Nghệ An: Không dễ thay đổi thói quen thanh toán điện tử
Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu thế tất yếu trong tương lai gần. Nhưng với người dân Nghệ An, thói quen vẫn thích chi tiêu bằng tiền mặt hơn là thanh toán điện tử bị cho là &’rắc rối’ khó dùng. Vậy nên, muốn đẩy mạnh hình thức thanh toán này không phải là điều dễ dàng.
Chị Lê Thùy Dung – phường Hưng Dũng (TP. Vinh) cho biết, hiện nay chị có tới 5 loại thẻ ngân hàng trong ví nhưng chỉ dùng duy nhất 1 thẻ ATM để rút tiền lương. Bốn loại thẻ còn lại hầu như không sử dụng, chủ yếu là do thói quen thanh toán bằng tiền mặt.
Trường hợp của chị Dung không phải là hiếm thấy. Nhiều người dân cũng cho biết, họ nhận được rất nhiều lời đề nghị làm thẻ ngân hàng với những tiện ích thuận lợi nhưng sau khi thẻ làm xong thì hầu như không sử dụng đến.
Còn đối với chị Nguyễn Bích Huệ – phường Vinh Tân (TP. Vinh) chia sẻ: “Với việc mở thẻ ngân hàng, tôi có thể mua hàng online hoặc có thể mua vé tàu, vé máy bay rất tiện ích. Vào hai ngày cuối tuần ngân hàng không làm việc, có thể chuyển khoản mà không cần sử dụng tiền mặt”. Do công việc bận rộn nên thay vì đến các điểm giao dịch để thanh toán tiền điện sinh hoạt, điện thoại nên chị đã chọn phương thức thanh toán qua mạng với tài khoản ngân hàng. Bởi theo chị, cách thanh toán này vừa đơn giản lại tiết kiệm thời gian.
Hiện tại, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã hợp tác với ngân hàng phát hành thẻ đồng thương hiệu, có tính năng hoàn toàn giống thẻ ATM của ngân hàng. Nhiều cơ sở kinh doanh đã lắp đặt các điểm chấp nhận thẻ thanh toán cho khách hàng nhưng số lượng khách hàng sử dụng vẫn rất hạn chế.
Video đang HOT
Tại shop quần áo thời trang Jen, Ngư Hải – TP. Vinh, mặc dù đã chấp nhận thanh toán bằng thẻ nhưng doanh thu qua thẻ chỉ chiếm chưa đầy 2%. Chị Nguyễn Thị Ngà, chủ shop Jen mong muốn khi thanh toán khách hàng cần quẹt thẻ nhiều hơn để việc thanh toán nhanh hơn và tránh tiền giả.
Hiện tại, nhiều trung tâm mua sắm, siêu thị và các điểm kinh doanh đã thanh toán bằng thẻ tín dụng cho khách hàng nhưng việc thanh toán bằng quẹt thẻ vẫn còn hạn chế.
Từ thực tế trên cho thấy, để đạt mục tiêu đến cuối năm 2020, 70% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ cần có nhiều giải pháp quyết liệt, nhất là thay đổi thói quen cho người dân.
Hiện nay, thanh toán điện tử đang là xu hướng tiêu dùng toàn cầu. Thế nhưng ở Việt Nam giao dịch tiền mặt vẫn là chủ yếu, chiếm tới 65% tổng phương thức thanh toán. Vì vậy, để thúc đẩy thanh toán điện tử theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ thì cần có nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử mới phát triển. Bên cạnh đó, thay đổi thói quen thanh toán bằng thẻ tín dụng cho người dân mới là điều quan trọng.
Ông Dương Mạnh Sơn – Phó Giám đốc Vietcombank Chi nhánh Vinh cho hay: Mặc dù về phía ngân hàng đã nỗ lực để đưa ra những sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử trên rất nhiều kênh giao dịch như ATM, Internet Banking nhưng do không có sự đồng nhất nên chưa tạo được thói quen sử dụng thanh toán điện tử cho người dân.
Ông cũng đề nghị các cơ quan liên quan cần tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về thói quen sử dụng tiền mặt và thực hiện thanh toán qua tài khoản của ngân hàng. Bên cạnh đó cần có những hành lang pháp lý, những quy định về việc hạn chế sử dụng tiền mặt của người dân một cách triệt để hơn.
Để đạt mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, 70% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ thì cần phải có chính sách mang tính đột phá, xây dựng khung pháp lý đối với các hình thức thanh toán mới. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần áp dụng đồng bộ các công nghệ, tăng tính tiện ích cho người dùng thẻ.
Nguồn: Công Thương
Tôi hạnh phúc nhờ có mẹ chồng!
Mẹ chồng tôi lên ở cùng chúng tôi trước khi tôi sinh con vài ngày. Trước đó, chúng tôi ít khi gặp mặt nhau, nên mọi sự vẫn tốt đẹp.
