Nghệ An: Nữ nhân viên làm tóc dương tính với SARS-CoV-2, khai báo gian dối
Nữ nhân viên quán gội đầu khai báo thiếu trung thực, tỉnh Nghệ An đã phải nhờ đến ngành chức năng chuyên về công nghệ thông tin để xác định địa điểm bệnh nhân từng có mặt.
Sáng 14/6, ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An xác nhận trên địa bàn ghi nhận một trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2. Đây là ca bệnh Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng tại thành phố Vinh, Nghệ An.
Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Nghệ An họp khẩn lúc gần 1h ngày 14/6 khi phát hiện trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh (Ảnh: TTYTNA).
Bệnh nhân là N.T.M. (SN 1999, nữ, quê Hương Sơn, Hà Tĩnh, làm nghề uốn sấy tóc, tạm trú phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh).
Ngày 13/6, Trạm Y tế phường Hà Huy Tập tiếp nhận chị N.T.M. với biểu hiện mệt mỏi, ngứa họng, ho.
Trung tâm Y tế thành phố Vinh đã điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với N.T.M.
Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, 7h30 ngày 5/6, N.T.M. có gặp N.C.T. (trú Hương Sơn, Hà Tĩnh, đã được xác định nhiễm SARS-CoV-2) trước cổng nhà tại xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn), trò chuyện khoảng 20 phút mà không đeo khẩu trang.
Sau đó, nữ nhân viên làm tóc này đã di chuyển ra thành phố Vinh để làm việc. Từ ngày 5/6 đến ngày 10/6, N.T.M. di chuyển nhiều nơi trên địa bàn thành phố Vinh, trong đó có quán ăn, chợ và quán tạp hóa, siêu thị… Ngày 11-12/6, N.T.M. ở tại phòng trọ.
Hiện Trung tâm Y tế thành phố Vinh mới xác định được 3 trường hợp tiếp xúc gần với N.T.M. và tổ chức cách ly tại Trạm Y tế phường Hà Huy Tập.
Video đang HOT
Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh Nghệ An kiểm tra công tác cách ly tại Trạm Y tế phường Hà Huy Tập lúc rạng sáng 14/6 (Ảnh: TTYTNA).
Hiện, các cơ quan chức năng đang cho N.T.M. thực hiện khai báo chi tiết lịch trình tiếp xúc. Do có quan hệ phức tạp nên N.T.M. chưa khai báo một cách trung thực. Cùng với đó, Trạm Y tế phường Hà Huy Tập thiếu các điều kiện vệ sinh cần thiết, N.T.M. cũng đã tiếp xúc với 2 người đang cách ly cùng.
Nữ nhân viên làm tóc này đã khai báo thiếu trung thực. Sở Y tế Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An đã phải nhờ đến cơ quan chức năng chuyên về công nghệ thông tin để xác định địa điểm N.T.M. từng có mặt và tìm được nhiều địa điểm rất mới so với lời khai của nữ bệnh nhân này.
Trong đêm 13.6, rạng sáng 14/6, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Nghệ An tổ chức họp khẩn với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Vinh dưới sự chủ trì của ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An. Các biện pháp khẩn cấp trong điều tra dịch tễ, phun khử khuẩn tại nơi ở và các điểm cách ly; lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan đang được triển khai.
Nghệ An: Xây dựng chính quyền điện tử bằng cổng thông tin "rùa bò"
Nghệ An xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số nhưng cổng thông tin điện tử của tỉnh này đang dùng mạng có tốc độ "rùa bò".
Người dân, du khách và doanh nghiệp nhọc nhằn truy cập cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An. (Ảnh chụp màn hình cổng TTĐT tỉnh Nghệ An)
Nhọc nhằn truy cập cổng thông tin điện tử tỉnh
Trong những năm gần đây, tỉnh Nghệ An đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số.
Điển hình cho các giải pháp đó có thể nhắc đến là Kế hoạch số 744/KH-UBND "Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025" mà địa phương này ban hành vào ngày 15/12/2020.
15 ngày sau đó, tức ngày 31/12/2020, tỉnh Nghệ An cụ thể hóa Kế hoạch "Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Nghệ An năm 2021" bằng kế hoạch số 776/KH-UBND.
Chưa hết, tiếp nối những kết quả đã đạt được từ Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2014 - 2020, cuối năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An và Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về Viễn thông và Công nghệ thông tin giai đoạn 2020-2025.
Mục tiêu của thỏa thuận này là phấn đấu đến năm 2025, Nghệ An thành tỉnh khá khu vực phía Bắc.
Để đạt được mục tiêu đó, Nghệ An sẽ đầu tư từng bước xây dựng hoàn chỉnh chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số dưới sự trợ giúp của Tập đoàn VNPT.
