Cuối tháng, tôi luôn nhận được 5 triệu đồng và sự thật xúc động
Sau ly hôn, tôi bỗng nhận được 5 triệu đồng. Những tháng sau đó, cứ đến ngày 30, tiền lại đổ vào tài khoản mà tôi thực sự không biết người gửi.
Tôi vốn là người phụ nữ sống nội tâm, yêu thương ai sẽ dành hết tâm tư, tình cảm. Nhưng cuộc đời không cho tôi may mắn khi liên tục gặp trắc trở trong tình yêu.
Trước khi gặp chồng mình, tôi từng yêu 2-3 người nhưng tất cả đều chia tay trong hoàn cảnh éo le. Lần nào, tôi cũng phải chịu đau khổ một thời gian dài.
Có lúc tôi nghĩ, không hiểu kiếp trước mình làm việc gì để kiếp này phải chịu sự bất công, bị đày đọa chuyện tình cảm. Những người đàn ông tôi yêu, tôi đều đối xử chân thành, hết lòng với họ.
Nhưng người phản bội tôi, người thì sở khanh, kẻ chỉ biết lợi dụng thân xác. Một thời gian dài, tôi không dám yêu ai, sống cô độc, chẳng muốn gặp gỡ những người bạn mới.
Cuộc sống hôn nhân cuối cùng lại không êm đềm như tôi tưởng (Ảnh minh họa: Sina).
Tôi gặp gỡ, yêu rồi cưới người chồng hiện tại do mai mối. Ban đầu, tôi tặc lưỡi cho xong nhưng chẳng ngờ tôi lại yêu chồng mình vô điều kiện. Anh đẹp trai, ăn nói dễ nghe và rất chu đáo với phụ nữ. Tôi cũng là người có công ăn việc làm tốt, ngoại hình xinh xắn đâu thua gì ai.
Nhiều người nói tôi hơi cá tính, có chút “đàn ông” nên cần mềm mại hơn một chút. Tôi cho rằng, mỗi người đàn ông có một gu riêng. Người thích con gái thùy mị, nết na, người lại thích những cô nàng như tôi.
Ngày làm đám cưới, bạn bè đến chúc mừng rất đông. Chồng tôi đứng trên sân khấu nói nhiều điều ngọt ngào khiến tôi thực sự xúc động. Tôi may mắn có gia đình chồng tốt, mẹ chồng yêu thương tôi như con gái. Những tưởng như vậy là mình sẽ có cuộc sống sung túc, đủ đầy nhưng nào ngờ, chồng tôi lại phải lòng nữ đồng nghiệp trẻ ở công ty.
Anh như bị bùa mê thuốc lú, bỏ bê vợ con, chạy theo nhân tình thông ngày đêm. Anh mặc kệ tôi khóc lóc cũng không quay đầu. Sau nhiều tháng cố níu kéo không có kết quả, tôi chấp nhận ly hôn.
Ngày tôi bơ vơ dọn ra ngoài ở, ai cũng thương xót. Ở đời, đúng là không ai có thể nói trước được điều gì. Hôm nay còn được người người ngưỡng mộ vì hạnh phúc, ngày mai có thể ly hôn.
Tôi từ biệt bố mẹ chồng, ra ngoài thuê nhà sống với con gái. Dù rất xót tôi, mẹ chồng không còn cách nào khác. Vì kinh tế khó khăn, thu nhập không quá cao nên tôi phải gắng sức tiết kiệm, lo cho con.
Nhưng sau hai tháng ly hôn, tôi bất ngờ nhận được khoản tiền 5 triệu đồng đổ vào tài khoản. Tôi lo sợ ai đó chuyển nhầm nên đăng lên mạng xem có người nào nhận không.
Video đang HOT
Tháng thứ 2, thứ 3 cũng vậy, tôi đều nhận được khoản tiền đó đúng vào ngày cuối tháng. Khi tôi định ra ngân hàng hỏi về nguồn gốc số tiền, bố chồng gọi điện tới. Bố mẹ nói vì thương tôi và con vất vả nên bố mẹ trích tiền tiết kiệm cho tôi nuôi cháu. Số tài khoản đó là một người quen bố nhờ. Mỗi tháng bố mẹ sẽ gửi như tiền lương để tôi đỡ khổ.
Ban đầu, bố mẹ ngại không nói với tôi vì sợ tôi từ chối. Nhưng nếu không biết rõ số tiền, tôi sẽ lo lắng, không dám nhận nên bố mẹ phải công khai.
Tôi hết lời từ chối nhưng mẹ chồng lại nghẹn ngào: “Đây là tiền mẹ cho cháu mẹ, không phải cho con nên con không cần suy nghĩ. Cháu là cháu nội của ông bà. Bố nó không có trách nhiệm, ông bà sẽ có trách nhiệm. Ông bà chỉ có một người con dâu là con nên sau này thế nào, con và cháu vẫn mãi là người thân của chúng ta”.
