Nghề khai thác mỏ trên miệng núi lửa ở Indonesia: Liều mạng với Tử thần
Các nhiếp ảnh gia đã theo chân và ghi lại câu chuyện về cuộc sống của những người thợ mỏ khai thác lưu huỳnh ở núi lửa Ijen.
Núi Ijen, ngọn núi lửa đang hoạt động ở Đông Java (Indonesia), nổi tiếng với hiện tượng xuất hiện ánh lửa xanh bí ẩn vào ban đêm. Đây là hiện tượng lưu huỳnh trên miệng núi lửa bị đốt nóng ở nhiệt độ cao và tạo thành những ngọn lửa lớn có màu xanh lam. Trên miệng núi lửa Ijen còn có một hồ nước màu xanh ngọc, nồng độ axit sulfuric cao.
Hoạt động khai thác lưu huỳnh ở núi lửa Ijen. Ảnh: Gerda Taro
Khói bốc cuồn cuộn, mặt đất và đá được bao phủ bởi bột lưu huỳnh màu vàng nhạt, chất lỏng lưu huỳnh chảy ra màu đỏ như máu, khí lưu huỳnh nồng nặc gần như khiến người ta ngạt thở.
Một ngọn núi lửa đang hoạt động đầy rẫy nguy hiểm rất giàu tài nguyên quặng lưu huỳnh. Những thợ mỏ liều mạng khai thác mỗi ngày để duy trì sinh kế. Hiện ở Indonesia, có hơn một triệu người sống và làm việc gần núi lửa.
Những người thợ khai thác lưu huỳnh ở tỉnh Đông Java của Indonesia làm công việc trong điều kiện khắc nghiệt nhất trên thế giới. Họ chấp nhận mạo hiểm tính mạng mỗi ngày vì hít khí độc từ miệng núi lửa suốt 12 giờ liền, phá vỡ các khối lưu huỳnh đông đặc và vận chuyển xuống sườn núi. Song họ chỉ kiếm được 3 bảng Anh/ngày (hơn 85 nghìn đồng), những năm gần đây có thu nhập khả quan hơn nhưng không đáng kể.
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia người Nga, Gerda Taro chụp ảnh những người thợ mỏ khai thác lưu huỳnh trong miệng núi lửa Ijen. Anh đã chứng kiến khoảng 200 thợ mỏ tự tay đục vỡ lượng lưu huỳnh đông đặc, sau đó cho vào giỏ và vận chuyển ra khỏi miệng núi lửa. Các thợ mỏ sẽ bán lưu huỳnh cho các nhà máy đường gần đó để có thu nhập ít ỏi.
“Tôi đi bộ 300 mét dọc theo vành miệng núi lửa về phía hồ, vì hít phải khí lưu huỳnh nên tôi phải dừng lại thở nhiều lần, cảm giác đáng sợ đến ngạt thở”, Taro chia sẻ.
Những người thợ mỏ có thể mang vác giỏ lưu huỳnh có khối lượng lên đến 90kg, nhưng chỉ kiếm được 3 bảng Anh mỗi ngày.
Bên trái là một nhóm thợ mỏ chất những mảnh lưu huỳnh đông đặc vào giỏ, bên phải là lưu huỳnh ở trạng thái lỏng. Ảnh: Gerda Taro
Mỏ lưu huỳnh nằm trên bờ của một hồ nước sâu 200 mét, ẩn mình trong miệng núi lửa đang hoạt động. Ảnh: Gerda Taro
Một thợ mỏ che mặt khi cố gắng tránh lượng khí độc khổng lồ phun ra từ núi lửa. Ảnh: Gerda Taro
Những người thợ mỏ làm việc gần miệng núi lửa Ijen, họ trèo qua các mặt đá sắc nhọn và dốc, xuống miệng núi lửa đang hoạt động cao hơn 2.700 mét, có nguy cơ phun trào bất cứ lúc nào.
Các giỏ lưu huỳnh đã đầy ắp và các thợ mỏ cần đưa chúng ra khỏi miệng núi lửa. Lưu huỳnh này cuối cùng sẽ là nguyên liệu để sản xuất nhiều đồ gia dụng.
Mỗi buổi sáng, những thợ di chuyển từ khu tập thể nằm ở lưng chừng núi lên đỉnh núi, rồi tiếp tục xuống đáy và bắt đầu công việc thường ngày. Mỗi người cầm theo một thanh sắt giống xà beng và chiếc giỏ cũ nát. Họ đeo chiếc giỏ sau lưng, vác lưu huỳnh đã nguội từ đáy núi lửa lên đỉnh núi rồi lại xuống nơi tập kết ở lưng chừng núi. Cứ thế lặp đi lặp lại nhiều nhất 2-3 chuyến/ngày.
