Nghề buôn lậu mới: Thuốc lá điện tử
Việc hút các loại hoạt chất chiết xuất từ thuốc lá thay vì sử dụng thuốc lá thông thường không phải là ý tưởng mới mẻ gì cả, nhưng với riêng thuốc lá điện tử thì hành vi đó cũng chỉ mới xuất hiện vào năm 2003 mà thôi.
Đây là một loại sản phẩm hoạt động trên nguyên lý biến chất lỏng thành aerosol (còn gọi là son khí) để người hút hít vào thay vì khói thuốc lá truyền thống. Nhờ vào vị thế của thuốc lá thông thường đã – đang bị suy giảm trong xã hội mà thuốc lá điện tử mới trở nên phổ biến.
Chỉ trong một thời gian rất ngắn thôi thuốc lá điện tử đã nhanh chóng được phổ biến trên toàn thế giới và cuốn theo nó hàng triệu người sử dụng. Thế nhưng hiện nay một số quốc gia lại đang tìm cách ngăn cản sự phổ biến của thuốc lá điện tử.
Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử
Trên thế giới, thuốc lá điện tử bị cấm tại Nhật Bản, Brazil, Singapore, Uruguay, Ấn Độ, Bahrain, Nepal, New Zealand, và hàng chục quốc gia khác. Không phải quốc gia nào cũng áp dụng lệnh cấm tương tự nhau, ví dụ như tại Bỉ, Pháp và Cộng hoà Séc chỉ có người dưới 18 tuổi mới bị cấm sử dụng thuốc lá điện tử. Thế nhưng mẫu số chung ở đây là hình phạt rất nặng áp dụng với những cá nhân vi phạm.
Tại Thái Lan, mức phạt là 5 lần giá trị lô hàng và 10 năm tù giam. Còn riêng tại Malaysia, người hút hay buôn bán thuốc lá điện tử sẽ không được vào nhà thờ Hồi giáo làm lễ trừ khi nhận được sự tha thứ của giới chức sắc tu sỹ.
Đã có hàng loạt các quốc gia áp dụng các hình phạt cực kỳ nghiêm khắc như thế vậy tại sao việc buôn lậu thuốc lá điện tử vẫn còn đang diễn ra và liên tục mở rộng, trở thành một trong những loại hàng hoá “béo bở” nhất của mạng lưới buôn lậu quốc tế.
Trước khi nhiều nước ra lệnh cấm thuốc lá điện tử, việc buôn bán loại sản phẩm này diễn ra công khai ở mọi nơi.
Giới trẻ hiện là đối tượng khách hàng chính của thuốc lá điện tử. Riêng tại Mỹ, Hiệp hội Tim mạch nước này đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau: có khoảng 3,1 triệu học sinh trung học từng sử dụng thuốc lá điện tử. Công ty chiếm lĩnh thị trường là JUUL với 73,4% thị phần và kiếm được 2 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2018. Với một công ty chỉ mới ra mắt sản phẩm đầu tay vào năm 2015, đây quả là một con số khổng lồ và là minh chứng cho nhu cầu ngày càng gia tăng đến mức độ chóng mặt của thuốc lá điện tử trong giới trẻ Mỹ.
Cũng giống một số mặt hàng hướng đến giới trẻ như giày thể thao và nước giải khát v.v… chiến lược marketing của thuốc lá điện tử dựa nhiều vào sự “độc”, “lạ” của nó. Ngay từ các thiết kế bao bì sao cho nhiều màu sắc, hình hoạ bắt mắt, thuốc lá điện tử đã thể hiện tham vọng trở thành một thứ “tuyên ngôn” về tích cách của người trẻ.
Hoặc các hãng sản xuất thuốc lá điện tử gần như tháng nào cũng đưa ra hương vị mới để tạo cảm giác nơi người dùng rằng có một hương vị dành riêng cho mình. Dùng thuốc lá điện tử vì thế có tính cộng đồng, nhưng nếu như các thế hệ trước hút thuốc lá thường như một cách để hoà nhập với đám đông, người trẻ lại hút thuốc lá điện tử nhằm làm cho “cái tôi” của bản thân nổi bật lên.
Một điểm mà các chuyên gia và nhà làm luật lo ngại về thuốc lá điện tử là sự thiếu thông tin của người dân. Các nhà sản xuất thuốc lá thông thường theo luật pháp phải ghi rõ thành phần của sản phẩm cùng lời cảnh báo lên bao bì. Đồng thời, các phương tiện truyền thông cũng thường xuyên đưa thông tin về tác hại của thuốc lá. Nhưng thuốc lá điện tử lại hoàn toàn không như thế.
