Nghệ sĩ Ưu tú Phượng Loan bị tai nạn giao thông trên đường đi diễn
Theo tin từ gia đình, NSƯT Phượng Loan bị tai nạn giao thông trên đường lưu diễn tại Cà Mau.
Theo tin từ gia đình NSƯT Phượng Loan cho biết tối 19-5, người nhà đưa chị đi diễn tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. “Đến nơi thì sân khấu nằm cách xa đường lớn, nên có một người chở chị bằng xe gắn máy vào điểm diễn. Lát sau, NSƯT Lê Tứ chạy ra báo tin nghệ sĩ Phượng Loan bị tai nạn” – gia đình nghệ sĩ Phượng Loan thông tin.
Theo đó, do tà áo dài của NSƯT Phượng Loan bị vướng vào dây xích của xe máy, dẫn đến tai nạn. Hồ sơ bệnh án của NSƯT Phượng Loan tại Bệnh viện Cà Mau được các bác sĩ ghi là “chấn thương sọ não, bể xương quai hàm, gãy xương ngón tay”.
NSƯT Phượng Loan
NSƯT Phượng Loan đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) để điều trị. Hiện chị đã qua cơn nguy kịch, nhận biết được mọi việc nhưng chưa nói được.
NSƯT Phượng Loan từng được bạn đọc Báo Người Lao Động bầu chọn Giải Mai Vàng 2006. Chị vừa có vai diễn chính trong “Nàng Xê Đa”. Vở này cũng từng được bạn đọc bầu chọn Giải Mai Vàng cho vở diễn sân khấu được yêu thích năm 2021.
NSƯT Phượng Loan: Tôi phải về bán cà phê, bưng ly cà phê là khóc
"Thời gian không đi hát được, tôi phải về nhà bán cà phê. Tôi buồn đến mức độ bưng ly cà phê mà nước mắt cũng chảy" - nghệ sĩ Phượng Loan nói.
Video đang HOT
Vừa qua, tại chương trình Gõ cửa thăm nhà, nghệ sĩ ưu tú Phượng Loan đã kể về hai biến cố lớn trong sự nghiệp của cô.
Đêm nào tôi cũng khóc
Trong sự nghiệp của mình, tôi từng trải qua nhiều buồn vui khác nhau nhưng khổ sở nhất là không được hát.
Năm đó, tôi đang hát thì bị đau thanh quản nên rơi vào tuyệt vọng.
Phượng Loan
Nguyên nhân vì tôi hát nhiều quá, bào mòn thanh quản của mình. Thời điểm đó tôi còn trẻ không chú ý giữ sức khỏe, biết rõ giọng đang khan mà vẫn cố hát.
Sáng dậy, tôi uống nước giá đỗ, nấu đậu xanh lên uống cho mát cổ họng rồi tối đến là hát hết sức, hát hết chỗ nọ tới chỗ kia.
Tới một lúc, thanh quản của tôi mọc lên hai hạt polip, khiến dây thanh không khép lại được để hát, thành ra cứ bị tắt tiếng.
Tôi cũng xin đoàn cho về dưỡng bệnh nhưng đoàn không kiếm ra người nên cứ bắt tôi ở lại diễn. Hồi đó kiếm đào chính khó lắm vì phải mất thời gian tập tuồng, cứ mỗi đêm hát một tuồng, nếu không đi hát từ trước thì khó lòng hát được.
Tới khi tôi được phép về chữa bệnh là tắt tiếng luôn. Đêm nào tôi cũng khóc. Tôi định đi mổ đại nhưng bác sĩ lại không cho vì nếu mổ sẽ chạm vào dây thanh quản, gây méo tiếng vĩnh viễn, không hát được nữa.
Tôi chỉ được uống thuốc và tập thở, không được phép nói câu nào. Mấy tháng trời tôi chỉ cầm giấy bút để viết, không phát ra âm thanh nào. Dần dần tôi mới tập phát âm lại theo từng âm, từng vần.
Bưng ly cà phê mà nước mắt cũng chảy
Tôi kiên trì suốt 6 tháng trời. Thời gian không đi hát được, tôi phải về nhà bán cà phê. Tôi buồn đến mức độ bưng ly cà phê mà nước mắt cũng chảy.
Trong hoàn cảnh đó, tôi nghĩ sống làm gì nữa. Không được hát, không làm nghệ sĩ thì tôi chẳng thiết làm gì. Bác sĩ phải cố gắng động viên thì tôi mới có niềm tin tập hát lại.
May mắn thay, sau 6 tháng thì tôi lấy lại được giọng hát, mừng không thể tưởng được luôn.
Qua biến cố đó, tôi càng yêu nghề hơn và cố gắng hát thật hay. Tuy nhiên, tôi cũng cố hát vừa phải, không để thanh quản bị quá sức như trước. Cái hạt polip vẫn còn ở dây thanh quản, chỉ xẹp xuống thôi, nếu tôi hát quá nhiều nó sẽ mọc lên lại.
Tôi những tưởng đã ổn, nhưng tới năm 2007 lại gặp thêm biến cố một lần nữa. Năm đó, tôi được đóng vai Hoạn Thư trong vở Kim Vân Kiều. Vở diễn đó lớn lắm, quy tụ gần 500 nghệ sĩ.
Tôi tập miệt mài, tới khi còn khoảng 1 tháng trước buổi diễn thì tôi tắt tiếng, không hát được. Ngày duyệt bài, tôi chỉ diễn bên ngoài còn đằng sau có người hát hộ vì tôi không thể hát được.
Tôi buồn không thể tưởng được, đêm đêm khấn Tổ nghiệp mà nước mắt cứ rớt ra. Tôi cầu xin Tổ nghiệp cho hát được rồi sẽ ăn chay 3 tháng, dù trước đó chưa hề biết ăn chay là gì.
May quá, mùng 4 Tết diễn thì 22 Tết tôi có giọng lại. Thế là tôi ăn chay trường từ 2007 tới giờ.
"Suốt 6 tháng trời, tôi không nói được, chỉ viết giấy, mua tô bún cũng viết giấy" Đó là khoảng thời gian khủng hoảng của NSƯT Phượng Loan. Đêm nào chị cũng khóc và ngày nào cũng tới viện. NSƯT Phượng Loan theo nghề từ năm 13 tuổi, bất chấp sự phản đối của gia đình. Vào nghề không thuận lợi, may mắn như nhiều người nhưng chính sự khổ luyện mỗi ngày đã đưa Phượng Loan tới thành công...