Ngay trong đêm tân hôn, mẹ chồng xông vào phòng cưới lập quy tắc làm dâu, hôm sau dậy thì chết lặng
Những quy tắc này rõ ràng là để dọa dâu mới và thị uy “quyền lực” của con trai bà trong gia đình.
Nhưng cuối cùng bà là người phải nhận “ trái đắng”.
Ở trên đời, có thể nói không ai yêu thương và quan tâm đến chúng ta nhiều hơn cha mẹ. Chỉ là một số cha mẹ thích áp đặt yêu cầu của mình lên con cái. Họ cứ nghĩ đó là thể hiện tình yêu nhưng vô tình lại trở thành gông cùm vô hình với con cái. Điều này rõ ràng ảnh hưởng không tốt đến những đứa con của mình. Mẹ của Dũng là kiểu bố mẹ như vậy, luôn ép buộc Dũng phải làm điều anh không thích.
Có lẽ là vì khi Dũng mới chỉ chập chững biết đi, cha anh đã chẳng may qua đời. Từ đó, mẹ anh một mình nuôi nấng anh thành người như ngày nay. Tất nhiên là mẹ Dũng muốn con phấn đấu trở thành người ưu tú, nổi bật nhưng cũng lại sợ con trai không thể một mình trưởng thành, thế nên lúc nào cũng ở phía sau, can thiệp vào mọi chuyện của người con này.
Ví dụ, khi Dũng học Đại học, anh muốn tham gia vào câu lạc bộ bóng rổ nhưng mẹ anh cảm thấy hoạt động này không đem lại lợi ích gì, bảo anh nên gia nhập Ban chấp hành đoàn trường. Dũng không còn cách nào khác là nghe theo sự sắp đặt của mẹ, gác sở thích cá nhân của mình sang một bên. Thực tế thì việc tham gia vào Ban chấp hành khiến anh chịu không ít khổ sở.
Từ đó cũng vì chuyện này, Dũng bắt đầu thường nói lại, đôi khi còn cãi nhau tay đôi với mẹ. Nhưng sau mỗi lần mẹ con hục hặc, Dũng lại thấy có lỗi với bà và lần nào cuối cùng anh cũng sẽ thỏa hiệp. Nói chung, trong suốt 4 năm Đại học, dưới sự “chỉ đạo” của mẹ, Dũng tập trung vào việc học, không có thời gian hẹn hò yêu đương.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Sau tốt nghiệp đại học, Dũng ra ngoài làm việc nhưng gần như không được tự chủ về mọi thứ mà vẫn phải chịu sự quản thúc của mẹ. Dũng chỉ muốn đi làm rồi tìm một cô bạn gái nhưng người nào Dũng dẫn về ra mắt, cũng đều bị mẹ anh đưa ra quy tắc; không được làm điều này điều kia. Kết cục là Dũng đều phải cay đắng chọn giải pháp chia tay, hoặc là anh chủ động, hoặc là bị người kia “đá” trong một nốt nhạc vì không thể chịu nổi tính khí của mẹ chồng tương lai. Bây giờ, Dũng đã 30 tuổi. Vì mẹ, anh chưa thực sự có mối quan hệ tình cảm nào rõ ràng, tất cả đều đổ vỡ chóng vánh trong thời gian rất ngắn.
Gần đây, Dũng lại tìm được một cô bạn gái. Lần này anh chọn cách thông minh là không tiết lộ cho mẹ biết về cô gái này. Cứ như vậy giấu giếm mẹ, hẹn hò trong thời gian dài. Hai năm sau, Dũng mới dẫn bạn gái về ra mắt, nhưng cũng đồng thời thông báo sẽ kết hôn trong vài ngày tới. Mọi công việc liên quan đến đám cưới, hai người bọn họ đều đã chuẩn bị chu toàn.
Khỏi nói mẹ Dũng ngạc nhiên thế nào, nhưng bây giờ giống như “ván đã đóng thuyền”, bà không kịp phản ứng chứ đừng nói là ngăn cản.
Vài ngày sau, Dũng và và vợ chính thức nên duyên vợ chồng. Tuy nhiên vào đêm tân hôn, trong khi mọi người vẫn còn lâng lâng vì hạnh phúc của đôi trẻ, mẹ của Dũng không nói không rằng, xông vào phòng tân hôn và đặt ra quy tắc với con dâu. “Con dâu, luật làm vợ của thằng Dũng nhà mẹ là: Hàng ngày con phải dậy sớm làm bữa sáng cho nó; không được tiêu tiền bừa bãi; mỗi tháng phải đưa cho chồng ít nhất 6 triệu tiền phí sinh hoạt; mỗi lần về nhà ngoại không được mua quà đắt tiền, cũng không được về thường xuyên; muốn mua gì đều phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của chồng…” , mẹ Dũng nói một tràng với con dâu.
Sau khi đặt ra quy tắc, bà rời đi. Những quy tắc này rõ ràng là để dọa vợ của Dũng và thị uy “quyền lực” của con trai bà trong gia đình.
Tuy nhiên, lần này Dũng không chịu bị mẹ kiểm soát, đàn áp nữa. Anh lẳng lặng đưa vợ ra ngoài sống ngay trong đêm. Sáng hôm sau, khi mẹ Dũng thức dậy, bà hơi cáu kỉnh vì chưa thấy con dâu nấu bữa sáng cho chồng nên tìm lên phòng tân hôn “gây sự”. Nhưng khi bà mở cửa phòng ra, không có ai bên trong, tất cả hành lý của cô dâu chú rể mới đều đã “không cánh mà bay”.