Video đang HOT
Rất nhiều người dùng thuốc lá điện tử mà không hề biết gì về thành phần hay nguy cơ gây hại của sản phẩm. Theo báo cáo của tổ chức Truth Initiative vào năm 2016 chỉ có một phần tư người trẻ biết rằng, trong thuốc lá điện tử có chứa nicotine, và chưa đến 5% biết rằng mình có thể sẽ bị nghiện.
Nói về nicotine, một điếu thuốc lá điện tử có thể chứa lượng hoạt chất này bằng 20 điếu thuốc lá thông thường. Vì thuốc lá điện tử mà hàm lượng nicotine sử dụng trung bình toàn cầu đã tăng lên mức bằng với năm 1990 của thế kỷ trước, thời điểm trước khi các bộ luật phòng chống tác hại thuốc lá đi vào thực tế.
Với hàm lượng nicotine lớn như vậy, không những khả năng gây nghiện là rất cao, mà tổn thương có thể có với sức khoẻ cũng không nhỏ. Nhẹ thì người hút thuốc sẽ cảm thấy nóng rát cổ họng, đau bụng, đau đầu, thậm chí là rơi vào tình trạng nguy hiểm: mù tạm thời. Nặng hơn là các trường hợp tiêu chảy, hạ đường huyết, hay đau tim.
Tại nhiều nước hiện có lệnh cấm thuốc lá điện tử trước đây đã từng xảy ra nhiều trường hợp người hút phải nhập viên, từ đó mà buộc chính phủ họ phải đưa ra lệnh cấm nghiêm ngặt nhất.
Giới trẻ là những người quan tâm nhất tới lệnh cấm thuốc lá điện tử.
Thị trường lậu thuốc lá điện tử
Vì phải chịu sắc thuế cao tại nhiều nước nên từ trước đến nay việc buôn lậu thuốc lá luôn dễ dàng kiếm được lợi nhuận cao cho các đối tượng buôn lậu. Có đến khoảng 85% số các tổ chức tội phạm xuyên biên giới tham gia vận chuyển, buôn bán, tàng trữ thuốc lá lậu. Nhưng với lệnh cấm thuốc lá điện tử, các băng đảng nói trên đã và đang nhanh chóng chuyển qua buôn lậu loại mặt hàng này.
Ngày 31-5-2020, Cục Hải quan thành phố Ninh Ba (Trung Quốc) đã bắt giữ 33 đối tượng buôn lậu mà lô hàng hơn 50.000 bao thuốc lá điện tử trị giá 40 triệu Nhân dân tệ. Chỉ sau đó vài ngày, ba người đàn ông bị bắt khi đang cố gắng vận chuyển 15.000 điếu thuốc lá điện tử từ Ba Lan sang Ukraine.
Còn tại Malaysia vừa mới diễn ra một vụ truy đuổi gây náo loạn cửa khẩu Woodlands giữa cảnh sát và hai người đàn ông định buôn lậu hai balo đầy thuốc lá điện tử sang Singapore. Những trường hợp tương tự đang diễn ra trên toàn thế giới với tần suất ngày càng nhiều hơn.
Nhu cầu sử dụng thuốc lá điện tử không hề biến mất sau khi nhiều chính phủ ban hành lệnh cấm. Ngoài các cơ sở bí mật tự mình sản xuất, thuốc lá điện tử cũng đang được buôn lậu qua biên giới với số lượng lớn. Các đối tượng buôn lậu vẫn sử dụng những biện pháp quen thuộc như chia nhỏ lô hàng ra làm các kiện để vận chuyển bằng xe nhỏ hay ca-nô trên những tuyến đường biên giới ít người qua lại.
Việc buôn lậu thuốc lá điện tử có phần dễ hơn vì các bộ phận của một cây thuốc lá có thể tháo rời ra rồi chia nhỏ nhằm qua mắt lực lượng chức năng. Ngoài ra cũng có rất nhiều chủng loại thuốc lá điện tử, có một số sản phẩm người không biết nhìn thấy mà không thể nào nhận ra được.
Ngành khoa học thế giới còn biết quá ít về tác động của thuốc lá điện tử lên sức khoẻ con người.
Ngoài các nhóm tội phạm, một số tổ chức khác nguy hiểm hơn đang coi việc buôn lậu thuốc lá điện tử như là nguồn thu nhập chính của mình. Đơn cử như tại Serbia và Chechnya, nhiều nhóm phiến quân Hồi giáo đang lấy tiền từ thuốc lá điện tử để mua sắm vũ khí.
Điều tương tự cũng đang xảy ra tại Afghanistan, khi quân Taliban thay vì buôn lậu thuốc phiện nay lại tăng buôn lậu thuốc lá điện tử có xuất sứ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan. Đây là mối lo thường trực đối với nền hòa bình của khu vực và thế giới, yêu cầu cộng đồng quốc tế phải vào cuộc ngay để giải quyết. Nhưng liệu có cách gì không nhằm ngăn chặn việc buôn lậu thuốc lá điện tử?