Hơn mười tiếng đồng hồ mỗi ngày, những thợ mở đắm mình trong khói lưu huỳnh dày đặc. Họ không có biện pháp bảo vệ, thậm chí mùi lưu huỳnh khó chịu đến mức không thể ngửi nổi, họ chỉ lấy khăn bịt miệng và mũi lại. Hoàn cảnh làm việc vô cùng nguy nan.
Nhiếp ảnh gia Muhammad Fauzy Cahniago cũng theo chân và ghi lại câu chuyện về cuộc sống của những người thợ mỏ ở núi lửa Ijen.
Dưới phông nền màu vàng bắt mắt, bạn có thể chứng kiến thế giới u ám nơi những người lao động Indonesia vì mưu sinh mà bất chấp hiểm nguy, thậm chí có thể đánh đổi bằng cả mạng sống.
Ngoài khăn, mặt nạ là công cụ duy nhất của thợ mỏ để tránh kích thích khí lưu huỳnh. Ảnh: Muhammad Fauzy Cahniago
Khí lưu huỳnh dày đặc làm đau mắt thợ mỏ. Ảnh: Muhammad Fauzy Cahniago
Các thợ mỏ gánh 2 giỏ lưu huỳnh đã nguội đi qua cây cầu gỗ nguy hiểm. Ảnh: Muhammad Fauzy Cahniago
Thợ mỏ thu thập lưu huỳnh đã nguội. Ảnh: Muhammad Fauzy Cahniago
Vận chuyển lượng lớn lưu huỳnh mỗi ngày, nhưng trung bình chỉ có thu nhập khoảng 5-7 USD (hơn 120-170 nghìn đồng). Ảnh: Muhammad Fauzy Cahniago
Nghề khai thác mỏ lưu huỳnh đã xuất hiện hơn 30 năm, nhưng vẫn chưa hoạt động cơ giới hóa, tất cả đều được khai thác bằng sức người. Ảnh: Muhammad Fauzy Cahniago
Lưu huỳnh được bán cho các nhà máy lọc dầu, các nhà máy sản xuất chất tẩy rửa và phân bón, được sử dụng trong cao su lưu hóa, tẩy trắng và các sản xuất công nghiệp khác. Ảnh: Muhammad Fauzy Cahniago
Lưu huỳnh phát ra khí ăn mòn ngoài việc gây kích ứng mắt, cũng có thể ăn mòn răng, gây nguy hiểm cho phổi. Theo một số thông tin, tuổi thọ trung bình của thợ mỏ khai thác lưu huỳnh có thể dưới 40 hoặc 50 năm. Ảnh: Muhammad Fauzy Cahniago
Sập hầm mỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 22 người thiệt mạng
Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca cho biết ít nhất đã có 22 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương nặng trong vụ nổ gây sập hầm mỏ ở thị trấn Amasra của nước này.
Trong khi đó, phát biểu trên đường đến hiện trường vụ việc, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho biết vụ tai nạn xảy ra trong hầm đang có 110 thợ mỏ làm việc. Một số người đã tự thoát được ra ngoài, một số người được cứu, một số người không may thiệt mạng và hiện vẫn còn gần 50 người mắc kẹt ở 2 khoang hầm ở độ sâu 300m và 350m so với mặt đất. Hiện đội cứu hộ vẫn đang nỗ lực để giải cứu những người này.
Đây là một trong những vụ tai nạn hầm mỏ nghiêm trọng nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây. Trong bài viết đăng tải trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống nước này Recep Tayyip Erdogan bày tỏ hy vọng đội cứu hộ sẽ sớm tìm được những thợ mỏ đang mắc kẹt. Dự kiến, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hủy các kế hoạch khác để đến hiện trường vụ tai nạn trong ngày 15/10.
Sập mỏ vàng tại Indonesia, 20 người bị vùi lấp Ngày 17/9, nhà chức trách Indonesia thông báo 20 thợ mỏ đã bị vùi lấp trong một hầm khai thác vàng trái phép ở tỉnh Tây Kalimantan sau sự cố sạt lở đất. Tai nạn xảy ra tại mỏ khai thác vàng thủ công ở làng Kinande thuộc huyện Bengkayang tối 15/9 nhưng đến tối 16/9, Văn phòng tìm kiếm và cứu hộ...