Rõ ràng, chủ trương, đường lối đầu tư của tỉnh Nghệ An là hoàn đúng đắn với định hướng và chỉ đạo của Chính phủ.
Tuy nhiên, kết quả đầu tư bao năm qua và thời gian gần đây như thế nào thì cần phải có một đánh giá đầy đủ, chính xác và khách quan hơn.
Nói như vậy là bởi, cứ hô hào xây dựng chính quyền điện tử nhưng tốc độ truy cập cổng thông tin điện tử của tỉnh này là một câu hỏi lớn.
Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An có tên miền là http://www.nghean.gov.vn/ - đây là kho thông tin toàn bộ từ tiềm năng, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật... của tỉnh Nghệ An đến cho người dân, du khách và doanh nghiệp.
Nói nôm na, đây là kho tàng, là "bách khoa toàn tư" chính thống về tỉnh Nghệ An mà người dân, du khách, doanh nghiệp được tiếp cận nhanh nhất, chính xác nhất. Thế nhưng, việc truy cập cổng thông tin điện tử này lại gặp rất nhiều khó khăn, bởi tốc độ truy cập rất chậm.
Tìm hiểu thêm được biết, cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An còn liên kết với cổng thông tin các sở, ngành và các địa phương. Nên đã kéo theo việc truy cập cổng thông tin của các sở, ngành và các địa phương cũng rất khó khăn.
Hiện nay, tỉnh Nghệ An đang sử dụng hệ thống cổng thông tin điện tử đã hết tiền bản quyền. (Ảnh chụp màn hình cổng TTĐT tỉnh Nghệ An)
Dùng hệ thống không bản quyền
Thừa nhận thực trạng nói trên, ông Lê Văn Tân - Giám đốc Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An cho biết: Đơn vị cũng đã nhiều lần nhận được phản ánh của người dân và phóng viên về tốc độ truy cập của cổng thông tin điện tử chậm. Thực trạng này đã ảnh hưởng rất lớn đến tỉnh, nhất là khi hệ thống này còn liên kết với cổng thông tin của các sở, ban, ngành và các địa phương.
Theo ông Tân: Những năm gần đây, lãnh đạo UBND tỉnh rất quan tâm việc nâng cấp cổng thông tin điện tử nhưng có nhiều khó khăn, vướng mắc. Khó khăn ban đầu là kinh phí trả tiền bản quyền, sau đó thì vướng phải chính sách của thời điểm giao thoa.
Cụ thể, hệ thống phần mềm của cổng thông tin được xây dựng từ hơn 10 năm trước. Thời điểm đó, đây là hệ thống hiện đại, tốt nhất, cùng một lúc có thể triển khai nhiều ứng dụng khác nhau.
Tuy nhiên, đi kèm với đó là chi phí bản quyền cũng là rất lớn, lên đến 1 - 2 tỷ/ năm. Từ nhiều năm nay, do không đủ kinh phí để chi trả bản quyền nâng cấp hệ thống nên các kỹ sư của cổng đã sử dụng các giải pháp của mình và sự hỗ trợ của các chuyên gia để duy trì hoạt động.
Cũng theo người đứng đầu cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An: Thời điểm còn trực thuộc Sở TT&TT thì không đưa việc đầu tư hệ thống cổng thông tin vào đầu tư trung hạn, nên vướng vào đầu tư công. Năm 2018 chuyển sang Văn phòng UBND tỉnh quản lý, thì cuối năm tỉnh cho chủ trương đầu tư, nâng cấp.
Sang năm 2019, tỉnh đã ban hành quyết định phê quyệt dự án nâng cấp và bố trí kinh phí. Khi đang triển khai thì năm 2020, Chính phủ có quy định mới, thay vì mua sắm, có thể chuyển sang thuê dịch vụ CNTT. Dự án cũng phải tạm dừng lại do các quy định, quy chuẩn và hướng dẫn đang trong thời gian hoàn thiện.
"Hiện dự án thuê dịch vụ CNTT đã được trình lên Giám đốc Sở TT&TT thẩm định kỹ thuật. Sau đó sẽ được trình sang Sở Tài chính thẩm định giá trước khi đưa ra đấu thầu. Theo quy định, dự án còn phải cho chạy thử một thời gian để đánh giá trước khi kí hợp đồng thuê, vì vậy nhanh nhất cũng phải Quý IV 2021 mới xong", ông Tân nói.
Nghệ An cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư Đài Loan Sáng ngày 14/5, trong hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư vào tỉnh Nghệ An được tổ chức tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo tỉnh đã cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến từ Đài Loan. Tỉnh Nghệ An xác định trọng tâm thu hút đầu tư là Khu...