Nghệ An: Đổ xô vào rừng săn ong giống, vui hơn hội lại thu bộn tiền
Tháng Chạp, người dân các huyện miền núi Nghệ An hối hả bước vào mùa săn ong giống. Từ lâu săn ong giống luôn là một công việc hấp dẫn của nhiều người, đem lại niềm vui, nguồn thu nhập đáng kể trong những ngày cuối năm.
Mùa săn ong mật giống ở các huyện miền núi Nghệ An – Hà Tĩnh kéo dài suốt từ mùa Đông sang mùa xuân. Sau mỗi đợt mưa rét, xen kẽ những ngày nắng ấm là thời điểm thích hợp của những người đi săn ong giống. Những ngày này, người đi săn ong trong và ngoài tỉnh thường đổ về các xã biên giới ở Thanh Chương, Anh Sơn để săn ong.
Dụng cụ bất li thân của người đi săn ong giống là vợt và những chiếc ống ong. Mỗi người đi săn thường mang từ 2 – 5 ống ong. Ngày xưa, mỗi lần đi săn ong, người dân lên rừng phải gồng gánh, tay xách nách mang dụng cụ khá lọc cọc. Nay, nhờ có xe máy, điện thoại, công việc săn ong đỡ vất vả hơn.
Săn ong giống là cả một nghệ thuật, từ chỗ chuẩn bị ống ong sao cho phù hợp đến cách thức săn ong, đi đơn đánh lẻ hay đi tập thể… Một số người sử dụng cả xe kéo chở ống ong vào rừng đi săn.
Trước khi di chuyển từ núi cao xuống các vùng thấp để tránh rét, đàn ong thường cử “quân trinh thám” để dò xét rất kỹ lưỡng nơi đóng tổ mới.Trong ảnh: Cảnh săn ong giống ở Sung Lầy xã Thanh Thủy (Thanh Chương)
Video đang HOT
Săn ong giống không giống như việc lấy các tổ ong trên các vách đá và cành cao các cây cổ thụ, người đi săn ong chỉ cần đứng dưới thấp chờ cơ hội bằng những thủ thuật và cả sự may mắn. Săn ong giống không chỉ là công việc, mà còn là thú vui của nhiều người. Lực lượng đi săn ong giống ngày càng đông đảo, đủ mọi lứa tuổi từ trẻ tới già, thậm chí có cả phụ nữ. Nhiều cụ già trên dưới 80 tuổi, không đi được xe máy, xe đạp cũng nhờ con cháu, người quen chở lên rừng để đi săn ong.
Người đi săn ong giống, mắt phải tinh, tai phải thính mới phát hiện ra ong thăm để bắt. Ong thăm có thể xuất hiện đâu đó dưới gốc cây cổ thụ, trước thềm nhà, cạnh cột điện…nhiều khi bắt được ong thăm một cách tình cờ. Người dân cũng phải rất cảnh giác về an toàn khi thăm ong ở các cột điện như thế này.
Quá trình đi săn ong giống thực chất là “mời” ong thăm ống, chọn ống, mà công việc quan trọng nhất là bắt cho được 1 con ong thăm bỏ vào ống ong của mình. Khi ống ong nào đó có nhiều ong thăm về, những người đi săn ong thường gọi điện cho nhau mang ống tới bắt ong thăm. Do đó, tại 1 địa điểm xuất hiện ong thăm thường có hàng chục thậm chí cả trăm ống ong mang đến để săn.
Quá trình chờ ong thăm ống diễn ra từ vài chục phút đến vài tiếng đồng hồ, thậm chí vài tuần, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Lúc này, những người đi săn ong chỉ việc ngồi bên ống ong để chờ kết quả. Đối với người đi săn ong, việc ngồi cả ngày xem ong, quên ăn, quên uống chờ ong đổ bộ là chuyện thường tình.
