Nghệ An: Cất bằng kỹ sư xây dựng, 9X về trồng rau đẹp như tranh
Tốt nghiệp kỹ sư xây dựng, nhiều công ty mời làm việc với lương cả chục triệu đồng. Nhưng chàng trai trẻ Đặng Thọ Sáng, SN 1993, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc ( tỉnh Nghệ An) quyết định về quê trồng rau sạch, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Với ước vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương bằng mô hình trang trại nông nghiệp công nghệ cao, anh Đặng Thọ Sáng, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An), đã “cất bằng” kỹ sư xây dựng quyết định về lập nghiệp trên mảnh đất quê hương.
Bước đầu, anh tìm hiểu thông tin về nông nghiệp công nghệ cao, trồng rau trong nhà lưới trên mạng internet, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn tại địa phương và Sáng cũng không ngần ngại đi đến các mô hình trồng rau tại các tỉnh bạn để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.
Kỹ sư 9X Đặng Thọ Sáng về quê trồng ra sạch.
Sau quá trình tìm tòi, học hỏi, anh Sáng đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới, khung sắt và hệ thống tưới nhỏ giọt để trồng dưa hấu trên diện tích 500m2. Do chưa có kinh nghiệm nên thất bại nhiều hơn thành công.
“Bước đầu thực hiện tôi cũng gặp nhiều khó khăn, kinh phí để đầu tư lớn chủ yếu là vay ngân hàng, kinh nghiệm chọn giống, kỹ thuật chăm sóc còn thiếu nên các vụ hầu như không đạt năng suất, thua lỗ”, anh Sáng chia sẻ
Trong lúc gặp khó khăn định bỏ cuộc, anh Sáng được Hội Nông dân huyện Nghi Lộc và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hỗ trợ, tiếp sức. Đây là cơ hội và động lực để chàng thanh niên trẻ tiếp tục với ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Trang trại trồng rau, củ, quả thực phẩm được anh Sáng đầu tư hệ thống nhà lưới, khung sắt và hệ thống tưới nhỏ giọt.
Sau những thành công bước đầu mang lại, anh Sáng quyết định vay mượn thêm vốn để tăng thêm diện tích trồng rau, củ, quả lên 3.000m2.
Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao, mô hình trồng rau, củ, quả trong nhà lưới của anh Sáng đã mang lại những hiệu quả kinh tế rõ ràng hơn. Các loại rau, củ, quả thực phẩm trồng trong nhà lưới, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, năng suất tăng cao, sâu bệnh giảm, không cần sử dụng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng nông sản được nâng lên, hiệu quả kinh tế tăng gấp nhiều lần so với cách canh tác truyền thống .
Với chất lượng đảm bảo, hiện nay sản lượng rau, củ, quả thực phẩm mà trang trại của anh Sáng sản xuất ra được các cửa hàng thực phẩm sạch tại các địa phương trong và ngoài tỉnh bao tiêu, tạo điều kiện giúp mô hình của anh phát triển bền vững hơn.
Video đang HOT
Trang trại trồng rau sạch được anh Sáng chăm sóc rất đặc đặc biệt.
Hiện tại trang trại trồng rau công nghệ cao của Sáng là trang trại đầu tiên của xã Nghi Trường áp dụng công nghệ Israel vào nông nghiệp, được nhiều người đến tham quan và học hỏi.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế gia đình, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của anh Sáng còn tạo việc làm thường xuyên cho 3-5 lao động, và một số lao động thời vụ đóng góp vào công tác xóa đói giảm nghèo cho bà con địa phương.
Cà chua trong trang trại của anh Sáng trĩu quả, được người tiêu dụng ưa chuộng.
Ngoài việc phát triển mô hình của gia đình, anh Sáng còn chú trọng đến việc giúp đỡ về kinh nghiệm, kỹ thuật cho những tập thể, cá nhân có ý tưởng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao khác.
“Mình cùng một số mô hình khác có sự trao đổi, liên kết để cùng hỗ trợ nhau. Hiện tại, tôi đang tư vấn, hỗ trợ xây dựng 2 mô hình nông nghiệp công nghệ cao mới”- anh Sáng cho biết.
Trang trại anh Sáng luôn được các nhà trường trong huyện dẫn các đoàn học sinh đến tham quan.
Tại Đại hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Nghệ lần thứ VI nhiệm kỳ 2019 – 2024, anh sáng là 1 trong 20 thanh niên được tuyên dương “Thanh niên sản xuất, kinh doanh giỏi”.
Anh Sáng là 1 trong 20 thanh niên được tuyên dương là những cá nhân tiêu biểu, sáng tạo, chủ động trong lập thân, lập nghiệp trên mọi lĩnh vực của tỉnh Nghệ An.
Ông Nguyễn Đình Thống, Chủ tịch UBND xã Nghi Trường cho biết: “Địa phương đánh giá rất cao mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của hộ gia đình anh Đặng Thọ Sáng. Ngoài việc phát triển kinh tế hộ gia đình còn hỗ trợ phát triển kinh tế của địa phương, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Địa phương cũng ủng hộ việc nhân rộng mô hình phát triển kinh tế của anh Sáng trên địa bàn.
