Nghệ An: Đề xuất giãn cách xã hội toàn huyện Quỳnh Lưu theo Chỉ thị 15 và cách ly 2 xã theo Chỉ thị 16
Sau khi phát hiện 2 ca nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, để tránh nguy cơ dịch bùng phát trên diện rộng, huyện Quỳnh Lưu ( Nghệ An) đề xuất UBND tỉnh Nghệ An thực hiện giãn cách xã hội toàn huyện theo Chỉ thị 15; cách ly xã hội 2 xã Quỳnh Hưng và An Hòa theo Chỉ thị 16.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An họp khẩn với huyện Quỳnh Lưu về công tác phòng chống dịch
Đề nghị giãn cách xã hội để phòng chống dịch
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An do đồng chí Bùi Đình Long- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Phó trưởng Ban Chỉ đạo dẫn đầu đoàn công tác vừa họp khẩn với huyện Quỳnh Lưu để triển khai phương án chống dịch liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa Minh An.
Báo cáo tại cuộc họp, lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) nêu rõ, trong chiều ngày 26/7, 2 nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Minh An (xã Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu) được test nhanh cho kết quả dương tính với COVID-19. Sau đó đã lấy mẫu 2 người này gửi CDC Nghệ An làm xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Ngay sau khi ghi nhận ca bệnh, Huyện đã quyết liệt triển khai, chỉ đạo các cấp các ngành tham gia dập dịch. Các lực lượng được phân công đã thần tốc xuyên đêm điều tra, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tập trung các F1. Thực hiện tạm phong tỏa, phun tiêu độc khử trùng Bệnh viện Đa khoa Minh An; tạm thực hiện cách ly xã hội, thiết lập 22 chốt tại khu vực tạm phong tỏa, cách ly xã hội; chặn 46 đường lưu thông ra, vào 2 xã An Hòa và Quỳnh Hưng.
Sau 1 đêm thần tốc truy vết cơ quan chức năng đã tạm thời xác định được 213 trường hợp F1 và 682 trường hợp F2. Các trường hợp F1, F2 liên quan đến 2 ca bệnh ở rải rác khắp các xã, thị và có cả huyện Diễn Châu, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An).
Nhân viên Y tế đang tích cực điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có liên quan đến 2 ca bệnh ở bệnh viện ĐK Minh An
Cũng theo lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu thì số lượng F1, F2 dự kiến sẽ còn tăng lên trong thời gian tới bởi bệnh nhân N.T.H (ở xã Quỳnh Hưng) có đi lễ nhà thờ vào ngày 25/7. Cũng như chồng và con của bệnh nhân T.T.T (ở xã An Hòa) cũng đã có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Chồng của bệnh nhân T.T.T là lái xe đường dài có lịch trình đi lại từng đến nhiều nơi từ tỉnh Hải Dương, Hưng Yên cho đến thị xã Hoàng Mai, huyện Diễn Châu và thành phố Vinh.
Do địa điểm liên quan đến ca bệnh rộng nên huyện Quỳnh Lưu đề nghị tỉnh Nghệ An cho phép thực hiện cách ly y tế đối với 2 xóm Tân Thắng (xã An Hòa), xóm 11 (xã Quỳnh Hưng) và một phần của xóm Hồng Phong (xã An Hòa). Tổng số nhân khẩu ở khu vực cách ly y tế là 3.200 người. Đề xuất thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 đối với 2 xã Quỳnh Hưng và An Hòa; thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 đối với toàn huyện Quỳnh Lưu.
Nguy cơ dịch lây lan là rất lớn
Video đang HOT
Tại cuộc họp khẩn, ông Nguyễn Văn Định – Giám đốc CDC Nghệ An cho biết, 2 bệnh nhân T.T.T và N.T.H làm ở 2 bộ phận khác nhau tại Bệnh viện ĐK Minh An. Một người là thu ngân, một người là lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Ngày 21/7, 2 bệnh nhân T.T.T và N.T.H đều tiếp xúc với bệnh nhân L.V.C (lái xe đường dài) test nhanh dương tính và được CDC xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 22/7. Cả 2 bệnh nhân T.T.T và N.T.H đều xuất hiện triệu chứng lâm sàng như sốt, đau đầu, tức ngực, xì nước mũi.
“Từ ngày 21/7 cho đến ngày 26/7, cả 2 bệnh nhân T.T.T và N.T.H đã tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân, người nhà đến khám, điều trị ở Bệnh viện ĐK Minh An. Với thời gian này, dịch có thể đã trải qua 2 chu kỳ lây nhiễm. Tải lượng vi rút ở thời điểm lấy mẫu xét nghiệm cho thấy sự lây nhiễm mạnh nhất nằm ở ngày bắt đầu xuất hiện triệu chứng lâm sàng” – ông Nguyễn Văn Định nhận định.
