Nghe khớp kêu răng rắc đua nhau mua glucosamine để bổ sung, nhưng hậu quả thì không phải ai cũng cảnh giác
Việc dùng glucosamine liên tục kéo dài có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn mà ít người biết tới như: tiểu đường, tiêm mạch, bệnh lý về mắt…
Thời gian gần đây, khi trào lưu mua sắm online ngày càng phát triển, việc tìm mua các sản ph ẩm thực phẩm chức năng (TPCN) từ nước ngoài về cũng trở nên phổ biến hơn. Đặc biệt sản phẩm glucosamine được rất nhiều người Việt Nam tin dùng, vì cho rằng tốt cho người mắc bệnh cơ xương khớp.
Viêc dung glucosamine theo cách truyền tai nhau về tác dụng mà không có ý kiến của chuyên gia khiến cho không ít người còn lầm tưởng glucosamine có thể thay thế chữa bệnh thoái hóa cơ xương khớp. Một số người còn uống kéo dài ngày này qua năm khác mà không có sự tư vấn sẽ rất nguy hiểm… Việc hiểu sai, dùng không đúng sẽ khiến cho bệnh nhân có thể chịu tác dụng phụ của thuốc mà không hay biết.
Dùng glucosamine để chống đau mỏi khớp kéo dài có thể gặp phải những tác dụng phụ nhất định, ảnh minh họa.
Theo Th.BS Nguyễn Trần Trung, Khoa cơ Xương khớp, Bệnh viện E, cần phải hiểu đúng glucosamine không phải là thuốc điều trị. Hiện nay chỉ duy nhất glucosamine sulfat là thuốc điều trị giúp tăng tiết dịch nhầy của khớp. Còn các loại glucosamine khác chỉ là thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ bổ sung trong điều trị bệnh. Bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc điều trị không được tùy tiện bỏ thuốc để chuyển sang uống glucosamine.
Glucosamine là TPCN và khác biệt hoàn toàn với thuốc điều trị. TPCN sẽ không qua kiểm nghiệm lâm sàng vì vậy sẽ không thể chứng minh rõ ràng được tác dụng phụ của thuốc. Thuốc thì khác cần phải có một quá trình kiểm định rất khắt khe, chứng minh lâm sàng và qua thực tế mới được sử dụng.
Người mắc các bệnh về xương khớp đã được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị vẫn phải duy trì thuốc uống theo đơn. Trong trường hợp nếu muốn bổ sung thêm TPCN glucosamine nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
Video đang HOT
“Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thực phẩm glucosamine bán trôi nổi không rõ nguồn gốc, chất lượng người tiêu dùng cần tránh mua phải hàng giả. Khi dùng glucosamine vẫn cần duy trì đi khám định kỳ và tuân thủ uống thuốc theo đơn của bác sĩ”, bác sĩ Trung nói.
Dùng như thế nào để an toàn?
Việc dùng glucosamine hiện nay vẫn chủ yếu là theo lời truyền miệng nhau, mọi người tìm mua từ những nguồn xách tay, nhập khẩu…
Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, Trưởng khoa Vi phẫu tạo hình, Bệnh viện Sài Gòn ITO cho hay nếu dùng glucosamine liên tục và lâu dài sẽ có ảnh hưởng đến cơ thể như: bệnh lý tiểu đường, xuất huyết, tim mạch, mắt…
Để dùng glucosamine an toàn tránh tác dụng phụ nên uống theo đợt, mỗi đợt 3 tháng và nghỉ một tháng. Riêng với glucosamine sulfat loại 1500mg/ ngày 1 viên vào buổi sáng có thể uống kéo dài.
“Glucosamine không phải là thuốc chính điều trị thoái hóa khớp, nó có tác dụng bổ sung thành phần sụn khớp”, bác sĩ Xuân Anh nói.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Xuân Anh không nên dùng glucosamine khi còn quá trẻ vì lúc đó cơ thể vẫn có thể sản sinh ra chất nhầy để bôi trơn sụn khớp. Độ tuổi thích hợp dùng glucosamine trên 40 tuổi trước khi dùng nên khám và tư vấn của bác sĩ.
Đối với người trẻ thường xuyên bị đau khớp gối nên đi khám chuyên khoa để loại trừ nguyên nhân bệnh lý, cần phải tăng cường vận động, thể dục, thể thao sẽ có lợi rất nhiều cho xương khớp. Thói quen lười vận động có thể là nguyên nhân khiến cho các bệnh lý xương khớp đến sớm hơn. Ngoài ra, cần phải xem xét lại tư thế ngồi làm việc đúng để tránh bệnh lý về cơ xương khớp, đau mỏi vai gáy.