Theo Danviet
Chỉ cặm cụi trên đồng, Việt Nam mãi là "anh nông dân" toàn cầu
Hạt giống là khởi đầu quan trọng trong chuỗi thực phẩm nông nghiệp nhưng nguồn thu nhập lớn nhất thuộc về chế biến thực phẩm và hệ thống phân phối quy mô lớn.
Tại Hội nghị Công nghệ sinh học (CNSH) toàn quốc 2019 tổ chức ở TP.HCM, ngày 1/11, TS Lê Trần Bình - Chủ tịch Hội CNSH Việt Nam đánh giá, trong việc phát triển CNSH, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị và kết nối thị trường toàn cầu đang là xu thế tất yếu.
Hạt giống là khởi đầu quan trọng trong chuỗi thực phẩm nông nghiệp nhưng giá trị thấp
Trong nền sản xuất quy mô lớn, mọi khâu của quá trình sản xuất được kết nối và đánh giá theo chuỗi giá trị. Từ đó, người ta có thể đánh giá được sức mạnh kinh tế của các khâu khác nhau trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.
TS Bình lấy ví dụ sản xuất nông nghiệp bắt đầu từ hạt giống đến bàn ăn. Hạt giống được coi là khởi đầu quan trọng trong chuỗi thực phẩm nông nghiệp.
Tuy vậy, tổng giá trị thị trường hạt giống bán ra toàn cầu chiếm chưa đến 1% (khoảng 48,5 tỷ USD) tổng giá trị thực phẩm bán ra hoặc sản xuất trên toàn cầu (khoảng 5.000 - 6.000 tỷ USD).
Nguồn thu nhập lớn nhất thuộc về chế biến thực phẩm và hệ thống phân phối quy mô lớn.
Các số liệu thống kê cho thấy, trong số 10 tập đoàn doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới, ngành giống là nhỏ nhất trong chuỗi thực phẩm.
Trong chuỗi thực phẩm, lĩnh vực mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho đến nay là chế biến thực phẩm và hệ thống phân phối quy mô lớn. Sức mạnh chủ yếu trong chuỗi giá trị nông nghiệp thuộc về các công ty dịch vụ đầu vào, các công ty chế biến và phân phối.
Vì thế, theo TS.Bình, nếu chúng ta chỉ chú ý sản xuất trên đồng ruộng mà bỏ qua các khâu dịch vụ, chế biến và thương mại xuyên quốc gia, chúng ta sẽ mãi mãi chỉ là "anh nông dân toàn cầu".
Theo TS. Lê Trần Bình, nếu chỉ chú ý sản xuất trên đồng ruộng mà bỏ qua các khâu dịch vụ, chế biến và thương mại xuyên quốc gia thì sẽ mãi là "anh nông dân toàn cầu".
"Việc phân tích nông nghiệp toàn cầu theo chuỗi rất cần đến KHCN, các trí tuệ kinh tế lớn và các công nghệ 4.0 từ dữ liệu lớn, internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo", TS. Bình nói.
Chia sẻ tại hội nghị, TS. Ngô Xuân Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ KHCN) cho biết, ngành CNSH trong nhiều năm qua đã đạt nhiều kết quả nhất định song vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Trình độ CNSH trong nước vẫn chưa đạt mức tiên tiến trong khu vực, CNSH chưa trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật công nghiệp cao, chưa tạo ra được nhiều sản phẩm chủ lực và chưa có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc dân.
Các phòng thí nghiệm CNSH có hiệu quả chưa cao; nhân lực nghiên cứu, phát triển công nghệ, quản lý và sản xuất kinh doanh CNSH còn nhiều hạn chế; nhất là thiếu sự liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu với doanh nghiệp và thị trường. Nhiều mô hình ứng dụng mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm, chậm nhân ra diện rộng trong sản xuất và đời sống.
CNSH có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển dổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế công nghiệp, nông thôn
Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ nhấn mạnh, Việt Nam là một nước nhiệt đới đi lên từ nông nghiệp nên CNSH có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là một yếu tố góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển dổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế công nghiệp, nông thôn.
"Hội nghị toàn quốc về CNSH là dịp để các nhà khoa học chia sẻ những kết quả nghiên cứu; từ đó thúc đẩy các hoạt động ứng dụng, chuyển giao, hợp tác quốc tế; rồi kết nối lại với doanh nghiệp, thị trường để tiến tới hiện thực hóa các mục tiêu thiết thực và hiệu quả hơn", TS Ngô Xuân Bình chia sẻ.
Theo Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục thuộc Bộ GD&ĐT, đến năm 2020, Việt Nam cần ít nhất 25.000 lao động chuyên sâu trong lĩnh vực CNSH. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện đang còn thiếu. Do vậy triển vọng nghề nghiệp dành cho người theo học CNSH là rất lớn.
Theo Danviet
Hỗ trợ 2 tỷ đồng/dự án khởi nghiệp ứng dụng 4.0 trong nông nghiệp 10 dự án lọt vào vòng chung kết hoạt động tuyển chọn và ươm tạo dự án khởi nghiệp TP.HCM năm 2019 thể hiện tính ứng dụng cao các yếu tố công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Dự án máy sấy trái cây công nghệ mới, theo dõi và điều khiển bán tự động của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học...