Còn ông Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An nêu rõ: 2 bệnh nhân T.T.T và N.T.H có tiếp xúc với nhiều người nên khả năng lây bệnh cho người nhà và ra ngoài cộng đồng là rất lớn, vì vậy Quỳnh Lưu có nguy cơ cao dịch lây lan diện rộng.
Ông Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An nhận định Quỳnh Lưu có nguy cơ cao dịch lây lan diện rộng
Giám đốc Sở Y tế Nghệ An đề nghị huyện Quỳnh Lưu cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truy vết người tiếp xúc gần, liên quan; thực hiện phân loại F1, F2 để lấy mẫu cũng như thực hiện cách ly. Đặc biệt, với những trường hợp trong khu vực thực hiện cách ly xã hội nếu có biểu hiện ho, sốt cần lấy mẫu và cách ly y tế ngay.
Ngành Y tế Nghệ An sẽ cử tổ chuyên môn ra sát cánh hỗ trợ cùng huyện Quỳnh Lưu chống dịch. Huyện cần thống kê yêu cầu nhân lực để ngành Y tế điều động, cử lực lượng ra hỗ trợ lấy mẫu và chống dịch. Ngành Y tế cũng sẽ có công văn chỉ đạo các đơn vị y tế trong việc hỗ trợ Quỳnh Lưu thực hiện khám, chữa bệnh cho người dân huyện nhà.
Toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc chống dịch COVID-19
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ghi nhận, đánh giá cao sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị huyện Quỳnh Lưu trong chống dịch.
Tuy nhiên, nhận thấy các ca bệnh diễn biến khá phức tạp, nếu không phản ứng nhanh sẽ gây ra bùng phát diện rộng, vì vậy, đề nghị huyện Quỳnh Lưu không được lơ là, chủ quan, cần chủ động, quyết liệt, nắm bắt kịp thời tình hình dịch để ứng phó kịp thời.
Tiếp tục phát huy “4 tại chỗ” trong phòng dịch, tiếp tục kích hoạt lại cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng y tế, công an nòng cốt, phát huy vai trò các Tổ truy vết, Tổ COVID cộng đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu nội trong chiều nay 27/7, huyện Quỳnh Lưu và các đơn vị liên quan cần tăng tốc truy vết hết bằng được các F1, F2 liên quan đến các ca bệnh, để lấy mẫu xét nghiệm, cách ly kịp thời. Khẩn trương rà soát những người dân có biểu hiện ho, sốt, nghi ngờ thì triển khai lấy mẫu xét nghiệm ngay.
Ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đồng ý với đề xuất về cách ly y tế, cách ly xã hội, giãn cách xã hội của huyện Quỳnh Lưu.
Đồng thời ông Bùi Đình Long đề nghị huyện Quỳnh Lưu cần nâng thêm một cấp độ trong phòng chống dịch, trong đó chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm, vật tư y tế và có thể trưng dụng một số địa điểm đủ điều kiện để tổ chức cách ly tập trung.
Giao cho Sở Y tế Nghệ An cử 01 Tổ chuyên gia hỗ trợ Quỳnh Lưu dập dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng. Đối với 2 bệnh nhân T.T.T và N.T.H, ngành Y tế cần chuyển về Bệnh viện dã chiến số 1 để điều trị.
Ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đồng ý với đề xuất thực hiện giãn cách của huyện Quỳnh lưu và yêu cầu, sau khi có quyết định, toàn huyện Quỳnh Lưu phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 15 của Chính phủ, ngừng ngay các dịch vụ không thiết yếu.
Đối với xã An Hòa, Quỳnh Hưng thực hiện nghiêm theo Chỉ thị 16; thiết lập khu cách ly y tế 2 xóm: xóm 11 (Quỳnh Hưng) và Tân Thắng (An Hòa) “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, “nhà cách ly với nhà, xóm cách ly với xóm”. Huyện phải đảm bảo lương thực, thực phẩm cho nhân dân vùng cách ly.
Riêng Bệnh viện ĐK Minh An tiếp tục tiến hành phong tỏa để chống dịch, chỉ chăm sóc bệnh nhân hiện nay đang còn điều trị trong Bệnh viện. Tiếp tục truyền thông để dân hiểu, thực hiện tốt công tác phòng dịch, không để dân quá hoang mang, lo lắng.
Covid 24h: Hà Nội xuất hiện ổ dịch mới, TP HCM áp biện pháp mạnh
Số ca nhiễm Covid-19 tại TP HCM lập đỉnh mới trong ngày 26/7, với 5.997 ca; Hà Nội cũng ghi nhận số ca nhiễm cao với 64 ca.
