Nghe được đoạn ghi âm bố dượng để lại cho mình, tôi hiểu ra ông đã cao tay chuẩn bị tất cả vì biết sẽ có ngày này!
Họ rời đi mãi một lúc sau tôi vẫn chưa thể bình tĩnh lại. Tôi khóc oà lên như một đứa trẻ.
Năm nay bố dượng tôi qua đời, một phần cũng là do tuổi cao, ngủ một giấc ở nhà nhưng mãi mãi không tỉnh lại nữa, hàng xóm gọi điện thông báo tôi mới biết. Ngày hôm đó trong lòng tôi cũng cứ thấp thỏm không yên, không biết tại sao lại vậy, sáng sớm đi làm cũng mở camera lên xem, thấy nhà đóng cửa nên tôi tưởng bố dượng ra ruộng làm rồi, tôi cũng không gọi điện thoại cho ông, không ngờ cuộc gọi tiếp theo lại nghe được tin dữ. Lúc tôi về đến nơi thì ông đã đi rồi, tôi khóc mãi không thôi, tự trách bản thân sao không phát hiện sớm hơn, tại sao không gọi điện thoại hỏi thăm ông.
Họ hàng thân thích cùng nhau giúp đỡ làm tang sự cho bố dượng, bác cả, chú út cùng gia đình túc trực ở đám tang, đúng là bỏ không ít công sức tâm tư. Bố dượng được chôn cất ở cùng một nơi với mẹ tôi.
Xử lý xong công việc, tôi cũng chuẩn bị quay về thành phố, tôi dọn dẹp lại căn nhà rồi sắp xếp đồ đạc để đi. Lúc rời đi, bác cả đến tìm tôi, bác nói căn nhà cũ từ giờ trở đi cứ để bác giúp đỡ trông coi cho, dù sao cũng ở cùng một thôn, ngày thường có gì bác cả lại sang xem nhà cửa thế nào, ít nhất cũng không để cho người lạ vào trong.
Tôi cũng không nghĩ nhiều, gật đầu đồng ý, sau rồi thấy bác gọi điện cho tôi quá nhiều để hỏi lấy cái này cái nọ nên tôi đưa luôn chìa khóa cho bác cầm.
Nói đến căn nhà, tôi cũng chưa nghĩ đến việc sau này sẽ sắp xếp ra sao, bởi cả mẹ và bố dượng tôi đều đã qua đời, tôi thì sống ở thành phố, hầu như chẳng quay về nhà cũ mấy, nếu như sau này có quay về thì cũng chỉ là lúc nào đó rảnh rỗi về ở một thời gian, yên tĩnh nhớ lại khoảng thời gian xưa cũ gia đình ở cạnh nhau. Căn nhà đó vẫn còn khá đẹp, ngày trước lúc bố dượng tu sửa lại cũng bỏ ra khá nhiều tiền đầu tư, mẹ tôi thích hoa nên ông làm một nhà kính trên tầng 2, trồng đủ các loại hoa cỏ, sau vườn có một mảnh đất nhỏ trồng thêm các loại rau củ quả khác. Sau khi bố dượng và mẹ tôi bắt đầu nghỉ ở nhà, tôi cũng mua sắm khá nhiều máy móc mới lắp đặt trong nhà để tiện cho ông bà sinh sống. Tuy nhà không mới nhưng cũng đầy đủ tiện nghi, chỉ là tôi giờ không có nhu cầu sử dụng nữa nên để lại cho bác cả và chú út cũng không tệ.
Nửa năm trôi qua, ngày lễ đến, tôi được nghỉ nên trở về quê một chuyến, về đến nơi tận mắt chứng kiến làm tôi nổi cơn thịnh nộ, cực kì giận dữ. Lúc tôi đẩy cửa vào nhà, trong sân chất đầy rác, nào là công cụ làm ruộng, nào là đồ chơi trẻ con, có cả vài thùng giấy, bao tải đồ nhựa các kiểu, cả cái sân không có chỗ nào đặt chân xuống được, khiến tôi cực kì không vui. Không chỉ vậy, tôi phát hiện ra có dấu tích người khác từng ở trong căn phòng của bố dượng và mẹ, trên giường có chăn, gối, nồi niêu xoong chảo trong bếp cũng có dấu hiệu bị người khác dùng qua. Trong một phút tôi bỗng hoảng hốt, tôi tưởng có trộm vào đây, sợ xảy ra chuyện ngoài ý muốn, tôi vội cùng chồng chạy sang nhà bác cả, không ngờ con trai lớn nhà bác cả rất thản nhiên nói với tôi:
“Chú út lớn tuổi rồi, nhà chú ấy về đây dưỡng già nhưng không có chỗ ở nên quay về nhà cũ ở rồi, có sao không?”.