Việc kiểm soát con quá mức sẽ chỉ khiến trẻ càng ngày càng không muốn vâng lời bố mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy cho con cái mình một khoảng không gian riêng và sự lựa chọn của riêng chúng, điều này mới là thực sự tốt cho chúng chứ không nên nhân danh tình yêu để tạo gông cùm.
Trong câu chuyện này, Dũng cũng rất đáng khen khi có cách bảo vệ vợ đúng đắn. Trước đây khi chỉ có một mình, Dũng có thể tuân theo những yêu cầu quá quắt của mẹ, nhưng khi đã là người đàn ông có gia đình, anh có trách nhiệm phải đem đến hạnh phúc cho người vợ của mình. Rõ ràng quy tắc làm dâu do mẹ Dũng đưa ra là vô cùng phi lý, chỉ biết đặt con trai bà lên trước, không quý trọng con dâu. Đến nước này thì Dũng không thể nhân nhượng với bà được nữa, không muốn vì mẹ mà đánh mất cuộc hôn nhân quý giá này.
Đêm tân hôn, mẹ chồng ngồi sừng sững trên giường cưới để rồi khi biết lý do, tôi run rẩy sợ hãi
Cửa phòng cưới vừa mở ra, tôi bàng hoàng khi thấy mẹ chồng đang ngồi trong đó với vẻ mặt rất đáng sợ.
Tôi và Kiên yêu nhau được 3 năm, tình cảm của cả hai rất tốt. Chúng tôi đều là nhân viên văn phòng, lương tháng chưa đầy 10 triệu.
Tình yêu của chúng tôi bị gia đình bạn trai phản đối gay gắt. Vì vậy suốt những năm yêu nhau tôi rất ít khi qua nhà anh ấy. Trong khi gia đình bạn trai khá giả, còn nhà tôi đông con và nghèo nên không môn đăng hộ đối. Nhưng Kiên yêu tôi rất nhiều, dù bố mẹ tạo áp lực nhưng anh ấy vẫn một lòng muốn cưới làm vợ. Chính sự kiên định của anh đã giúp cả hai vượt qua tất cả đến với nhau.
Cuối cùng tôi đã trở thành cô dâu hạnh phúc nhất, được sánh vai bên người đàn ông mình yêu đi hết cuộc đời.
Một ngày vất vả cũng kết thúc, tôi định vào phòng nằm nghỉ. Cảnh cửa vừa mở ra, tôi giật mình khi thấy mẹ chồng đang ngồi sừng sững trên giường. Không hiểu đêm tân hôn mẹ vào phòng chúng tôi làm gì nữa? Thấy tôi đang bối rối bà bảo tôi ngồi xuống nói chuyện.
Mẹ nói muốn lấy lại 5 cây vàng mà bà đã trao cho chúng tôi trong đám cưới. Lời mẹ nói mà tôi sợ tái mặt, lắp bắp không nói được gì. Đúng lúc đó Kiên bước vào và thản nhiên nói là anh ấy đã mang đi trả nợ bạn bè ngay lúc chiều rồi.
Mẹ bảo nếu tôi không mang vàng cho nhà ngoại thì bà sẽ không bận tâm. (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng khó chịu nói: "Vì vợ mà con chống đối mẹ đúng không? Thất vọng về con quá" . Biết không thể làm gì nữa nên bà tức tối bước ra khỏi phòng.
Sau đó tôi thật thà nói với chồng là đã cho chị gái mượn ngay sau lễ cưới để trả nợ. Kiên xua tay nói anh em lúc khó khăn giúp đỡ nhau là điều tốt nên chồng không để ý. Tôi thật may mắn vì đã lấy được người chồng tốt tính.
Tưởng mẹ chồng đã từ bỏ ý định truy cứu về số vàng cưới, nào ngờ sáng sớm hôm sau tôi xuống nấu ăn cho cả nhà thì xảy ra chuyện. Vừa nhìn thấy mặt con dâu, bà đưa cho tôi chiếc điện thoại và bắt tôi xem đoạn video trong đó. Không ngờ nhà chồng có camera, đoạn tôi đưa vàng cho chị gái ở lối hành lang đã bị ghi lại.
Biết không thể chối cãi được nữa tôi đành phải nói lời xin lỗi. Mẹ chồng bảo nếu tôi không hoàn lại số vàng đó cho bà trong vòng một tháng thì đừng bao giờ bước vào nhà nữa. Mẹ bảo tôi tự gây ra chuyện phải tự giải quyết cấm lôi Kiên vào.
Tôi hỏi vàng mẹ đã trao trước sự chứng kiến của mọi người thì thuộc về chúng tôi, sao có thể lấy lại được? Mẹ bảo nếu tôi không mang vàng cho nhà ngoại thì bà sẽ không bận tâm, đằng này vàng mới trao tặng chưa hết ngày đã lén lút chuyển ra ngoài, đó là hành động không chấp nhận nổi. Tôi biết mình sai rồi, đã xin lỗi nhưng mẹ không chấp nhận. Theo mọi người tôi phải làm sao để mẹ chồng bỏ qua lỗi lầm đây?
(ngocoanh...@gmail.com)
Trong đêm tân hôn của chồng cũ với vợ mới, tôi đờ đẫn nhìn người xuất hiện sau cánh cửa Ngày cưới của chồng cũ, tôi nhìn con mà thấy chua xót. Đêm ấy tôi không tài nào ngủ được. Tôi và chồng cũ ly hôn cách đây nửa năm vì mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu không thể giải quyết. Mẹ chồng vốn chẳng ưa tôi từ khi tôi về ra mắt. Nhưng vì sau đó tôi có bầu nên bà buộc...