Tại Mỹ, khi một số tiểu bang ra lệnh cấm thuốc lá điện tử, nguồn hàng lậu nhanh chóng tràn vào từ Canada và Mexico. Ngoài những vụ buôn lậu lớn trị giá hàng chục nghìn USD, còn có rất nhiều trường hợp cá nhân tự ý vượt biên chỉ để thoả mãn cơn nghiện của mình.
Đây là ví dụ rõ ràng nhất cho thấy việc phòng chống thuốc lá điện tử chỉ có thể thành công ở tầm vĩ mô khi được một loạt quốc gia hưởng ứng. Trước đây các tổ chức khu vực như EU và ASEAN đã đưa ra nhiều bộ luật, chương trình hợp tác phòng chống phổ biến thuốc lá thông thường.
Ở nhiều nước, thuốc lá điện tử được bày bán ở mọi nơi, nhưng ngoài các cửa hàng chuyên thuốc lá điện tử thì những cửa hàng tạp hoá là nơi doanh số bán mạnh nhất. Vì lệnh cấm mà các cửa hàng thuốc lá điện tử buộc phải đóng cửa, chuyển vai trò kênh phân phối chính cho hàng tạp hoá, siêu thị. Tuy họ không bày bán thuốc lá điện tử công khai nữa, nhưng người mua chỉ cần đến hỏi là sẽ được xem hàng ngay.
Việc buôn bán thuốc lá điện tử qua mạng Internet cũng “lên ngôi”, đặc biệt là trong mùa đại dịch COVID-19 này. Hiện tượng chào bán, giao dịch, chuyển hàng diễn ra công khai. Các cơ quan có thẩm quyền hãy bắt đầu từ những cơ sở nói trên và truy ngược lên để phá đường dây buôn bán thuốc lá điện tử bất hợp pháp.
Nghệ An bắt giữ, xử lý gần 3.000 vụ buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng
Dịp trước Tết Nguyên đán, hàng giả, hàng nhái, hàng cấm có chiều hướng gia tăng. Lực lượng chức năng Nghệ An đang triển khai các kế hoạch siết chặt công tác quản lý thị trường, bắt giữ, xử lý hàng loạt vụ việc vi phạm.
Phát hiện, xử phạt nhiều vụ việc vi phạm
Thông tin từ Cục Quản lý thị trường Nghệ An, những tháng cận kề Tết Nguyên đán 2020, các hành vi vi phạm trên lĩnh vực quản lý thị trường có chiều hướng gia tăng. Trong đó, nổi bật là vi phạm về tàng trữ, buôn bán pháo nổ, thuốc lá và hàng lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Cán bộ quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa vi phạm. Ảnh tư liệu Đặng Cường
Cuối tháng 10/2020, Đội QLTT số 11- Cục QLTT Nghệ An phối hợp với Phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh) tiến hành kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh thuốc lá tại TP. Vinh ở phường Hưng Bình và đường Phan Chu Trinh (phường Đội Cung), phát hiện các cơ sở này đều vi phạm bày bán lượng lớn sản phẩm hàng hóa không được phép lưu thông trên thị trường.
Cơ sở tại phường Hưng Bình do ông N.V.D làm chủ, đồng thời cũng là chủ tài khoản mạng xã hội facebook I.Q.S.V. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang bày bán 25 điếu xì gà, 140 bao thuốc lá điếu nhập lậu, 6 điếu thuốc lá điện tử, 32 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử với tổng giá trị thu phạt gần 70 triệu đồng.
Cơ sở tại phường Đội Cung do ông N.C.T làm chủ, đồng thời cũng là chủ tài khoản mạng xã hội facebook V.P, bày bán 42 sản phẩm hàng hóa, bao gồm 12 máy hút thuốc lá điện tử, 30 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử với tổng giá trị thu phạt gần 40 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Kiên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, giấy tờ liên quan để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của toàn bộ số hàng hóa nói trên. Đội QLTT số 4 đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính gần 20 triệu đồng, phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa trên vi phạm.
Buôn lậu thuốc lá điện tử có chiều hướng gia tăng. Ảnh internet
Cũng trong tháng 10/2020, nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân tại QL1A thuộc địa phận phường Quỳnh Thiện (TX. Hoàng Mai), có 1 xe ô tô vận tải đang bốc dỡ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm hành chính, Đội QLTT số 4 - Cục QLTT Nghệ An đã tiến hành kiểm tra xe ô tô BKS 36C-317.41 do ông Nguyễn Văn Kiên ở xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) là lái xe kiêm chủ hàng. Qua kiểm tra, Đội QLTT số 4 đã phát hiện trên xe có vận chuyển 60 kg chân gà rút xương không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
10 tháng đầu năm 2020, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra, phát hiện 2.955 vụ vi phạm về buôn bán pháo nổ, hàng lậu, hàng kém chất lượng; đã xử lý là 2.671 vụ, với tổng giá trị thu phạt gần 10 tỷ đồng. Trong đó, phạt hành chính gần 5 tỷ đồng và tịch thu, tiêu hủy số lượng hàng hóa trị giá gần 5 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng trong tháng 10/2020, toàn tỉnh phát hiện, bắt 331 vụ, 352 đối tượng và thu giữ 231 kg pháo các loại; 31 tấn động vật và nhiều hàng hóa nhập lậu, không có nguồn gốc trị giá hơn 400 triệu đồng.
Tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành
Qua hàng loạt vụ việc vi phạm đã được các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý thời gian gần đây cho thấy, những tháng trước Tết Nguyên đán, do nhu cầu của thị trường về tiêu thụ số lượng lớn hàng hóa, nhất là pháo nổ, thuốc lá, thực phẩm, nên các loại tội phạm cũng theo đó gia tăng, hoạt động ráo riết hơn.
Không những vậy, các đối tượng phạm tội còn sử dụng nhiều hành vi, thủ đoạn tinh vi để nhằm qua mắt lực lượng chức năng. Ví như tự chế các khoang chứa của xe ô tô để che giấu; ngụy trang che giấu hàng cấm, hàng lậu trong các thùng hàng hóa là bánh kẹo hoặc hoa quả và chuyên chở trên các phương tiện vận tải hiện đại, chủ yếu là ô tô các loại.
Các đối tượng còn lợi dụng địa bàn vắng hoặc thời điểm đêm khuya để thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, để phòng, chống các loại tội phạm này đòi hỏi ngoài lực lượng quản lý thị trường thì còn phải có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, lực lượng chức năng khác như công an, hải quan, biên phòng... và cả chính quyền các địa phương.
Các cơ quan chức năng tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Ảnh tư liệu Đặng Cường
Đẩy mạnh kiểm soát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này, trong tháng 10/2020, lực lượng công an trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận, thụ lý 498 tin báo tố giác tội phạm trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, có các tin báo về vi phạm buôn bán pháo nổ, hàng lậu, hàng nhái...Từ các tin báo, công an các địa phương đã xác lập các chuyên án đấu tranh, triệt phá. Điển hình như ngày 26/10, tại khu vực xóm Bắc Ninh, xã Tây Hiếu, Công an thị xã Thái Hòa đã mật phục, bắt quả tang đối tượng Đậu Văn Hiếu (SN 1989) trú tại xóm Đồng Xuân, xã Đồng Hợp (Quỳ Hợp) khi đang có hành vi vận chuyển hàng cấm trên 1 chiếc xe ô tô bán tải; phát hiện có 5 bì xác rắn giấu dưới hàng ghế sau xe, bên trong có chứa 98 hộp pháo hình chữ nhật với tổng trọng lượng 151 kg. Không chỉ lực lượng công an, trong tháng qua, Cục Hải quan tỉnh cũng đã phát hiện, xử lý 10 vụ việc, trong đó 1 vụ về buôn bán ma túy, thu giữ 595g nghi là ma túy đá; 8 vụ vi phạm hành chính và 1 vụ vi phạm về buôn bán, vận chuyển pháo nổ, thu giữ 12 kg pháo các loại. Thời gian áp Tết, Cục Hải quan sẽ tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm siết chặt hơn nữa công tác phòng, chống các loại tội phạm, gian lận thương mại.
Ông Nguyễn Văn Hường - Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, đơn vị đã ban hành các kế hoạch công tác cụ thể trong từng lĩnh vực. Riêng đối với phòng, chống buôn bán, vận chuyển pháo nổ, Cục Quản lý thị trường đã ra Kế hoạch số 769/KH-QLTT.NVTH ngày 4/9/2020, tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong phòng, chống, xử lý các vụ việc vi phạm.
Tại cuộc họp Khối Nội chính cuối tháng 10/2020, Thường trực Tỉnh ủy đã yêu cầu các cơ quan chức năng gia tăng các biện pháp phòng, chống các loại tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán pháo nổ; tăng cường công tác phối hợp nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, đảm bảo chất lượng các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu và bảo vệ sức khỏe cho người dân, nhất là thời điểm trước Tết Nguyên đán.
Mỗi năm có 8 triệu người chết vì thuốc lá nhưng lại có thêm 8 triệu người hút mới Theo WHO, mỗi năm thế giới có 8 triệu người chết vì thuốc lá nhưng cũng có thêm 8 triệu người hút mới, trong đó nhiều người hút thuốc lá điện tử vì nghe quảng cáo 'thuốc lá điện tử không có hại'. Một bạn trẻ hút thuốc lá điện tử tại quán cà phê - Ảnh: XUÂN MAI Đây là thông tin...