Nó còn hỏi tôi có sao không cơ đấy, tôi chỉ cố cười gượng lắc đầu nói không sao. Cậu con trai liền gọi điện cho chú út, bảo vợ chồng chú út sang đây. Một lát sau, hai người họ xuất hiện trước mặt tôi, vừa hỏi tôi sao lại quay về, vừa hỏi tôi sống thế nào, khá là nhiệt tình, nhưng lại khiến tôi có cảm giác xa cách. Tôi điều chỉnh lại tâm trạng rồi trịnh trọng nói mục đích về quê lần này của mình, một là về thăm nhà cũ, dọn dẹp lại cho sạch sẽ, hai là muốn về đây sống một thời gian, tận hưởng cảm giác thanh bình ở quê. Thế nhưng giờ đây nhà có người khác ở nằm ngoài dự liệu của tôi, bọn họ không báo trước với tôi mà tự tiện chuyển vào, khiến tôi có chút phật lòng. Tôi thử thăm dò để cho chú út chuyển ra ngoài, để sau này tôi và chồng về nhà ở, thế nhưng chú út lại hùng hồn nói:
“Ôi dào, các cháu ở thành phố sống sướng thế còn gì, cái gì chẳng có, ở quê thì chẳng có gì, về đây làm gì cho khổ ra, thôi cứ quay về thành phố đi, căn nhà này cháu để lại cho chú là được, cháu cứ yên tâm, đồ đạc trong nhà chắc chắn không động đến”.
Tôi nén giận nói:
“Thôi đừng chú ạ, bây giờ cháu thật sự muốn về nhà ở, thỉnh thoảng chúng cháu cũng phải quay về xem thế nào, rồi ở lại một thời gian, hồi trước chú chỉ nói là để nhờ đồ sang sân nhà, chứ có bảo là để ở đây đâu nhỉ?”.
Thế nhưng sự bất mãn của tôi trong mắt bác cả và chú út lại biến thành trò giận dỗi vớ vẩn của trẻ con, một đằng thì họ nói sau này sẽ dọn đi, một đằng lại bảo tôi đừng quay về đây, ở quê không tiện như ở phố, từng câu từng chữ đều bày rõ ý muốn tiếp tục ở lại đây. Tranh luận một hồi, tôi kiên quyết nói với bọn họ:
“Chú út ạ, căn nhà này chúng cháu chắc chắn phải ở lại, chú thu dọn đồ đạc của chú đi, đến hè chúng cháu còn định quay về đây nghỉ mát nữa”.
Thế là kết thúc cuộc giằng co, chú út mặt sưng mày sỉa dọn đi.
Video đang HOT
Tôi cứ nghĩ chuyện này cứ thế mà qua, gia đình chú út chắc sẽ dọn đi thôi, nhưng thật chẳng ngờ hơn một tháng sau, cuộc sống bình yên của tôi lại bị cả hai nhà chú út và bác cả tìm đến làm xáo trộn, khiến tôi lúng túng không biết phải xử lý sao.
Sau màn ra mắt đó, họ cũng không lòng vòng nữa, con trai nhà chú út trực tiếp nói thẳng:
“Căn nhà của bác hai thực chất là ông bà nội để lại, bố em với bác cả cũng có phần, chẳng qua là mấy năm nay bác hai không có nhà riêng nên mới tu sửa lại nhà cũ, nhưng bên trong nhà vẫn có phần của mọi người. Hôm nay đến đây là để bàn bạc với chị chuyện căn nhà cũ đó, hoặc là cả nhà em chuyển vào ở, hoặc là bán quách đi rồi chia tiền ra”.