Lời mẹ chồng nói khiến tôi nghẹn ngào. Thực sự tôi chưa từng nghĩ mình lại gặp được gia đình chồng tốt như vậy. Giá như chồng tôi hiểu chuyện, giá như anh không phải lòng người đàn bà khác, tôi sẽ là người phụ nữ hạnh phúc nhất thế gian này. Nhưng trên đời đâu có hai chữ “giá như”…
Bố mẹ giành giật con ngay trước cổng trường, thái độc của đứa trẻ khiến ai nấy đều nghẹn lòng
Trên mạng xã hội Trung Quốc đang lan truyền nhau hình ảnh người mẹ vừa ôm con vào lòng thì người bố lao tới giành giật.
Hai người cãi nhau gay gắt, còn đứa trẻ gào khóc vì sợ hãi. Cụ thể, câu chuyện đau lòng trên xảy ra tại Giang Tây (Trung Quốc).
Được biết vào ngày 9/9 vừa qua, người phụ nữ đến đón con tại cổng trường học ở Giang Tây. Nhưng khi người mẹ vừa ôm con vào lòng thì người bố lao tới giành giật. Hai người cãi nhau gay gắt, còn đứa trẻ gào khóc vì sợ hãi.
Cặp vợ chồng giành giật con ngay trước cổng trường khiến dân tình chú ý. Ảnh: Sohu
Theo Sohu, bố mẹ cậu bé đã ly hôn và người bố được quyền nuôi con. Hai bên đã thương lượng thời gian người mẹ có thể đến thăm con. Và thời điểm con tan học có lẽ không phải thời gian thăm con như thỏa thuận. Vì vậy người đàn ông đã hét vào mặt vợ cũ: "Cô đi đi, đừng làm phiền chúng tôi nữa. Hãy sống cuộc sống của riêng cô đi". Người phụ nữ cũng đáp trả: "Anh đang làm gì thế, nó là con tôi mà".
Đoạn video sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội thu hút sự chú ý của nhiều người. Đa số cho rằng cặp vợ chồng quá ích kỷ khi chỉ quan tâm tới cảm xúc của bản thân mà không để ý tới con cái. Một số người lại nhận định cặp đôi vẫn còn tình cảm với nhau nên mới tranh giành con cái như vậy. Họ dù sao cũng là cha mẹ, đều yêu thương con nhưng cách xử lý không phù hợp.
Cha mẹ ly hôn, con cái chính là người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Câu chuyện của cặp đôi khiến nhiều người nhận ra rằng, khi đã có con, mọi chuyện đều phải suy nghĩ kĩ càng. Ly hôn không có nghĩa là từ bỏ trách nhiệm với con cái. Ngược lại, cha mẹ càng cần phải cố gắng bù đắp, tạo môi trường yêu thương cho con nhiều hơn để con tránh bị thiệt thòi.
Nếu cả hai không thể bình thường sau ly hôn thì cũng không nên cãi vã trước mặt con cái. Việc này sẽ khiến chúng bị ám ảnh mãi về sau.
Đứa trẻ hoảng loạn khóc lớn khiến những người có mặt xót xa. Ảnh: Sohu.
"Tình yêu thương của cha mẹ là tài sản quý giá nhất của con cái nhưng tình yêu thương cũng phải đúng mức và có chừng mực. Đừng để con cái trở thành nạn nhân. Tôi mong mọi đứa trẻ đều có thể có một tuổi thơ hạnh phúc và tuyệt vời", một người bình luận.
6 điều nên làm để con không bị tổn thương sau khi cha mẹ ly hôn
Hãy nói với con về việc ly hôn
Nên cho trẻ hiểu rằng việc chia tay giữa bố mẹ là quyết định của riêng bố mẹ, và nó không ảnh hưởng đến tình yêu thương của bố mẹ dành cho con. Chúng ta nên nói rõ ràng với trẻ về sự chia ly, đặc biệt với các bé trên 6 tuổi vì ở độ tuổi này trẻ bắt đầu có thể nhớ về thời gian sống chung của cả bố mẹ, hiểu được về sự chia ly. Điều này nên nói ít nhất 2 tuần trước khi chia ly và cả bố mẹ cùng ngồi nói chuyện với trẻ.
Công khai khi đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần
Sẽ phải mất một quá trình cân nhắc, suy nghĩ trước khi quyết định tiến tới việc ly hôn. Tuy nhiên, hãy dành cho bản thân một khoảng thời gian để xem xét nên và không nên làm gì sau khi chuyện này xảy ra. Hãy nghĩ trước tất cả những tình huống sẽ phải đối mặt và chuẩn bị thật sẵn sàng mọi thứ, kể cả chuyện phải nói với con.
