“Ngày xưa ơi…” của các chính trị gia hàng đầu thế giới
Các nguyên thủ quốc gia quyền lực nhất trên thế giới đều có xuất thân khá thú vị. Người là du kích, điệp viên và chỉ huy lực lượng đặc nhiệm, và cả những sinh viên đại học khoa Chính trị bình thường.
Mặc dù họ có tiếng tăm lừng lẫy, những tấm ảnh về quá khứ và sự nghiệp của họ thường rất khó tìm. Dưới đây là hình ảnh của những nhân vật quan trọng thời trẻ và thời niên thiếu.
Ảnh chụp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thời niên thiếu (dưới cùng bên trái) chụp năm 1956. Ông đang ở bên gia đình của mình, bao gồm người cha Shintaro Abe, thời đó là Ngoại trưởng Nhật Bản.
Ông Shinzo Abe ngày nay khi đang ở nhiệm kỳ thứ ba dưới cương vị thủ tướng.
Tấm ảnh không rõ ngày tháng chụp Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi trẻ tại Nga. Vai của cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin ở bên phải tấm hình, cho thấy ảnh được chụp vào đầu năm 1990.
Putin đã già đi đôi chút ở thời điểm hiện tại nhưng vẫn còn rất “phong độ”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng sống ở Indonesia trong nhiều năm khi còn nhỏ. Đây là ảnh chụp ông (hàng dưới, thứ hai từ trái sang) với các bạn trong trường vào cuối năm 1960.
Video đang HOT
Còn đây là Tổng thống Obama ngày nay.
Thủ tướng Anh đương nhiệm David Cameron đang làm việc cho đảng Bảo thủ Anh trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1992.
Hiện tại ông Cameron đã già đi, nhưng người xem có thể nhận ra gò má của ông.
Đây là Tổng thống Pháp Francois Hollande vào năm 1981, khi đang tranh cử cho một vị trí trong quốc hội với ông Jacques Chirac, người sau này cũng trở thành Tổng thống Pháp.
Đây là ông Hollande trong một buổi phỏng vấn gần đây.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng đồng nghiệp trong đảng Dân chủ Công giáo Đức là Lothar de Maiziere năm 1990, trước khi hai miền Đông – Tây nước Đức thống nhất.
Là thủ tướng đương nhiệm của Đức, bà Angela Merkel có thể coi là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào năm 1972, khi đang bắt tay với Tổng thống Zalman Shazar khi ông còn làm việc trong Bộ Quốc phòng Israel.
Hiện Netanyahu đã già đi nhưng tầm ảnh hưởng của ông tại vùng Trung Đông vẫn còn.
Tại một sự kiện ở Triều Tiên diễn ra vào năm 2014, ảnh của Chủ tịch Kim Jong-un thời niên thiếu xuất hiện, trong bộ đồ quân phục y hệt như cha của ông.
Chủ tịch Kim trong một tấm ảnh được chụp mới đây.
Theo Trí Thức Trẻ
Trung Quốc mời ông Shinzo Abe dự duyệt binh "mừng chiến thắng chống Nhật"
Nếu ông nhận lời tham dự hoạt động này sẽ đồng nghĩa với việc Nhật Bản chấp nhận bị khuất phục trước kẻ thù trong chiến tranh thủa trước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Counrrier International.
South China Morning Post ngày 26/3 đưa tin, Trung Quốc đã mời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sang Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II vào tháng 9 năm nay, nhưng Tokyo đang tỏ ra thận trọng trước lời mời này.
Các nhà phân tích nói rằng, ông Shinzo Abe phải thận trọng không chỉ bởi sự bối rối đối với Nhật Bản, mà còn vì lý do nếu ông nhận lời tham dự hoạt động này sẽ đồng nghĩa với việc Nhật Bản chấp nhận bị khuất phục trước kẻ thù trong chiến tranh thủa trước.
Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã liên lạc với các nhà lãnh đạo "tất cả các nước có liên quan" để đánh giá sự quan tâm của họ đến việc tham gia sự kiện kỷ niệm này, nhưng bà Oánh từ chối xác nhận có bao gồm Nhật Bản hay không.
Tổng thư ký Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm qua từ chối xác nhận việc ông Shinzo Abe đã nhận được lời mời của Bắc Kinh hay chưa. "Việc thể hiện một lập trường để giải quyết những thách thức chung có định hướng cho tương lai là vấn đề vô cùng quan trọng", ông nói.
"Chúng tôi đã truyền đạt quan điểm của Nhật bản về các sự kiện như vậy, chúng tôi đã nói với họ theo cách đất nước chúng tôi suy nghĩ về buổi lễ chính thức này", ông Suga cho biết. Hãng thông tấn Kyodo News dẫn nguồn tin giấu tên từ chính phủ nói, ông Shinzo Abe đã kín đáo về lời mời của Bắc Kinh tham dự duyệt binh "chiến thắng chống Nhật Bản" ngày 3/9 tới.
Tờ The Yomiuri thì cho biết, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ không tham dự vì sự khó chịu của Tokyo trước sự hung hăng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
"Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc cải thiện tính minh bạch trong ngân sách quân sự của họ, vì vậy Thủ tướng không thể tham dự", một nhà ngoại giao cấp cao Nhật Bản nói với The Yomiuri. Các nhà phân tích nói rằng lời mời của Bắc Kinh thực chất là thủ đoạn "cây gậy và củ cà rốt" để gây áp lực với Nhật Bản đối mặt với quá khứ thời chiến.
Bằng cách mời ông Shinzo Abe tham dự duyệt binh, Trung Quốc muốn chứng minh sức mạnh quân sự của họ và có thể xem đây là một cảnh báo Nhật Bản về cái Bắc Kinh gọi là "chống lặp lại sai lầm trong quá khứ".
Thủ tướng Shinzo Abe cho biết ông sẽ ra tuyên bố mới về Chiến tranh Thế giới II trong năm nay, trong đó sẽ đưa ra lời xin lỗi chung vì những hành động xấu trong thời chiến của chính quyền nhà nước Nhật trước đó. Nhưng từ ngữ chính xác của tuyên bố này sẽ được kiểm tra một cách cẩn thận trước khi công bố.
Theo tờ The Economic Times của Ấn Độ, đầu tháng này Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết ông Shinzo Abe sẽ được chào đón tham dự lễ duyệt binh "mừng chiến thắng chống Nhật Bản" nếu ông ấy "chân thành", và Nhật Bản "nên đối mặt với quá khứ thời chiến, đừng để mất lương tâm".
Tờ The Japan News ngày 25/3 nói rằng, lời mời ông Abe dự duyệt binh được Trình Vĩnh Hoa, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản đi cùng Lưu Kiến Siêu, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc đến chào xã giao Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 18/3 đưa ra.
Theo Giáo Dục
Nhật Bản muốn có quân ứng chiến bên ngoài, đối phó Trung Quốc Trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động quân sự đe dọa các nước láng giềng tại các khu vực tranh chấp, các nhà lập pháp Nhật Bản đã thông qua một dự luật mới, cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) triển khai hoạt động tại nước ngoài, mở rộng quan hệ quân sự với nhiều nước nhằm chống...