Ảnh minh họa
Lúc đó tôi ngây ra, bao nhiêu năm trôi qua rồi, đương nhiên tôi biết rõ căn nhà đó lúc trước là của ông bà nội, nhưng quyền sở hữu căn nhà đã sớm sang tên bố dượng tôi rồi. Bố dượng tôi không con cái gì, cũng không tiêu đến tiền của ông bà nội như bác cả và chú út, bao năm qua đều do bố dượng và mẹ tôi chăm sóc phụng dưỡng ông bà, tất cả chi phí thuốc men thăm khám đều chỉ có 2 người gánh vác. Vậy nên sau khi ông nội mất, căn nhà này mới để lại cho bố dượng tôi sở hữu, hơn nữa trước lúc lâm chung ông cũng để lại nhà cho tôi rồi. Tôi trình bày lại một lượt từ đầu đến cuối câu chuyện cho họ nghe, nhưng họ lại không chịu, ai ai cũng nhao nhao đòi chia nhà bằng được, thậm chí còn nói:
“Cháu ở thành phố sung sướng thế, sao cứ nhất quyết tranh giành cái nhà bé tí ở thôn làm gì. Nếu không quyết được thì thôi, dù sao cũng có người hỏi mua nhà rồi, trả tận hơn 1 tỷ đấy, lúc đấy chúng ta cứ chia đều ra, chú với bác cả 900 triệu, còn đâu phần cháu.”
Lúc này tôi thật sự tức giận rồi, nhà này không thể để họ ngang nhiên quyết định ở hay bán thế được, lại còn đòi lấy tận 900 triệu, phần cho tôi có một phần bé tí, đây không phải ăn cướp trắng trợn thì là gì? Chồng tôi đột nhiên đứng dậy nói nhà là của bố dượng cho tôi, bán hay không, chia tiền thế nào là do tôi quyết định chứ không đến lượt họ, còn mời họ xem di chúc bố dượng để lại. Thế nhưng cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì, tất cả xông vào cãi nhau, nhất là mấy đứa thanh niên cậy sức trẻ khoẻ làm ầm ỹ lên đòi xem di chúc bằng được. Đúng lúc cả nhà đang náo loạn thì ở cửa xuất hiện một bóng người nói:
“Mọi người đừng cãi nhau nữa, tôi có mang một thứ đến cho mọi người đây”.
Tất cả dừng lại nhìn ra ngoài cửa, thì ra là con trai tôi tan học trở về. Không biết nó đứng ngoài cửa bao lâu rồi, tôi vội gọi nó về phòng, thế nhưng nó lại nói có một thứ phải lấy ra xem.
Ngay sau đó, con trai tôi rút điện thoại ra, bật một đoạn ghi âm lên. Tôi ngỡ ngàng, tôi nghe thấy giọng của bố dượng trong đoạn ghi âm đó, tôi thật sự không biết đoạn ghi âm này có tồn tại. Con trai tôi nói:
“Đây là đoạn ghi âm hồi trước ông ngoại bảo con ghi lại, con vẫn giữ đến giờ đây”.
Ghi âm rất rõ ràng, giọng của bố dượng phát ra:
“Đời này tôi không sinh được con, nhưng tôi có vợ, có một cô con gái ngoan, sau khi đi rồi, tất cả tài sản của tôi sẽ chuyển sang tên con gái, nhất là căn nhà cũ ở quê lúc hai cụ nhà tôi còn tại thế đã giao lại cho tôi. Chuyện này anh cả và chú út cũng biết rõ, cả đời này hai anh chẳng ở bên chăm sóc bố mẹ được bao nhiêu, đều do một tay tôi và vợ phụng dưỡng hai cụ, cho nên lúc đầu chia nhà hai anh cũng đã đồng ý rồi. Vậy nên căn nhà cũ đó hai người không được động đến, nhất là chú út, tôi biết chú không có nhà ở quê, tôi sợ sau khi tôi đi rồi chú quay về quê dưỡng già, chú muốn đến nhà tôi ở, vì vậy tôi phải ghi âm lại, nói rõ ràng căn nhà cũ đó là tôi để cho con gái tôi. Trần Thị Lệ. Đến lúc nào đó hai người mà dám cướp nhà thì con gái cũng đừng sợ, con cứ đi kiện ra tòa mà đòi lại tài sản của mình nhé, vì tất cả đều là bố để lại cho duy nhất mình con…”.
