gần đây dù không thường xuyên xảy ra nhưng đều là tình huống có thật, cần được trợ giúp ngay. Hành động của các CSGT là hợp lý, kịp thời nên giúp được cho người dân rất nhiều.
Video đang HOT
Chưa kể lực lượng này có các thiết bị như xe chuyên dụng, loa, đèn báo, họ lại chuyên nghiệp trong xử lý tình huống khẩn cấp, tất cả điều ấy khiến sự trợ giúp của CSGT hiệu quả hơn là người dân thường giúp nhau. Họ được trang bị để làm tốt việc đó.
Không cần quá lo ngại khi họ làm việc này thì không làm được việc khác (điều tiết giao thông chẳng hạn), vì như đã phân tích, sự cố xảy ra không nhiều. Tôi đánh giá đây là điểm tích cực của lực lượng trong bối cảnh thành kiến về CSGT còn khá nặng với đa số người dân.
NGUYỄN THẾ VIỆT HƯNG (kiến trúc sư)
Theo PLO
Phê bình Chủ tịch huyện "bỏ quên" chế độ của cán bộ vùng sâu
Với việc "quên" chi trả chế độ chính sách cho cán bộ, viên chức trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk đã bị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ra văn bản phê bình.
Chiều 20.8, ông Bùi Văn Yên - Phó Giám đốc Sở Tài chính Đắk Lắk cho biết, sau khi nhận báo cáo của UBND huyện Krông Pắk, Sở Tài chính đã cho địa phương tạm ứng khoảng 4,1 tỷ đồng chi trả chế độ chính sách phụ cấp thu hút cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định 116 ngày 24.12.2010 của Chính phủ.
Nhiều cán bộ, giáo viên công tác tại vùng sâu,vùng sa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Cũng theo ông Yên, Sở đã có văn bản gửi các địa phương yêu cầu rà soát, có báo cáo tất cả các đối tượng được hưởng chính sách để chi trả đúng, đủ cho người lao động, tránh gây thiệt thòi. Đồng thời, yêu cầu các địa phương phải theo dõi sát, rà soát kỹ để tránh việc "quên" tổng hợp các đối tượng đáng được hưởng chế độ, tránh xảy ra trường hợp tương tự huyện Krông Pắk.
"Vừa qua, UBND huyện Ea Súp cũng đã có văn bản hỏi về việc chi trả các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện. Hiện Sở vẫn chưa nhận được báo cáo chi tiết, cụ thể về việc này", ông Yên cho hay.
Liên quan vụ việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê bình Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk vì "bỏ quên" chế độ của cán bộ, nhân viên. Cụ thể, huyện Krông Pắk chưa rà soát đầy đủ, không nắm rõ địa bàn quản lý (thôn 2A, xã Hòa Tiến, Krông Pắk - PV) thuộc khu vực được hưởng chế độ theo Nghị định 116. Tới sau này, một đơn vị bộ đội về đóng quân gần đó làm thủ tục hưởng chế độ thì các cán bộ, giáo viên mới biết và có kiến nghị lên trên.
Trước đó, cuối năm 2017 Sở Tài chính cũng đã chi hơn 23 tỷ đồng để UBND huyện Krông Búk chi trả tiền thu hút cho các giáo viên trên địa bàn trong năm 2016. Lý do, hàng trăm giáo viên tại huyện Krông Búk đã bị huyện "quên" chi trả các chế độ chính sách thu hút vùng sâu vùng xa.
Về những thiếu sót này, phía UBND tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu UBND huyện Krông Búk tổ chức kiểm điểm các cá nhân, tập thể liên quan đến việc "bỏ quên" chế độ của giáo viên.
Theo Thúy Diễm (Dân Trí)
"Cơn sốt" du lịch nông trại cho khách "sống ảo" ở "Miền đất lạnh" Nông trại ngày nay không chỉ là nơi sản xuất nông sản mà còn là điểm du lịch hấp dẫn. Bên cạnh những tên gọi "Thành phố ngàn hoa", "Xứ thông reo" hay "Miền đất lạnh"; giờ đây Đà Lạt được kể đến là thành phố của những nông trại, địa điểm sống ảo thu hút du khách trẻ. Không phải tới hè...