Hôm qua 26/7, Việt Nam ghi nhận 7.859 ca nhiễm, cao thứ hai kể từ khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020 đến nay. Số ca nhiễm mới ghi nhận tại 32 tỉnh, thành, trong đó 6.972 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu phong tỏa; 887 ca đang điều tra dịch tễ. Các tỉnh miền Nam có số ca nhiễm tăng cao là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang... Như vậy, tổng số ca nhiễm cộng đồng trên cả nước trong đợt dịch thứ tư, từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã vượt 100.000 ca, tại 62 tỉnh, thành.
Tại Hà Nội , bước sang ngày thứ ba giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thành phố ghi nhận ổ dịch mới tại Bệnh viện Phổi Hà Nội với ít nhất 20 ca dương tính. Ông Phạm Hữu Thường, Giám đốc bệnh viện, cho biết Khoa Nội 3, nơi phát hiện các ca dương tính, đang điều trị bệnh về phổi, nằm giữa các khu vực điều trị của viện. Vì vậy, ngoài các ca F0, "gần như toàn bộ bệnh viện đã trở thành F1". Nguồn lây bệnh chưa được xác định, nên công tác truy vết, điều tra dịch tễ được tiến hành khẩn trương.
Hiện, không chỉ Khoa Nội 3 mà tất cả các khoa trong bệnh viện được cách ly y tế "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Bệnh viện cũng đã được phong tỏa ngay tối 25/7.
Tổng số người có mặt tại bệnh viện là 323, trong đó 214 bệnh nhân đang điều trị, đều đã được lấy mẫu xét nghiệm. Ngoài ra, bệnh viện xét nghiệm cho tất cả người nhà và các cán bộ nhân viên y tế đang nghỉ cuối tuần.
Barie cách ly dựng trước cổng Bệnh viện Phổi Hà Nội, tối 25/7. Ảnh: Tất Định
Tại TP HCM , từ 18h ngày 26/7, thành phố yêu cầu mọi người dân hạn chế tối đa ra đường; các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18h đến 6h sáng hôm sau.
Sau 18h, chỉ có các trường hợp sau được ra đường: cấp cứu, lực lượng chống dịch hoặc hỗ trợ theo yêu cầu điều phối của cơ quan, chính quyền địa phương; phóng viên, biên tập viên cơ quan báo đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn thành phố, bao gồm cả công tác phát hành báo.
Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường; xử lý sự cố về điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật; xe chở hàng thiết yếu, đưa đón lực lượng làm nhiệm vụ phòng dịch; xe chở công nhân tại các doanh nghiệp thực hiện "một cung đường - 2 điểm đến"; xe chở vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu; các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của thành phố.
Với việc đi mua lương thực, thực phẩm thiết yếu, các địa phương phát phiếu cho từng hộ gia đình theo ngày chẵn, lẻ; chia khung giờ đi mua để giảm tối đa mật độ tiếp xúc giữa người với người.
TP HCM đã trải qua 18 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và đã ghi nhận hơn 66.422 ca nhiễm trong đợt bùng phát dịch thứ tư.
Chốt chặn trên đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh nhắc nhở một tài xế ôtô đã chạy qua giờ quy định, đêm 26/7. Ảnh: Thành Nguyễn - Đình Văn
Tại Cần Thơ , với gần 700 ca nhiễm sau 18 ngày, thành phố đang xem xét giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm hai tuần, thay vì kết thúc từ 1/8.
Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP Cần Thơ cho biết, tình hình dịch bệnh tại địa phương diễn biến nhanh và phức tạp, nhiều ca F0 mới vẫn còn xuất hiện qua khám sàng lọc tại các bệnh viện, chưa rõ nguồn lây.
Các ổ dịch tại chợ đầu mối Tân An (quận Ninh Kiều), chợ Trà An (quận Bình Thủy) và phường Hưng Phú (quận Cái Răng) vẫn phát sinh F0. Nhiều ổ dịch mới lây lan rất nhanh như ở xã Trường Xuân (huyện Thới Lai), hẻm Lò Mỗ (quận Ninh Kiều)... F0 đã xuất hiện tại một số công ty trong khu công nghiệp ở quận Bình Thủy, Ô Môn...
Đường phố Sài Gòn ùn ùn xe cộ, nhiều người bị xử phạt ra ngoài không lý do Sáng đầu tuần, người dân Sài Gòn đổ ra đường đi làm khiến các tuyến đường trở lên đông đúc, nhiều người bị xử phạt vì không trình bày được lý do ra đường khi gặp các chốt kiểm tra. Sáng 26/7, nhiều tuyến đường ở Sài Gòn đông nghịt xe cộ dù vẫn đang trong thời gian giãn cách xã hội theo...