Ngoài ra bố dượng còn dặn dò thêm một số chuyện khác, nhưng quan trọng nhất vẫn là đoạn ghi âm chia nhà đó, coi như đặt dấu chấm hết cho tất cả những tranh luận vừa xảy ra. Hai nhà bác cả và chú út im lặng một lúc lâu không nói gì, ai nấy mặt mũi đỏ bừng vì xấu hổ. Cuối cùng họ nặn ra một nụ cười ngượng ngùng rồi xua tay, thôi, người một nhà cả, sau này cháu về quê thì cháu cứ ở đó, chú bác cũng không ép nữa.
Họ rời đi mãi một lúc sau tôi vẫn chưa thể bình tĩnh lại. Tôi khóc oà lên như một đứa trẻ. Tại sao bố dượng lại tốt với tôi như thế, rõ là hai người khác máu tanh lòng, vậy mà ông yêu thương tôi hơn cả những người có quan hệ máu mủ. Đến cả chuyện căn nhà cũ ông cũng đã nghĩ đến trước rồi, ông chuẩn bị tất cả mọi thứ để bảo vệ tôi. Trong lòng ông sớm đã coi tôi là con gái ruột, còn tôi thì sao, đến tận lúc ông nhắm mắt tôi vẫn không thốt ra nổi tiếng gọi “bố”. Giờ có hối hận thì cũng muộn màng lắm rồi…
Mẹ qua đời, tôi muốn đưa bố dượng vào viện dưỡng lão nhưng ông xua tay nói một câu khiến tôi quyết định lắp camera giám sát
Bố dượng nói tôi cứ lo bò trắng răng, nhưng trong lòng tôi lại rất yên tâm.
Tôi tên Lệ, năm nay 48 tuổi, hơn bốn mươi năm trước, lúc tôi mới 6 tuổi thì theo mẹ về nhà bố dượng ở. Lúc đó tôi đã bắt đầu ghi nhớ được sự việc, từ khi tôi 3 tuổi thì bố đẻ qua đời nên trong trí nhớ của tôi, chỉ có mình mẹ mà thôi.
Lúc đó ở nhà thật sự rất khó thở, ông bà nội tôi là người khó tính, lúc bố tôi còn sống, ông bà hầu như chẳng để ý gì đến đứa cháu là tôi, cộng thêm ông bà ngoại tôi cũng thờ ơ, từ đầu đến cuối chẳng quan tâm gì nhiều đến mẹ con tôi hết.
Tôi vẫn nhớ như in mỗi ngày hai mẹ con tôi chỉ được uống chút cháo loãng, ăn một ít dưa củ cải mặn, đến cả bánh ngô cũng phải bẻ nửa cái ra mà ăn. Lúc đó cuộc sống vô cùng khổ cực, mẹ tôi không có tài cán nghề nghiệp gì, hàng ngày chỉ biết mang tôi đến lò gạch trong thôn để bê gạch, đẩy xe gạch, kiếm được chừng nào hay chừng ấy. Rất nhiều người nói hai mẹ con tôi đáng thương quá, nhưng cũng chỉ nói miệng mà thôi, cuộc sống vẫn là của chúng tôi, phải tự vượt qua.
Sau này mẹ tôi quen một người đàn ông, cũng chính là bố dượng của tôi, hai người được một cô làm cùng ở lò gạch giới thiệu cho. Bố dượng tôi không phải người trong thôn, ở cách chúng tôi một đoạn, hai người gặp mặt nhau vài lần thì nảy sinh tình cảm. Lúc mới đầu mẹ tôi quen bố dượng, mẹ rất sợ bị người ta nói ra nói vào, hơn nữa mẹ còn có tôi, bố dượng lại chưa kết hôn bao giờ, chuyện này ở thời đó rất dễ bị người xung quanh đem ra bàn tán.
