Ngày Xuân Nhâm Dần, bàn chuyện nâng “chất” nông thôn mới nơi tốp đầu về đích sớm nhất cả nước
Xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu là nhiệm vụ xuyên suốt, lâu dài trong chiến lược phát triển chung của tỉnh Thái Bình.
Không dừng lại ở thành tựu đạt được khi nằm trong tốp đầu về đích NTM sớm nhất cả nước, Thái Bình nhanh chóng bắt tay vào xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Với quyết sách đúng đắn, chiến lược bài bản, bước đi thận trọng, bức tranh NTM thực sự bừng sáng với kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, không gian sống sáng, xanh, sạch, đẹp, đời sống người dân được nâng lên cả về vật chất và tinh thần
Đến nay, toàn tỉnh đã có 20 xã hoàn thành 11/11 tiêu chí NTM nâng cao, trong đó 4 xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, không có điểm dừng, thời gian qua Thái Bình đã chuyển trọng tâm sang xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), được các địa phương nỗ lực triển khai với sự tham gia và hưởng ứng tích cực của toàn thể cộng đồng, bước đầu đạt kết quả tích cực, tạo tiền đề vững chắc cho giai đoạn tiếp theo.
Nông dân xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình chăm sóc rau màu vụ đông.
Xác định thực hiện Chương trình OCOP là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gia tăng giá trị sản xuất, thời gian qua, huyện Vũ Thư chú trọng các giải pháp phát triển sản phẩm OCOP.
NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu thực chất là nâng cao chất lượng các tiêu chí so với mức đạt chuẩn NTM theo hướng phát triển toàn diện, đi vào chiều sâu và bền vững.
Trong đó, cốt lõi là đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của người dân nông thôn được nâng lên về chất.
Video đang HOT
Năm 2022, Thái Bình phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Để đạt được mục tiêu trên, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho Sở NNPTNT, UBND tỉnh huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM.
Có một nơi giúp nông dân Bạc Liêu tiêu thụ sản phẩm, còn tận tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác
Nhiều hợp tác xã (HTX) ở Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn nông dân sản xuất hiệu quả... Từ đó, nhiều xã viên xem HTX là mái nhà chung, chung sức xây dựng kinh tế tập thể.
HTX bao tiêu sản phẩm cho nông dân
Tại tỉnh Bạc Liêu, thời gian gần đây hoạt động khu vực kinh tế tập thể, HTX phát triển cả về số lượng, chất lượng với 188 HTX, trên 24.000 thành viên. Trong đó có gần 150 HTX lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 520 tổ hợp tác, thu hút hơn 12.000 thành viên tham gia.
Từ khi Luật HTX năm 2012 được ban hành, số lượng các HTX hoạt động hiệu quả tăng lên rõ rệt, chiếm khoảng 55% đối với các HTX nông nghiệp, từ 50 - 83% với các HTX phi nông nghiệp.
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vai trò của HTX được thể hiện nổi bật, nhất là các HTX nông nghiệp.
Xã viên HTX Đồng Tiến (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình) thu hoạch nghêu. Ảnh: N.M
"HTX luôn quan tâm đời sống của bà con xã viên, lợi nhuận chia cho xã viên ngày tăng lên. Đối với các xã viên khó khăn, HTX sẽ quan tâm giúp đỡ thêm để xã viên đảm bảo cuộc sống".
Thực tế cho thấy, hoạt động của các HTX còn góp phần thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo, an sinh xã hội thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Trong quá trình tham gia Chương trình OCOP, các HTX đã cùng với chính quyền xây dựng và phát triển các sản phẩm tiềm năng, chủ lực, có lợi thế so sánh của địa phương.
Nhiều HTX nông nghiệp đã phát huy vai trò các HTX kiểu mới. Như HTX Vĩnh Cường (xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình) đã liên kết bao tiêu lúa cho nông dân. Khi tham gia vào chuỗi liên kết, người nông dân được HTX hỗ trợ chi phí đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Nhờ đó nông dân tránh được việc trúng mùa mất giá.
Ông Trịnh Văn Cường - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Vĩnh Cường, cho biết: "Hàng năm, HTX thu mua lúa cho gần 21.000ha lúa của xã viên. Bên cạnh đó, HTX cũng thu mua lúa của nông dân ở các huyện huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, với diện tích hàng chục ha. Khi có được nguồn hàng hóa đủ, HTX vừa chủ động liên kết với doanh nghiệp, vừa giúp nông dân ổn định đầu ra".
Tăng thu nhập cho xã viên
Ngoài tổ chức sản xuất bài bản, liên kết đảm bảo đầu ra, nhiều HTX ở Bạc Liêu còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn xã viên, người lao động ở nông thôn. Điển hình như HTX nuôi nghêu Đồng Tiến (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình).
Đến thời điểm thu hoạch nghêu trên bãi, có hàng trăm lao động tham gia vào các khâu. Hầu hết các lao động đều là xã viên HTX. Trung bình mỗi lao động thu nhập từ 250.000 -300.000 đồng/người/ngày, còn những lúc thu hoạch rộ thì thu nhập tăng lên 400.000 - 500.000 đồng/người/ngày.
Ông Trần Văn Út - xã viên HTX Đồng Tiến, cho biết: "Gia đình tôi có 4 lao động tham gia vào thu hoạch nghêu cho HTX. Gia đình tôi kiếm từ 400.000 - 600.000 đồng/ngày tiền công cào nghêu cho HTX. Nguồn thu nhập này khá cao, nên cuộc sống gia đình cũng ổn định".
Từ việc tạo việc làm, các HTX góp phần lớn vào công tác xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững ở nông thôn.
"HTX luôn quan tâm đời sống của bà con xã viên, lợi nhuận chia cho xã viên ngày tăng. Đối với các xã viên khó khăn, HTX sẽ quan tâm giúp đỡ thêm để đảm bảo cuộc sống. Nhờ vậy, các xã viên xem HTX là mái nhà chung của mình. Từ đó, xã viên có ý thức và ra sức gìn giữ bảo vệ khu vực nuôi nghêu của HTX" - ông Huỳnh Mừng Em - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Đồng Tiến chia sẻ.
Thời gian qua, các ngành chức năng trong tỉnh đã hỗ trợ các HTX tiếp cận thị trường, định hướng sản phẩm chủ lực, hỗ trợ vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, trang bị kiến thức quản trị kinh doanh cho đội ngũ cán bộ HTX nhằm đổi mới tư duy phát triển kinh tế, tiếp cận thị trường, kết nối với các doanh nghiệp, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất.
Nhờ đó, các HTX trong tỉnh đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh, đồng thời tạo ra những thay đổi căn bản diện mạo ở khu vực nông thôn.
Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Tấn Cận cho rằng: Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã có những chính sách phù hợp và kịp thời hỗ trợ, cộng với sự nỗ lực vươn lên của các HTX. Nhờ đó, nhiều HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả, thu hút ngày các động nông dân tham gia.
"HTX cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra, góp phần giải quyết việc làm cho lao động, tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho người dân tại khu vực nông thôn. Từ đó, các HTX góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng NTM ở các địa phương" - ông Lê Tấn Cận nhận định.
Đẩy mạnh triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm bảo đảm hiệu quả, thực chất Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP bảo đảm hiệu quả, thực chất, tránh hình thức, phô trương, làm theo phong trào... Sản phẩm cà phê đạt chuẩn OCOP 3-4 sao cấp tỉnh của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai). Ảnh minh họa: Hồng Điệp/TTXVN Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp...