Nghệ An: Con lên xe hoa, chồng dùng dao giết vợ
Sáng ngày 28.5, TAND tối cao đã mở phiên tòa phúc thẩm hình sự xét xử vụ án giết người đối với Nguyễn Văn Thành, SN 1974 trú tại xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Theo bản cáo trạng nêu rõ, ngày 17.7.2013, gia đình chị Nguyễn Thị Chanh có tổ chức đám cưới cho con gái, sau khi gia đình tổ chức đám cưới cho con gái xong xuôi chị Chanh có sang nhà hàng xóm để chơi. Đến 17h cùng ngày, Nguyễn Văn Thành đi về nhà nhưng không thấy chị Chanh đâu nên tỏ rõ bực tức, Thành dắt một con dao nhọn vào người rồi đi tìm chị Chanh.
Qua nhà hàng xóm, Thành bắt gặp vợ đang ngồi ở nhà hàng xóm, Thành liền nhảy vào kéo chị Chanh về nhà với vẻ mặt sát khí, nhưng chị Chanh phản ứng mạnh nên hai người giằng co nhau ở trước cổng, Thành liền rút con dao đâm vào ngực trái vợ khiến chị Chanh gục xuống đất chết ngay tại chỗ.
Bản giám định pháp y của Phòng kỹ thuật hình sự Công an Nghệ An kết luận chị Chanh chết là mất máu do thủng tim.
Với tội danh của mình ngày 17.1.2014 tại phiên tòa sơ thẩm TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Thành mức án chung thân.
Video đang HOT
Cho rằng bản án chung thân đối với mình là quá nặng và mong muốn trở về thay vợ nuôi nấng 2 con thành người nên Thành đã viết đơn kháng cáo lên TAND tối cao xin giảm nhẹ hình phạt.Xét thấy hành vi của bị cáo là hết sức nguy hiểm, HĐXX quyết định bác đơn kháng cáo giữ nguyên mức hình phạt là chung thân.
Theo Laodong
Tham nhũng không tử hình:Luật sư vụ Dương Chí Dũng nói gì?
Về việc sửa đổi luật hình sự xóa bỏ dần án tử hình, thay bằng án chung thân, luật sư cho rằng không thể xóa án tử với tội phạm tham nhũng
Xóa án tử sẽ làm tăng tội phạm tham nhũng
Trao đổi với phóng viên chiều ngày 29/5/2014, luật sư Trần Đình Triển, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội, người vừa tham gia bào chữa trong vụ đại án tham nhũng Dương Chí Dũng, đã cho rằng không thể vội vàng xóa án tử hình đối với tình hình kinh tế xã hội dân trí như nước ta hiện nay, đặc biệt với tội phạm tham nhũng thì càng không.
Luật sư Trần Đình Triển nêu quan điểm: "Đảng và nhà nước đang xác định tham nhũng là quốc nạn, và phải tập trung sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia phòng chống tham nhũng. Nhưng ai là người tham nhũng? Phải là những người có chức, có quyền, có địa vị thì mới có cơ hội và khả năng để tham nhũng. Nói tóm lại phải là viên chức nhà nước.
Cần biết rằng, việc xử lý hình sự đang là một trong những biện pháp để đấu tranh chống tham nhũng. Nếu bây giờ xóa bỏ án tử hình ở một số tội như tội nhận hối lộ... thì e rằng việc đấu tranh phòng chống tham nhũng sẽ có những sự hạn chế."
Luật sư Trần Đình Triển
Trong nhân dân thường có câu "hi sinh đời bố để củng cố đời con." Nếu không có án tử hình, không phải đối diện với cái chết, những người này hoàn toàn có thể tham nhũng hàng trăm, hàng nghìn tỉ để rồi chấp nhận vào tù 10, 20 năm, hay chung thân.
Ngồi tù vài năm rồi ra trại, khi đó người ta vẫn cưỡi trên những chiếc Mercesdes, hay vẫn có nhà lầu xe hơi. Chỉ có người dân là vẫn tiếp tục trên chiếc xe máy, xe đạp lọc cọc để kiếm sống qua ngày." - luật sư Trần Đình Triển nhận định.
Luật sư Triển chia sẻ: "Bỏ án tử là xu thế chung của thế giới, nhưng chúng ta phải xác định được mục đích của pháp luật đang phòng chống cái gì để từ đó có sự xem xét cân nhắc cho phù hợp".
Giữ hay xóa bỏ án tử hình?
Luật sư Trần Đình Triển cho biết: "Mọi người sinh ra đều có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc. Và trên thực tế, nhiều quốc gia phát triển đã xóa bỏ hoàn toàn án tử hình, thay vào đó hình phạt nặng nhất chỉ là trung thân vô thời hạn. Hoặc xu hướng chung của thế giới là xóa bỏ dần án tử hình, tùy theo tính chất mà giữ lại bản án này cho một số tội danh. Phương pháp thi hành án cũng có nhiều điểm khác nhau để xóa bỏ dần sự dã man của cái chết từ pháp luật."
"Giảm án tử hình là xu hướng chung, và chúng ta đang theo xu hướng đó. Đó thể hiện sự hội nhập, tính nhân văn, đạo đức. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình đời sống, kinh tế, xã hội hiện nay ở nước ta, để nói về vấn đề giảm hay không giảm, theo quan điểm của tôi là chưa thể xóa bỏ hoàn toàn, vẫn phải duy trì một số tội danh để không mất đi tính răn đe, trừng trị của pháp luật." - Luật sư Trần Đình Triển nhận định.
Lấy ví dụ, những năm trước đây ta từng giảm cho tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản không có mức tử hình. Lúc đó tội phạm cho tội danh này đã có những biểu hiện hạn chế hơn, nhưng khi bỏ tội danh tử hình, thì tình hình của tội danh lừa đảo càng rộ lên như lợi dụng lừa đảo tín dụng đen, lừa đảo qua mạng internet..."
Giảm tử hình là hợp lý, nhưng phải cân nhắc kỹ càng vào thực tiễn đời sống, kinh tế, xã hội, nhận thức của Việt Nam. Nếu chỉ chạy theo một giá trị nổi sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm, những hậu quả nghiêm trọng khó có thể khắc phục.
Theo Đất Việt
Viện KSND tối cao thừa nhận có mâu thuẫn trong lời khai về va li tiền Tranh luận với các luật sư trong phiên phúc thẩm xét xử 9 bị cáo vụ án tham ô tại Vinalines hôm qua, đại diện Viện KSND tối cao đã bác bỏ các tài liệu chứng cứ thu thập từ Singapore, nhưng thừa nhận có mâu thuẫn trong lời khai đưa tiền cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và nhường quyền phán...