Ưu tiên chăm sóc sức khỏe tinh thần, những tổn thương tâm lý mà bạn và con trẻ có thể gánh chịu trong thời điểm khó khăn này. Không thay đổi tình trạng hôn nhân trên tài khoản mạng xã hội cho đến khi có phán quyết cuối cùng của tòa án tránh những ý kiến trái chiều vô tình khiến sự việc trở nên ầm ĩ, phức tạp.
Không nói xấu người kia trước mắt con cái
Nhiều người có xu hướng đổ lỗi hoặc trách móc nửa kia trước mặt con cái khiến con cảm giác không thể tin tưởng vào người mà mình từng rất yêu thương nữa. Ảnh minh họa.
Đây là điều tối kị, là một quy tắc quan trọng trong văn hóa ly hôn đối với cặp đôi hậu chia tay. Khi không thể hàn gắn, chung sống với nhau nữa, ai đúng ai sai đã không còn quan trọng, hãy cư xử với nhau bằng phép lịch sự tối thiểu.
Nhiều người có xu hướng đổ lỗi hoặc trách móc người kia trước mặt con như "bố mày tệ hại lắm, uống rượu còn ngoại tình, không xứng đáng làm bố", hay "mẹ con là người phụ nữ xấu xí và độc ác nhất trên đời này mà bố từng gặp"... Những lời nói đó sẽ khắc ghi vào trong tâm trí con, khiến con cảm giác không thể tin tưởng vào người mà mình từng rất yêu thương nữa.
Gìn giữ hình ảnh đẹp trong mắt con
Dù cho việc ly hôn có xảy ra thì những đứa trẻ nên được đối xử tốt trong mọi hoàn cảnh. Giảm bớt cái tôi cá nhân để tìm tiếng nói chung trong việc nuôi dạy con. Giúp nhau gìn giữ hình ảnh đẹp trong mắt con là rất quan trọng. Hãy thống nhất quan điểm, dù cuộc hôn nhân của bố mẹ không thành công nhưng tình yêu thương, quan tâm của bố mẹ dành cho con không bao giờ thay đổi.
Khi trẻ không sống cùng mẹ
Với trẻ trên 6 tuổi, khi trẻ phải sống xa bạn, bạn nên chỉ trẻ cách liên lạc bí mật với bạn khi trẻ có việc cấp bách như bị đánh đau hay bị nguy hiểm như nhờ cô hàng xóm điện thoại cho mẹ...
Đừng để con rơi vào tình huống xấu trước khi quá muộn
Tâm lý của trẻ trong 1 năm đầu sau cuộc ly hôn của bố mẹ thường sẽ rất tiêu cực. Ảnh minh họa.
Tâm lý của trẻ trong 1 năm đầu sau ly hôn của bố mẹ thường ít nói, khóc nhiều và khó chia sẻ. Do đó, trẻ rất ít chia sẻ những điều trẻ đang chịu đựng khi gặp mặt bạn trong vài giờ ngắn ngủi. Bạn nên biết cách quan sát những dấu hiệu để nhận ra liệu trẻ có đang bị ngược đãi hay lạm dụng như:
- Trẻ hay ôm bạn và khóc, ít nhìn vào mặt bạn khi trò chuyện.
- Vết bầm trên những phần của cơ thể trẻ.
- Trẻ tỏ ra muốn về với bạn như khóc lóc hay muốn kéo dài thời gian bên bạn. Điều này có thể trẻ đang có sự lo lắng nhất định. Bạn nên bình tĩnh, thể hiện sự quan tâm gợi mở bằng những câu hỏi về sinh hoạt hằng ngày của trẻ để dần hiểu vấn đề, hơn là hỏi trực diện: ai làm hay tỏ vẻ tức giận, điều này sẽ làm trẻ sợ hãi và có thể giấu giếm.
- Dù chia ly do nguyên nhân bên nào nhưng trẻ vẫn cần cuộc sống hạnh phúc và bình yên cho riêng trẻ nên cha mẹ không nên chỉ trích lẫn nhau.
- Không nên cấm đoán trẻ gặp lại mẹ hay bố mình vì trẻ cần có tình yêu thương của cả hai.
- Việc chia ly nếu xảy ra trước 4 tuổi hoặc sau 12 tuổi thì trẻ ít bị ảnh hưởng tâm lý hơn.
Vợ chồng ngủ riêng, sau ly hôn tôi thắc mắc điều bí ẩn về anh Với tôi, sự thay đổi và cách sống của chồng đến nay vẫn là ẩn số lớn, chưa có lời giải đáp. Vợ chồng tôi đã ly hôn được hơn một năm. Tôi và con có cuộc sống bình an sau biến cố lớn của cuộc đời, còn chồng vẫn sống lủi thủi trong căn hộ chung cư. Tôi không nuối tiếc chồng...