Hai người quen nhau được khoảng 2 năm, do bố dượng tôi thật lòng theo đuổi và dùng tấm chân tình đối đãi, mẹ tôi cuối cùng cũng đồng ý về chung một nhà với ông. Hôn lễ khá đơn giản, ông bà nội không tham dự, ông bà ngoại cũng thế, đến cả bố mẹ đẻ của bố dượng tôi cũng không đến. Đám cưới không có một bậc cha chú nào của bố mẹ tôi đã được tổ chức đơn giản như vậy đấy, đặt tiệc ở trong nhà hàng, phần lớn khách là bạn bè thân quen, tiệc rượu vui vẻ xong thì bố mẹ chính thức thành vợ chồng.
Sau đám cưới, mẹ liền đưa tôi đến nhà bố dượng để sinh sống. Trong nhà khá đông vui, có ông bà, hai người chú và bác (anh em của bố dượng). Nhà cũng rộng, trong nhà rất nhiều phòng nên hầu như là mỗi người một phòng. Để tiện cho mẹ tôi, bố dượng còn dày công trang trí lại căn phòng của hai người.
Ngặt một nỗi là nhà đông người như vậy, thế nhưng người thật sự chào đón mẹ tôi lại chỉ có bố dượng và bác dâu. Chú út và bác cả chẳng có ý kiến gì, ông bà cũng không nói năng câu nào. Mẹ con tôi phải cố gắng hòa nhập với gia đình mới này, bình thường quan hệ của mẹ với bác dâu khá gần gũi, thường cùng bác dâu cơm nước giặt giũ. Tôi lúc đó mới 6 tuổi, ngoài ông bà nội mới ra, những người khác khá thích gặp tôi, ví dụ như bác cả thỉnh thoảng sẽ cho tôi kẹo ăn, chú út sẽ mua cho tôi mấy cây kem, những điều này tôi đều ghi nhớ trong lòng.
Sau khi tôi đi học, học phí của tôi do bố dượng chi trả, mẹ tôi ở nhà làm ruộng với bác dâu, bố dượng ra ngoài làm việc ở lò gạch. Cuộc sống trôi qua khá yên ả, cũng rất hạnh phúc.
Ảnh minh họa
Ngày tháng trôi qua, gia đình bác cả xây một căn nhà mới khá đẹp ở trong thôn nên chuyển đi, chú út cũng lấy vợ, hai vợ chồng đến nơi khác làm thuê kiếm sống, trong nhà chỉ còn lại ông bà nội cùng gia đình tôi. Ngày thường không có vấn đề gì, ai làm việc người ấy, lúc ăn cơm thì vẫn ngồi cùng với nhau, mẹ tôi hay nói với bố dượng rằng cứ làm việc thôi, chờ đến lúc ông bà công nhận người con dâu này thì cuộc sống sẽ dễ thở hơn nhiều. Cứ như vậy, mẹ tôi làm luôn chân luôn tay, nhưng ông bà vẫn không để mẹ tôi vào mắt, bởi mẹ tôi không thể sinh con được nữa.
Thực ra sau khi kết hôn, mẹ và bố dượng luôn mong mỏi có một đứa con, thế nhưng mãi không mang thai, khiến ông bà cực kì không vui. Cho nên mẹ tôi lúc nào cũng là người thấp cổ bé họng nhất trong nhà, tuy làm việc nhiều nhất thế nhưng chỉ nhận lại những cái liếc mắt xem thường. May rằng bố dượng tôi là người rất tốt, bố không hề để ý chuyện con anh con tôi con chúng ta, cũng không để ý chuyện mẹ tôi không sinh được con nữa, càng không để ý đến tên họ của tôi, bố vẫn đối tốt với mẹ con tôi như trước, lúc nào cũng bảo vệ hai mẹ con tôi. Tuy rằng bố dượng mua quần áo, mua đồ ăn ngon cho tôi, lúc nào cũng gọi tôi là con gái, còn dạy tôi gọi bố dượng là bố, thế nhưng mãi tôi chẳng thể mở miệng gọi một tiếng bố được, chỉ gọi bố dượng là chú, cho đến tận lúc bố dượng rời xa trần thế tôi cũng vẫn chỉ gọi bố là chú.