Ong thăm ống rất kỹ, nếu ưng ý, sau khi con ong đầu tiên rời đi nó sẽ kéo một số con ong khác đến (từ vài con đến vài chục con) để xem xét lại. Khi đã “nhất trí” lựa chọn 1 ống ong nào đó, tất cả số ong thăm sẽ rời khỏi ống để đi đón đàn. Trong 1 khoảng thời gian nhất định (tầm vài phút, tùy thuộc vào khoảng cách xa gần) cả đàn ong sẽ đổ bộ đúng vào chiếc ống mà chúng đã lựa chọn, mặc dù xung quanh có hàng chục, hàng trăm chiếc ống khác được thăm. Xem ong đổ bộ là thời khắc hấp dẫn nhất trong suốt quá trình săn ong.
Khi ong đã đổ bộ, chỉ có 1 ống có ong, đồng nghĩa với 1 người được ong, những người còn lại phải về không hoặc sẽ tham gia thăm ống mới. Suốt mùa săn ong có người săn được hàng trăm đàn ong, nhưng có người chỉ kiếm được vài đàn. Ong săn được có thể để nuôi, để bán (ong được đong vào bát,100 000 đồng/bát). Những năm qua, cùng với phong trào nuôi ong ở các địa phương, việc săn ong giống được đẩy mạnh. Săn ong giống không chỉ đem lại thu nhập, mà còn đem lại niềm vui cho nhiều người.
Theo Huy Thư (Báo Nghệ An)
Dọn bàn thờ cuối năm cứ nhằm giờ đẹp, ngày "đại phúc" này để gia chủ phát tài phát lộc
Lau dọn bàn thờ cuối năm là việc gia đình nào cũng làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những lưu ý đặc biệt khi làm việc này.
Giờ đẹp dọn bàn thờ cuối năm
Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình trong một năm vừa qua. Đến đêm 30 Tết, các vị thần mới trở về để coi sóc việc bếp núc của gia đình.
Thông thường, các gia có thể bắt đầu cúng ông Táo quân từ tối 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23.
Dù vướng bận chuyện gì, gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
Nhiều người quan niệm rằng, sau khi ông Táo lên chầu trời, mọi người mới tiền hành dọn dẹp bàn thờ để không mạo phạm thần linh.
Tuy nhiên, có người lại cho rằng, việc giữ sạch bàn thờ thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, thần linh nên chỉ cần chọn ngày lành là phù hợp.
Lưu ý khi dọn bàn thờ ngày cuối năm
Lau dọn bàn thờ ngày cuối năm bao gồm hai việc chính một là lau dọn trước, hai là tỉa chân hương sau.
Trước khi dọn bàn thờ, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề.
Cần chuẩn bị mâm lễ nhỏ (gồm hoa quả, bánh kẹo) đặt lên bàn thờ, thắp hương khấn tổ tiên, thần linh mời các ngài tạm lánh, xin phép dọn dẹp nơi thờ cúng.
Chờ hết hương mới bắt đầu dọn dẹp.
Khi lau dọn cần sử dụng khăn sạch và nước ấm. Nhúng ướt khăn và vắt khô rồi mới lau dọn. Lau từ trên xuống dưới, từ bài vị thần linh trước, tổ tiên sau.
Sau đó dùng chổi quét dọn bụi bẩn, tàn tro, mạng nhện trên bàn thờ.
Trước khi tỉa chân hương cần vái xin thần linh và tổ tiên. Lưu ý chỉ tỉa bớt chân hương, không được dịch hoặc xoay chuyển vị trí của bát hương.
Sau khi rút chân hương, lau sạch bát hương, chọn một cây hương có tàn đẹp cắm lại vào bát (thường là số lẻ, 3, 5, 7 hoặc 9). Số còn lại đêm hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Phunutoday.vn
Hoa kiểng Tết Cái Mơn Làng hoa kiểng Cái Mơn đến nay đã gần 100 tuổi đời và được sản xuất theo phương thức cha truyền, con nối. Hàng năm, cứ đến tháng Chạp, tức tháng mười hai âm lịch, là nơi đây bắt đầu được nhắc tới là một địa chỉ nổi tiếng cung cấp hoa kiểng Tết cho cả nước. Nhà nông canh tác tính theo...