Ngày Valentine người Sài Gòn đưa con đi học sau 9 tháng ở nhà, đường ‘kẹt cứng’
Sáng nay 14.2 ngày Valentine, nhiều tuyến đường TP.HCM như “biển” người và xe, có nơi kẹt cứng.
Học sinh tiểu học, mầm non trở lại trường sau 9 tháng ở nhà vì dịch Covid-19.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, sáng sớm nay nhiều tuyến đường Nơ Trang Long (Q. Bình Thạnh), Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), Nguyễn Tri Phương, 3 Tháng 2 (Q.10)… ken đặc xe cộ. Ở các tuyến Cộng Hòa, Trường Chinh, Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình), nhiều người phải lấn sang làn đường khác hoặc chạy lên vỉa hè.
Lúc 6 giờ 25 phút, đường Nơ Trang Long (Q.Bình Thạnh) ken đặc xe cộ. Ảnh CAO AN BIÊN
Người người đi học, đi làm . Ảnh CAO AN BIÊN
Nhiều phụ huynh tranh thủ đưa con đi học sớm để tránh kẹt xe . Ảnh CAO AN BIÊN
Mới hơn 5 giờ sáng, chị Hoài Hương (42 tuổi, ngụ P.13, Q.Bình Thạnh) dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho 2 con trai đang học lớp 8 và lớp 6. Chị cho biết hôm nay là ngày đầu tiên bé học lớp 6 đến trường sau hơn nửa năm phải học tại nhà nên chị tranh thủ thời gian đưa con đi học sớm.
“Hôm nay, học sinh các cấp mầm non, tiểu học và lớp 6 đi học lại. Tôi nghĩ là đường sẽ đông hơn nên quyết định sẽ đi sớm để tránh bị kẹt xe. Thường đầu tuần người ta đến cơ quan nhiều nên lúc nào cũng đông đúc. Đưa con đi học xong tôi lại lên Q.1 đi làm, có qua đường Đinh Bộ Lĩnh (Q.Bình Thạnh), kiểu nào hôm nay cũng kẹt cứng nên đi sớm cho chắc ăn”, chị nói.
Đường Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình) sáng nay cũng đông đúc xe cộ . Ảnh CAO AN BIÊN
Sáng nay, đường Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) kẹt xe, nhiều người lấn làn để di chuyển nhanh hơn . Ảnh CAO AN BIÊN
Có nơi xảy ra ùn ứ thời gian ngắn . Ảnh CAO AN BIÊN
Hơn 7 giờ 30 phút sáng, chị Nguyễn Thị Tuyết Trinh (34 tuổi, nhà ở Q.Tân Bình) vã mồ hôi nhích từng chút một trên dòng xe đang kẹt trên đường Trường Chinh. Sáng nay, như thường lệ chị lên cơ quan ở Q.1 và rất bất ngờ vì lâu lắm rồi mới thấy cảnh kẹt xe đông đúc đến vậy.
“Tôi đoán không lầm là chờ 4 lượt đèn đỏ rồi, mà còn chưa qua được. Tôi đi làm đường này suốt, sáng nào chẳng kẹt xe nên cũng quen rồi. Nhưng hôm nay có chút bất ngờ tí, không tin đông vậy luôn, gần giống như hồi trước dịch Covid-19. Nắng nóng quá!”, chị tâm sự.
“Biển người” kẹt cứng trên đường Cộng Hoà (Q.Tân Bình) sáng nay . Ảnh CAO AN BIÊN
Đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình) kín người và xe
Xe nhích từng chút một trên đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) . Ảnh CAO AN BIÊN
Nói xong, chị tranh thủ len qua từng chiếc xe phía trước để nhanh chóng thoát khỏi đoạn đường kẹt vì sợ trễ giờ làm. Chưa kịp mở hàng cuốc xe nào, anh Lê Trọng (34 tuổi, shipper) cũng “chôn chân” tại đường Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình). Anh nói nhà anh gần đây, ngày nào cũng qua đoạn đường kẹt này: “Ngày đầu tuần nên ai cũng bận rộn, thêm vào đó học sinh các cấp, sinh viên cũng đi học trở lại”.
Nắng nóng, nhiều người vã mồ hôi vượt qua đoạn kẹt xe . Ảnh CAO AN BIÊN
Đường 3 Tháng 2 sáng nay chật cứng người và xe . Ảnh CAO AN BIÊN
Đường Nguyễn Tri Phương (Q.1) cũng ùn ùn người và xe hối hả đi học, đi làm . Ảnh CAO AN BIÊN
“Sinh viên hay học sinh đi học là đường phố nhộn nhịp, đông đúc lại à. Nhưng so với hồi trước thì vẫn còn đỡ rồi, chắc thời gian tới Sài Gòn lại kẹt xe cứng ngắc như hồi xưa thôi”, shipper này dự đoán.
Hơn 8 giờ, xe cộ càng đông đúc chưa có dấu hiệu giảm, những dòng xe vẫn hối hả trong tiếng máy, tiếng kèn inh ỏi báo hiệu Sài Gòn đang dần trở lại nhịp sống bình thường sau đại dịch Covid-19.
Món chocolate độc thân cho ngày Valentine tại Sài Gòn
Sau Tết, mọi người "vét" hết đồ quê mang lên thành phố
Sau nhiều ngày nghỉ Tết Nguyên đán, mọi người đã bắt đầu lên kế hoạch trở về thành phố để làm việc.
Và đương nhiên, đi kèm với hành trang ngoài quần áo là muôn vàn quà quê.