Lúc tôi lên cấp ba, bố dượng nhờ vả các mối quan hệ để cho tôi được vào trường cấp 3 trong huyện đi học. Sau khi ông bà qua đời, căn nhà được bố mẹ sửa lại khang trang hơn, bởi căn nhà này được để lại cho bố dượng tôi, chú út và bác cả đều có nhà riêng rồi. Tôi cũng có phòng riêng của mình, bố dượng còn tự tay trang trí phòng cho tôi, khiến tôi cảm thấy vô cùng ấm áp, tôi rất thích ngồi trong căn phòng đó đọc sách, làm bài tập. Kí ức đó đến giờ tôi vẫn nhớ rõ. Học xong cấp ba, tôi thi đỗ đại học Sư phạm, phải vào thành phố đi học.
Lúc đi cả bố dượng và mẹ cùng tiễn tôi, gói cho tôi túi to túi nhỏ rất nhiều đồ đạc và đồ ăn, sợ tôi ăn uống tiết kiệm, bố dượng còn đưa cho tôi rất nhiều tiền, cả tiền để dành cất trong gối cũng lôi ra hết, chỉ sợ tôi bị đói thôi. Mẹ tôi lệ nhoè mắt, tôi cũng hết sức cảm động, tôi nhớ lại từ nhỏ đến lớn, từ 6 tuổi đến 18 tuổi, 12 năm ròng bố dượng hết lòng chăm sóc tôi và mẹ, tôi nhất định không bao giờ quên.
Cuộc sống sinh viên trôi qua rất nhanh, tôi có bạn trai, rồi ra trường, đi làm, cuộc sống phát triển theo chiều hướng tích cực. Bố dượng và mẹ cũng có một cửa hàng ăn nhỏ ở trong huyện, ban ngày thì bận bán hàng ăn, tối đến vẫn bận rộn dọn dẹp đến 11, 12 giờ đêm mới về nhà nghỉ ngơi. Mẹ tôi càng ngày càng béo lên, có thể thấy mẹ đang rất hạnh phúc với cuộc sống của mình, cũng rất hạnh phúc bên bố dượng.
Năm 25 tuổi tôi lấy chồng, khi đó tôi đã đi làm được vài năm, chồng tôi chính là người bạn trai thời đại học. Tình cảm của chúng tôi rất tốt, bố mẹ anh ấy cũng khá thích tôi, còn mua cho chúng tôi một căn nhà để ở sau khi cưới.
Chồng tôi hiểu hoàn cảnh gia đình vợ, biết rõ câu chuyện của mẹ tôi, còn từng nói đợi cưới xong sẽ đưa mẹ về ở cùng hai vợ chồng, để bố dượng ở một mình. Tôi nghe xong thì từ chối, mẹ tôi cũng không đồng ý, mẹ còn mắng tôi một trận, bởi trong lòng mẹ, bố dượng sớm đã trở thành tất cả tài sản của bà rồi. Bà còn tức giận vì mãi tôi không chịu gọi dượng là bố. Nhưng tôi đã quen gọi chú bao nhiêu năm rồi, giờ thật sự rất khó sửa, tôi không phủ nhận tấm lòng của ông, tôi cũng tình nguyện chăm sóc cả hai khi đến tuổi xế chiều, nhưng chuyện gọi bố đối với tôi thật sự rất khó. Chưa kể dượng cũng không bắt ép tôi gọi bố nên chuyện này cứ vậy mà qua.
Cưới nhau được một năm thì tôi sinh con, bố mẹ chồng tôi đến ở cùng nên dượng và mẹ tôi không đến được, do nhà chật không đủ phòng. Bố dượng tôi sợ mẹ lo cho con gái nên hai ông bà thuê nhà gần khu chỗ tôi, ban ngày mẹ đến chăm sóc tôi, giúp tôi chăm cháu, bố dượng tìm một công việc ở ngoài để kiếm tiền sinh hoạt.