Cho đến khi bà lên chơi, mâu thuẫn giữa hai mẹ con mới nảy sinh và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Bà rất tiết kiệm. Gia đình tôi có thói quen hầm xương nấu canh mỗi tối. Nồi canh của bà chỉ có 4 mẩu sườn, đủ cho mỗi người một mẩu. Và để tiết kiệm ga, thì món canh của nhà tôi đơn thuần chỉ là hỗn hợp nước và sườn mà thôi. Món xào, rán của bà thì hầu như không có dầu mỡ, chẳng khác gì món luộc. Bà thường bảo cả nhà: "Ăn nhiều rau vào, cho dễ tiêu hóa. Ăn nhiều cơm, là đủ dinh dưỡng rồi". Bà thương con trai, nên cứ bóng gió là con trai bà từ trước tới nay chẳng phải làm việc gì cả, thật là bất công, tôi có phải là người giúp việc đâu chứ. Tôi cũng phải đi làm, cũng phải kiếm tiền nuôi con như chồng tôi cơ mà.
Có một người mẹ chồng như bà, tôi còn mong muốn thêm gì nữa đây? - Ảnh minh họa
Rồi thì mọi ý kiến của tôi về việc chăm con đều bị bà gạt phăng đi, bà bảo: "Tôi nuôi ba đứa con vừa cao to vừa khỏe mạnh như thế, chẳng lẽ lại không biết bằng chị hay sao?". Bà còn hay trách tôi lãng phí tiền mua cho con cái này cái nọ, trẻ con mau lớn, chỉ cần ăn uống đầy đủ là được rồi, cớ sao tôi lại dùng tiền mồ hôi xương máu của chồng tôi để tiêu xài lãng phí như vậy chứ? Tiếng bấc ném đi, tiếng chì ném lại, tôi chỉ muốn bỏ về nhà mẹ đẻ ngay, còn bà thì cũng vài bận rơi nước mắt rồi. Ôi, mẹ chồng tôi, sao muốn yêu bà mà lại khó đến thế?
Nhưng rồi có một hôm, không hiểu trời xui đất khiến thế nào, bà lại kể cho tôi nghe một câu chuyện. Chả là ở quê có một bà đang ở thành phố với con, lại đùng đùng bỏ về quê, rồi trước mặt đông đủ họ hàng làng xóm kêu gào tố cáo bị con dâu ngược đãi, đến cơm mỗi bữa cũng ăn không đủ no. Rồi bà tỏ vẻ rất mãn nguyện: "Mẹ thì ngày nào cũng ăn no thật là no, chưa bao giờ phải ăn lại cơm nguội. Về quê lần nào, mọi người cũng bảo là mẹ béo lên nhiều rồi". Sống mũi tôi bỗng cay cay, yêu cầu của mẹ chồng tôi chỉ đến như vậy, có phải là tôi đang đối xử với bà tệ quá không? Bà mới chỉ tốt nghiệp tiểu học, tôi lại yêu cầu bà phải nuôi cháu theo khoa học. Điều kiện kinh tế của bà có hạn, tôi lại muốn bà tiêu tiền xả láng. Bà đã sống nửa đời người rồi, tôi lại hy vọng bà có thể thay đổi thói quen sống từ trước tới nay của mình. Tại sao tôi yêu cầu người khác thay đổi vì mình, trong khi tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc thay đổi vì người khác? Liệu tôi có ích kỷ quá hay không?
Có một kỷ niệm thật khó quên đối với tôi. Khi tôi đang ở trạng thái thập tử nhất sinh vì đẻ khó, bà ở bên tôi âm thầm lau nước mắt. Trong thời gian ở cữ, ngày nào bà cũng dậy sớm, mua móng giò hoặc gà về nấu cháo cho tôi ăn để mẹ khỏe, lấy sữa cho con bú. Nấu ăn không cho nhiều dầu mỡ, vì bà thấy chồng tôi hơi béo, sợ lại ảnh hưởng đến tim mạch. Mọi người trong khu phố tôi đều biết, tìm giúp việc chẳng qua là bất đắc dĩ, chứ không ai tốt bằng người nhà mình cả. Con trai tôi đã hơn một tuổi, được bà chăm tốt nên mới chỉ hắt hơi sổ mũi vài lần. Mẩu sườn nhỏ nhất trong nồi canh bà để dành phần mình, có lúc trong bát của con tôi là hai mẩu sườn, còn bà chỉ ăn cơm trắng với rau.
Mẹ chồng và mẹ đẻ tất nhiên không thể giống nhau được. Nhưng có một điều không thể phủ nhận, có một người mẹ chồng như bà, tôi còn mong muốn thêm gì nữa đây?
Người ta thường nói: "Nhà có người già, như là có vàng". Nhờ có mẹ chồng toàn tâm toàn ý giúp đỡ, tôi có thể yên tâm công tác, đảm bảo cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp. Nếu như hai người đàn bà biết đứng vào vị trí của nhau để suy xét mọi việc, thì tôi tin rằng, chắc chắn sẽ đồng cảm và hiểu nhau hơn, để tạo nên một gia đình hạnh phúc.
Theo GĐVN
Mê mẩn với trang phục cưới truyền thống trên khắp thế giới Trang phục cưới truyền thống mang đậm phong tục tập quán, nền văn hóa, thói quen của từng quốc gia. Cùng dạo quanh thế giới và chiêm ngưỡng những trang phục cưới đa dạng và đặc sắc. Nhật Bản Cô dâu Nhật Bản thường mặc một hoặc 2 trang phục trong suốt buổi lễ cưới có màu trắng hoặc đỏ. chú rể mặc...