Theo Emdep
Nếu có cảm giác "ruồi bay" trước mặt, hay đỏ mặt cần nghĩ tới căn bệnh này
Nếu thường xuyên có cảm giác ruồi bay trước mặt, mặt thường xuyên ửng đỏ cần phải đi khám huyết áp ngay, rất có thể bạn đã bị mắc căn bệnh tăng huyết áp dù tuổi vẫn đang còn trẻ.
Số người trẻ mắc căn bệnh "giết người thầm lặng" tăng
Chuyên gia tim mạch bệnh viện Bạch Mai cảnh báo bệnh tăng huyết áp đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt ca mắc bệnh tăng huyết áp ở người trẻ ngày càng tăng tới mức đang bao đông.
Theo GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam tăng huyết áp (THA) là kẻ "giết người thầm lặng" cực kỳ nguy hiểm mà rất nhiều người còn thơ ơ đặc biệt là giới trẻ.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới thì hiện đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị THA. Mỗi năm cũng có khoảng 9,4 triệu người THA đã bị tử vong.
Năm 2009 một cuộc điều tra trên diện rộng tại 8 tỉnh và thành phố của Viện Tim mạch Việt Nam. Kết quả bất ngờ người từ 25 tuổi trở lên là 25,1%, tức là cứ bốn người trưởng thành thì có một người bị THA. Trong một cuộc nghiên cứu nhỏ gần đây của Viện Tim mạch Việt Nam thì con số giới trẻ mắc bệnh THA đã tăng lên một cách rõ ràng.
Số người trẻ mắc tăng huyết cao ngày càng tăng do thói quen sống và làm việc.
GS. Việt cho biết: "Không chỉ giật mình với con số giới trẻ bị THA ngày một tăng mà bất ngờ khi mà có tới trên 50% người THA nhưng không biết mình đã bị THA. Trong đó có 38,9% những người đã bị THA nhưng chưa được điều trị và có đến 63,7% những người THA được điều trị nhưng không đạt được HA mục tiêu"
THA có thể gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề ở tim, mắt, não, thận và các mạch máu lớn, từ đó gây tàn phế cho người bệnh và thậm chí có thể gây tử vong cho họ.
"Một số triệu chứng gợi ý về căn bệnh THA ai cũng cần phải biết để cần phải đi khám bệnh như: Nhức đầu, chóng mặt, ù tai, cảm giác như có "ruồi bay" trước mặt, mặt đỏ bừng...", GS. Việt nói.
Phòng căn bệnh nay băng cach nao?
GS. Việt cho hay cách phòng bệnh hiệu quả nhất là hãy đi đo HA (huyết áp) để biết được số đo HA của mình "Hãy nhớ số đo HA như số tuổi của mình".
Trong đời sống sinh hoạt cần phải lưu ý ngay từ khi còn trẻ không nên ăn mặn, không ăn nhiều mỡ động vật hoặc các thức ăn có chứa nhiều Cholesterol. Từ bỏ các thói quen xấu: rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào... Tăng cường các thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục đều đặn hàng ngày.
Trong làm việc cần tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, tránh bị lạnh đột ngột. Nên khám sức khỏe định kỳ, có kiểm tra số đo HA và làm một số xét nghiệm cơ bản nhất (điện tâm đồ, siêu âm tim, sinh hóa máu,...).
GS. Việt khuyến cáo: "Khi đã bị THA thì hãy tích cực điều chỉnh lối sống hợp lý và tuân thủ phác đồ điều trị mà thầy thuốc đã hướng dẫn. Cần nhớ là điều trị THA là phải điều trị lâu dài, liên tục".
Theo Emdep
Không chỉ người lớn, giải nhiệt cho trẻ sai cách cũng nguy hiểm khôn lường Cho trẻ uống nhiều nước mát, tắm cho trẻ quá lâu, để trẻ ngồi trước quạt... là những cách giải nhiệt sai lầm mà nhiều người lớn đang mắc. Trong những ngày hè, cha mẹ thường dùng các loại nước có tính thanh nhiệt như: nước bí đao, nước chanh, nước vối, hồng trà, nụ tam thất... để cho trẻ uống nhằm giải...