Nghe mẹ chồng tương lai nói em chỉ muốn trả lại sính lễ ngay lập tức
Mẹ chồng tương lai nói: “Hai đứa nó không hợp tuổi nên không cần lạy tổ tiên. Khi rước dâu thì bên nhà trai sẽ không nói là rước dâu, cứ nói đi nhặt dâu là được”.
Mấy hôm nay em bức xúc khó chịu quá. Còn chưa đầy một tháng nữa là cưới rồi mà em chỉ muốn đem lễ hỏi qua trả nhà trai luôn thôi. Tất cả cũng vì mẹ chồng tương lai của em bảo thủ quá.
Em với chồng yêu nhau cũng 3 năm nay. Chuyện chúng em hai bên gia đình đều biết và đồng ý. Bố mẹ em thương chồng em lắm, cứ bảo chúng em có khuôn mặt phu thê nên sẽ sống rất hạnh phúc. Dù chưa cưới nhưng tụi em cũng đính hôn, đeo nhẫn rồi. Vì thế em xin phép gọi bố mẹ người yêu là bố mẹ chồng luôn cho dễ nói ạ.
Bố mẹ chồng tương lai nói chung cũng quý em. Vài tuần không thấy em sang chơi là nhắc chồng em chở qua. Hôm nào có món gì ngon cũng kêu chồng em đưa em qua ăn cho vui. Vì thế em luôn nghĩ em với nhà chồng sẽ sống hòa thuận với nhau. Em còn nghĩ mẹ chồng em rất tốt, thân thiện chứ không giống người hung dữ, đanh đá. Vậy mà em nhầm.
Từ khi bàn đến chuyện cưới xin em mới thấy mẹ chồng em không đơn giản. Bà luôn tỏ ra bảo thủ, khó chịu khi đề cập đến chuyện tiền bạc.
Hình như thấy em dễ chịu quá nên mẹ chồng tương lai em làm tới thì phải. (Ảnh minh họa)
Chẳng hạn như tiền chụp ảnh cưới. Theo em nghĩ thì tiền đó sẽ do bên nhà trai lo toàn bộ. Nhưng mẹ chồng em lại bắt tụi em tự chịu khoản đó. Bà nói ảnh cưới là của tụi em, tụi em phải tự lo lấy chứ bà còn quá nhiều khoản chi khác. Em cũng bực lắm nhưng nghĩ cũng không đáng là bao nên đồng ý. Hình như thấy em dễ chịu quá nên mẹ chồng tương lai em làm tới thì phải.
Hôm đính hôn, khi bàn đến chuyện tiền bạc đám cưới thì mẹ chồng em đưa ra một tờ danh sách đã được chuẩn bị sẵn. Bố em đọc to lên mà em xấu hổ. Hóa ra mẹ chồng em phân chia rất rõ khoản nào sẽ do tụi em lo, khoản nào nhà gái lo, khoản nào nhà trai lo. Trong đó tiền chụp ảnh đính hôn, chi phí tiệc đính hôn và tiệc cưới bên gái thì bên gái tự lo. Tiền thuê váy cưới, áo dài, mâm tráp, chụp ảnh, quay video đám cưới sẽ do tụi em lo. Nhà trai chỉ lo tiền vàng đi cưới mà thôi. Nói chung toàn cái có lợi cho bên nhà trai không thôi.
Hôm đó nhà em với nhà trai đã bàn tính rất lâu và không khí cũng căng thẳng. Cuối cùng, nhà em không muốn làm khó em vì chuyện tiền nong nên chấp nhận những yêu cầu của mẹ chồng. Nhưng em thì buồn và chán lắm.
Video đang HOT
Bố mẹ em sinh em ra, nuôi em lớn thế này rồi gả chồng thế mà bảo “nhặt dâu” là sao? (Ảnh minh họa)
Rồi tiếp đến chuyện lạy bàn thờ tổ tiên. Mẹ chồng em nói thế này: “Hai đứa nó không hợp tuổi nên không cần lạy tổ tiên. Khi rước dâu thì họ gái cứ vào nhà trước còn cô dâu chú rể đi vào sau. Mà bên nhà trai sẽ không nói đi rước dâu, cứ nói đi nhặt dâu là được”.