Tấm lòng của hai người khiến tôi cực kì cảm động, tiền bố dượng kiếm được trừ đi phí sinh hoạt đều đưa lại cho tôi hết. Hai ông bà ở lại gần một năm thì về lại quê cũ. Trước khi ra về, mẹ đưa cho tôi 50 triệu, bảo đây là tiền bố dượng để dành cho tôi, sợ tôi ở thành phố chi tiêu nhiều thứ, nuôi con nhỏ áp lực, tôi từ chối không nhận thì dượng nói:
"Tiền này chú với mẹ con để cũng chẳng dùng đến, các con cứ lấy mà tiêu, giờ đang lúc phải chi tiêu nhiều thứ, giờ con phải gọi chú là ông ngoại thay em bé rồi đấy, đừng có gọi chú nữa nhé!".
Nghe xong, tôi cười mãi không dừng được, liên tục gật đầu đồng ý.
Có lần bố dượng bị ốm phải nằm viện, tôi liền xin nghỉ dài ngày, chạy về chăm cùng với mẹ. Tuy không có gì đáng lo, nhưng dượng vẫn phải nằm viện hai tuần, sau khi ra viện tôi còn mua rất nhiều đồ tẩm bổ, dặn dò mẹ tôi và bố dượng phải chú ý sức khoẻ, không được để ốm như vậy nữa. Ông cười nói:
"Con gái ơi, lúc nhỏ bảo con gọi bố thì nhất quyết không gọi, bây giờ già thế này rồi con lại chạy về chăm sóc, người ta ngưỡng mộ chú lắm đấy, có cô con gái ngoan thế này cơ mà!".
Năm ngoái mẹ tôi qua đời, đáng lẽ thời gian bố dượng nằm viện tôi cũng phải chú ý đưa mẹ đi kiểm tra sức khoẻ luôn, nhưng tôi sơ suất, để rồi mẹ bị nhồi máu não mà ra đi. Chuyện này khiến tôi hối hận vô cùng, cứ tự trách mình mãi. Lo hậu sự cho mẹ xong, bố dượng liên tục an ủi tôi:
"Con đừng buồn, mẹ con sống đời này rất hạnh phúc mãn nguyện rồi, có đứa con gái hiếu thảo như con cũng là niềm vui lớn lao của bà ấy, cũng do chú không chăm sóc bà ấy cẩn thận, biết mình sức khoẻ kém mà không đi khám, bây giờ cũng không kịp nữa. Người ở quê vậy đấy con ạ, có bệnh nhưng cứ lần lữa không đi bệnh viện, sau này con không được thế nhé, khó chịu ở đâu phải đi bác sĩ ngay, chữa trị kịp thời cũng yên tâm hơn".
Mẹ không còn nữa, tôi lo bố dượng ở một mình không yên tâm nên muốn đưa ông vào viện dưỡng lão, hoặc thuê một căn nhà gần nhà tôi để tôi tiện chay qua chạy lại, thế nhưng ông xua tay nói:
"Chú không đi đâu, chú có nhà ở quê rồi, bây giờ ở quê cũng phát triển lắm, cái gì cũng có, sau này có thời gian thì con về thăm chú là được rồi".
Thấy bố dượng như vậy nên tôi cũng không ép nữa. Sau đó, cứ cách 3 ngày tôi lại gọi điện hỏi thăm ông một lần, tháng nào tôi cũng biếu ông tiền tiêu, dù ông không nhận tôi vẫn cứ đưa, cách ba tháng tôi về quê thăm ông một chuyến, mua cho ông thật nhiều đồ tẩm bổ. Sợ ông ở một mình gặp chuyện, tôi lắp một chiếc camera giám sát, có gì tôi sẽ phát hiện kịp thời. Bố dượng nói tôi cứ lo bò trắng răng, nhưng trong lòng tôi lại rất yên tâm, miễn dượng không làm sao là được.
Bố dượng qua đời để lại nhà cửa cho con gái riêng của vợ, họ hàng rắp tâm chiếm đoạt tài sản: Ai ngờ "gừng càng già càng cay" (P1) Bố dượng tôi qua đời chưa được bao lâu thì họ hàng của bố đã kéo nhau đến tận nhà tôi chất vấn. Mẹ tôi đã qua đời vào năm ngoái, khi ra đi bà vừa tròn 65 tuổi. Dù tôi đã chuẩn bị trước tinh thần cho ngày này, thế nhưng sự ra đi của mẹ khiến tôi mãi chưa thể trở...