Tết vốn dĩ đã nhiều đồ ăn nên việc các bạn trẻ "thà gom nhầm còn hơn bỏ sót" là điều dễ hiểu.
Mọi người lên thành phố để bắt đầu đi học, làm việc. (Ảnh: Thanh Niên)
Như những năm trước, cứ đến ngày đầu năm mới chuẩn bị đi làm lại, cư dân mạng lại rầm rộ chia sẻ hình ảnh các gia đình gói ghém đồ đạc lỉnh kỉnh lên thành phố. Điều đáng nói, ai cũng chất đầy ắp vali, xe những món quà quê của dịp Tết như bánh chưng, bánh ngọt, thịt, rau củ... Miễn rằng, ở quê có đồ thừa thì y như rằng được các cô cậu gom bằng hết. Việc lấy đồ là điều dễ hiểu khi ở quê thì thừa, lên thành phố lại phải mua tốn kém không ít tiền.
Chuyến xe chở đầy món quà quê. (Ảnh: Dân Trí)
Trên xe lên thành phố là đầy rẫy các món đồ quê. (Ảnh: Thanh Niên)
Chỉ cần đi ra đường những ngày này, người ta dễ dàng bắt gặp xe máy chất đầy đồ lỉnh kỉnh với vali, rau củ, thịt treo dày đặc 2 bên. Thậm chí, có những người còn mang theo cả gà, vịt sống lên thành phố để dành ăn dần. Chẳng phải thành phố không có, các bạn trẻ chịu khó xách bao nhiêu đồ đạc khi xa nhà cũng chỉ vì "bố mẹ thích" hay "có để ở nhà bố mẹ cũng chẳng ăn hết". Bố mẹ là vậy, luôn yêu thương con vô điều kiện. Chỉ cần con thích thì dù có "vét" hết toàn bộ đồ ăn ở nhà, bố mẹ cũng vui vẻ đồng ý.
Nhà có bao nhiêu đồ từ nước ngọt, thịt, rau củ đều được gói lại để mang lên thành phố. (Ảnh: Lao Động)
Chị Hương (22 tuổi quê Hà Tĩnh) chia sẻ với chúng tôi: "Đối với mình, quà bố mẹ cho vẫn luôn là nhất. Khi lên thành phố mình có thể dễ dàng mua được con gà, bánh chưng, thịt kho thế nhưng nó sẽ chẳng bao giờ ngon bằng đồ mà bố mẹ gói ghém mang đi cho. Bởi lẽ, trong từng món ăn còn gói thêm cả tình thương, cái này thì nhiều tiền thế nào cũng chẳng mua được. Năm nào cũng vậy dù nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh, đường xa nhưng lúc nào mình cũng cố gắng mang theo thật nhiều đồ quê lên thành phố. Đường đi dù có hơi vất vả thế nhưng ấm áp tình yêu thương, đồ ăn lại ngon nữa."
Gói ghém bánh kẹo vào vali để mang đi làm. (Ảnh: Group K.S.C)
Mọi người đang dần trở lại công việc sau dịp Tết Nguyên đán 2022. Phải đi xa để học hành, làm việc, ai cũng vấn vương hương vị Tết. Đó là khoảng thời gian mọi người đều tạm dừng lại công việc, bao nỗi lo để quây quần bên nhau, cùng kể câu chuyện vui hay thưởng thức món ăn truyền thống. Phải lên thành phố, đối mặt với công việc, nỗi lo cơm áo gạo tiền, ai cũng vấn vương, chỉ mong thời gian trôi thật nhanh, Tết sẽ lại tới để được trở về cùng bố mẹ, anh chị em.
Hình ảnh quen thuộc sau những ngày nghỉ Tết. (Ảnh: Group K.S.C)
Những chiếc vali đầy rẫy đồ được gói ghém cẩn thận. (Ảnh: Group K.S.C)
Thanh Hoàng (25 tuổi, quê Nghệ An) chia sẻ nỗi niềm khi trở lại guồng quay công việc: "Những món ăn truyền thống dịp Tết làm sao có thể quên được, từ món dưa hành, củ cải ngâm nước mắm. Những món ngon đó không phải bình thường không có nhưng nó sẽ thiếu hương vị tình thân, ấm áp của ngày Tết. Những món này mà ăn kèm với bánh chưng thì khỏi phải nói luôn. Chỉ mong năm mới làm việc nhiều niềm vui, cuối năm sẽ lại quây quần về bên bố mẹ, anh chị em."
Có thanh niên còn mang luôn cả dừa, đặc sản quê hương lên thành phố. (Ảnh: Thanh Niên)
Được biết, những hình ảnh trên đã xuất hiện khá lâu trên mạng xã hội. Thế nhưng, đây cũng là khoảnh khắc quen thuộc mà mỗi năm sẽ được dân tình nhiệt tình "đào lại". Hiện tại, mọi người đang dần di chuyển từ quê lên thành phố để làm việc. Mong rằng năm 2022, ai cũng bình an, gặp nhiều may mắn và thành công như mong đợi.
Nam sinh Hà Nội 21 tuổi mua nhà 2 tỷ: Á khoa học song bằng, từng bất chấp chọn công việc 2 triệu/tháng bởi lý do này Sớm có những thứ nhiều người ao ước trong tay bao gồm sự nghiệp ổn định và ngôi nhà tự tay mua nhưng nam sinh 9X bật mí đó không phải là mục đích đi làm của mình. Người ta thường có nhiều cách để cân đo sự thành công của một ai đó, nhưng có lẽ những "tín hiệu" dễ nhận biết...