Em nghe xong mà tức không chịu nổi. Bố mẹ em sinh em ra, nuôi em lớn thế này rồi gả chồng thế mà bảo “nhặt dâu” là sao? Giống như kiểu em là thứ bỏ đi được nhặt về vậy. Em cãi lại rằng không đồng ý. Em cũng nói thẳng là em được nhà chồng cưới về chứ không thể nói nhặt em về, em có danh dự và tự trọng. Mẹ chồng em thấy thế mới lắc đầu nói nếu không làm theo lời bà thì về cũng chẳng sống được với nhau lâu dài.
Em có cảm giác mẹ chồng em không muốn tụi em sống hạnh phúc với nhau nên bày đủ trò như thế. Hôm ấy đính hôn mà mặt mày em nặng như đeo chì. Không khí hai nhà cũng chẳng vui vẻ hào hứng gì. Từ hôm đó em cũng không muốn nói đến cưới xin gì nữa. Chán quá mọi người ạ. Em có nên xuống nước đồng ý theo những yêu cầu trên hay là làm căng lên để đòi quyền lợi ạ?
Theo Trithuctre
Cầm 2 triệu tiền cọc mà tôi chỉ muốn hủy hôn ngay lập tức
Nhìn tráp, em chỉ muốn xỉu. Đã thế, mẹ chồng em còn dõng dạc: "Tiền chỉ có giá trị tượng trưng. Sính lễ ít không có nghĩa là tôi không thương cháu nó".
Thế mà, trong cái tráp to tướng, chỉ có đúng 4 tờ 500 ngàn xòe ra. (Ảnh minh họa)
Em vừa làm đám cưới mấy hôm trước nhưng đến nay vẫn buồn vì sinh lễ nhà trai quá kém. Giá mà cưới lại thì em sẽ nhắc bố mẹ thách cưới chứ không để tùy nhà trai nữa. Tuy không đến mức 80 triệu giống nhà tác giả "Thách cưới 80 triệu, rốt cuộc nhà gái đang gả con hay bán con đây", song cũng phải 10 - 20 triệu. Vì em nghĩ con gái là phải được thách cưới.
Em với chồng quen nhau từ hồi đại học. Chồng em là con trai một, gia đình anh giàu có nổi tiếng ở khu phố. Ngày dẫn anh về ra mắt, ai cũng nói em may mắn khi tìm được một người khá khẩm như thế.
Nhưng chỉ có em mới hiểu, tuy giàu có nhưng gia đình anh rất kĩ càng trong chuyện tiền bạc. Nếu nói thẳng có lẽ là phải dùng từ keo kiệt.
Nhà 5 tầng, sân vườn rộng thênh thang nhưng mẹ anh không thuê giúp việc. Hàng ngày, bà dành 3 tiếng đồng hồ để dọn, lau chùi. Mỗi khi đến chơi, thấy mẹ anh làm túi bụi không ngơi tay, em cũng phụ giúp. Nhưng nghĩ đến cảnh cưới về, hàng tá việc đó chuyển lên vai là em rùng mình sợ hãi.
Em nói với chồng, anh nói cưới về, anh sẽ thuê người giúp việc theo giờ cho em đỡ khổ. Anh còn khen không ngớt mẹ mình. Nào là đảm đang, tảo tần, giỏi giang... Rồi anh nói em phải học hỏi nhiều từ mẹ cho hoàn thiện bản thân.
Hôm hai gia đình gặp mặt, nhà em đặt 5 bàn, bia bọt thoải mái. Vậy mà nhà trai lên có 8 người bao gồm chú rể, ba mẹ chú rể. Thấy họ trai đi ít quá, mẹ em mới thắc mắc. Bà hỏi vì sao chồng em nói nhà trai lên 16 người mà giờ còn có 8 người.
Mẹ chồng em trả lời lại thế này: "Đi nhiều tốn nhiều, đi ít tốn ít chị sui ạ. Vả lại, đi 16 người thì phải thuê thêm chiếc xe, tốn thêm một khoản. Chi bằng để tiền đó cho hai đứa làm vốn sau này. Dạm hỏi chỉ là lễ nghi thôi mà, đâu cần rườm rà".
Gia đình em và họ gái há hốc mồm. Hóa ra, mẹ chồng em cắt nửa số người đi chỉ vì sợ tốn kém. Nhưng thấy trong lời nói của bà có phần nghĩ đến tương lai của tụi em, nên em ngậm ngùi bỏ qua.
Đến phần thách cưới, mẹ chồng em hỏi một câu rất thật: "Con gái anh chị sui nuôi bao lâu nay, tốn kém không biết bao nhiêu là tiền. Nay nó về làm dâu con nhà tôi, tôi sẽ thương yêu nó như con gái ruột. Nhưng không biết anh chị sui định thách cưới bao nhiêu cho vừa?".
Một lần nữa, nhà em lại sững sờ. Mẹ em lịch sự nhỏ nhẹ đáp lại: "Nhà tôi nuôi con là mong con hạnh phúc chứ không phải bán con. Nên tiền sính lễ, thôi thì tùy ý nhà trai". Nghe vậy, mẹ chồng em tỏ ra hứng khởi lắm.
Khi chuẩn bị cưới, em cũng vài lần hỏi chồng về tiền cưới. Anh nói tiền đó do mẹ chuẩn bị, anh cũng không biết. Nhưng chắc mẹ anh sẽ đi cưới nhiều, nên em đừng lo.
Khi biết tin em làm dâu nhà giàu có, mọi người đều nói em chuột sa chĩnh gạo. Nhà trai chắc chắn sẽ cho nhiều tiền vàng để nở mày nở mặt. Em cũng mong là như thế. Ai ngờ, sự thật lại khiến em bẽ bàng, xấu hổ trước mọi người.
Em có cảm tưởng mình rớt giá thảm hại khi được cưới đúng 2 triệu không hơn. (Ảnh minh họa)
Vì nhà xa nên gia đình thống nhất làm lễ ăn hỏi và lễ cưới cùng trong ngày để bớt các khoản chi phí không cần thiết. Hôm đó, nhà trai đi tổng cộng 10 tráp. Khi mở tráp tiền, em hồi hộp lắm. nghĩ mẹ chồng chỉ có một cậu con trai, nên chắc chắn cọc cưới phải vài chục triệu.
Thế mà, trong cái tráp to tướng, chỉ có đúng 4 tờ 500 ngàn xòe ra. Nhìn tráp, em chỉ muốn xỉu. Đã thế, mẹ chồng em còn dõng dạc: "Tiền chỉ có giá trị tượng trưng. Sính lễ ít không có nghĩa là tôi không thương cháu nó".
Trời ạ, có mẹ nào rơi vào cảnh như em không? Mọi người bên ngoài nhốn nháo khi biết nhà trai đi cưới em có 2 triệu bạc, còn thảm hơn một gia đình nghèo. Lúc đó, em chỉ ước có cái lỗ nào để chui xuống cho bớt xấu hổ. Chồng em vẫn cười hề hề, vui vẻ trao nhẫn cho em như không có chuyện gì.
Suốt đám cưới, em không nở được một nụ cười nào. Em có cảm tưởng mình rớt giá thảm hại khi được cưới đúng 2 triệu không hơn. Nhìn tráp ăn hỏi, em chỉ muốn hủy hôn ngay lập tức.
Giờ đã khuya, tân hôn động phòng cũng đã xong. Mà lời hứa sáng nay, mẹ chồng em chẳng thấy thực hiện, thật là chán quá các mẹ ạ. Dự báo tương lai, em sẽ khổ dài dài với bà mẹ chồng keo kiệt này đây.
Theo Afamily
Yêu đàn ông tồi, con gái muôn đời vẫn thường 'dại' như thế! Phía sau một thằng đàn ông tồi là một người con gái ngốc. - Người đó yêu bạn là thật, người đó lăng nhăng cũng là thật. Tình cảm của người đó giống như mấy cái tờ rơi quảng cáo, vừa đi trên đường vừa phát, ai cũng được đưa đến tận tay, ai cũng có thể có, người đó chẳng đưa riêng...