Ngày tôi nhập viện, mọi xích mích của mẹ chồng với con dâu được hóa giải
Từ ngày về nhà chồng, tôi đã có ấn tượng không tốt với mẹ chồng. Đến ngày tôi nằm viện thì mới hiểu được sự tính toán của mẹ là vì chúng tôi.
Sau khi tôi cưới được vài ngày, mẹ chồng họp gia đình và nói ra khoản nợ của chồng tôi từ thời chưa lấy vợ. Nghe nói, anh nợ người ta số tiền hơn 700 triệu, bố mẹ chồng đã đứng ra gánh giúp, chúng tôi phải có trách nhiệm trả cho ông bà.
Tôi nói khi ấy chúng tôi chưa cưới nhau nên không có nghĩa vụ trả nợ giúp chồng. Bố mẹ dạy dỗ chồng tôi không đến nơi đến chốn nên phải chịu trách nhiệm về khoản nợ đó.
Thấy vợ cãi lời bố mẹ, chồng tôi bực lắm, đập bàn và quát tôi im miệng. Anh nói là ai làm người ấy chịu, không cần vợ trả nợ thay. Chồng bảo hàng tháng tiền của tôi cứ dắt hết vào người mà dùng, còn tiền của anh ấy sẽ trả cho mẹ và chi tiêu sinh hoạt trong gia đình.
Vậy là hàng tháng chồng làm được 20 triệu, nộp cho mẹ gần như hết. Tôi để ý nhiều lần trong túi của chồng không có tiền, phải hỏi xin tiền mẹ mà không dám xin vợ.
Đến nay là năm thứ 3, chồng tôi đưa lương cho mẹ. Không hiểu anh ấy còn nợ mẹ đến khi nào nữa. Bà không có số liệu tính toán cụ thể. Chẳng hiểu mỗi tháng bà dành bao nhiêu cho chi tiêu sinh hoạt trong gia đình mà mỗi bữa ăn rất đạm bạc. Từ tháng này qua tháng khác chỉ quanh quẩn món trứng, cá khô, đậu phụ, rau dưa, thỉnh thoảng lắm mới có món thịt bò hay gà đổi bữa.
2 tuần trước, trong lúc về quê ngoại chơi, chúng tôi gặp tai nạn. Chồng con chỉ bị thương nhẹ nhưng tôi bị gãy 2 chân. Thu nhập tôi thấp chỉ đủ tiền mua sữa cho con và quần áo phấn son phục vụ bản thân. Lúc tôi tỉnh dậy, câu đầu tiên tôi hỏi chồng là lấy tiền đâu chữa trị cho vợ.
Video đang HOT
Anh nói là bố mẹ chồng lo hết, tôi không phải lo lắng gì cả, cứ yên tâm mà dưỡng bệnh. Khi chỉ có mỗi mẹ chồng bên cạnh, tôi cầm tay cảm ơn bà đã bỏ ra số tiền lớn cứu chữa cho con dâu. Mẹ bảo đó là tiền của chồng tôi, chứ bố mẹ chưa bỏ ra đồng nào.
Mẹ nói số tiền mà chồng tôi nợ nần, bố mẹ đã trả hết trước khi cưới vợ. Bà sợ chồng tôi “ngựa quen đường cũ”, vợ hiền không quản nổi chồng. Thế nên mẹ mới nghĩ ra cách giữ tiền giúp vợ chồng tôi. Toàn bộ tiền ăn tiêu hàng tháng của vợ chồng tôi, bà không lấy 1 đồng nào.
Lúc gặp khó khăn tôi mới biết tấm lòng của mẹ chồng. Vậy mà từ trước đến này tôi luôn có khúc mắc với mẹ. Tôi thấy bản thân thật ích kỷ và có lỗi với mẹ. Theo mọi người, tôi phải làm sao để chuộc lỗi với mẹ đây?
3 điều giúp nàng dâu hòa hợp với mẹ chồng
Nếu nàng dâu làm được 3 việc này, chắc chắn mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ hòa hợp, gia đình hạnh phúc.
Nhiều người nói đừng tin câu "mẹ chồng sẽ coi con dâu như con gái", vì từ xưa đến nay mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu có mấy nhà hòa hợp. Lúc mới chân ướt chân ráo về làm dâu, mẹ chồng có thể nói với nàng dâu câu đó nhưng suy cho cùng khi có việc xảy ra, ai là con ruột, ai là con dâu sẽ thấy rõ.
Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, có không ít cặp mẹ chồng nàng dâu thân thiết với nhau còn hơn mẹ con ruột, đến nỗi nhiều anh chồng còn phải tị nạnh, hoang mang vì không biết ai mới là con ruột của mẹ nữa. Nhưng, không phải tự dưng nàng dâu lại được mẹ chồng quý mến.
Nếu nàng dâu chanh chua, sống không biết trên biết dưới thì mẹ chồng dù hiền lành, dễ tính đến đâu cũng khó lòng mà chung sống hòa hợp với nàng dâu này được. Vì vậy, để được mẹ chồng hết lòng yêu thương, chăm sóc thì trước tiên các nàng dâu phải làm được 3 điều này trước đã.
1. Quan tâm đến cảm xúc của mẹ chồng
(Ảnh minh họa)
Khi con trai chưa lấy vợ, thông thường mẹ sẽ là mối quan tâm lớn nhất của họ. Nhưng khi yêu và kết hôn rồi, các chàng trai thường sẽ quan tâm tới gia đình nhỏ của mình hơn mà đôi khi sẽ "bỏ bê" mẹ, không còn quan tâm tới mẹ được nhiều như trước nữa.
Tuy nhiên một số mẹ chồng sẽ nảy sinh ghen tị với con dâu, thậm chí nghĩ rằng con dâu đã chiếm đoạt hết tình yêu thương của con trai dành cho mình và sợ sẽ trở thành người ngoài cuộc trong cuộc sống của con trai. Từ đó, họ có thể coi con dâu như "kẻ thù" mà thường xuyên chèn ép, làm khó nàng dâu.
Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày, các nàng dâu cần phải quan tâm hơn tới cảm xúc của mẹ chồng. Bạn hãy thường xuyên gọi điện, nhắn tin hỏi thăm để mẹ chồng biết sự quan tâm của bạn, đồng thời thường xuyên tới thăm mẹ chồng để gắn kết mối quan hệ này.
Ngoài ra, tuyệt đối đừng nói xấu chồng trước mặt mẹ chồng cũng đừng thể hiện tình cảm vợ chồng trước mặt mẹ một cách thái quá. Nếu làm được điều này, tự nhiên mẹ chồng sẽ dần dần quan tâm và yêu thương nàng dâu thôi.
2. Không phê bình, thường xuyên dành lời khen cho mẹ chồng
(Ảnh minh họa)
Người mẹ nào cũng muốn quán xuyến ngôi nhà và các con của mình. Đôi khi cách làm của bà chưa hoàn toàn đúng, thậm chí có thể gây ra một vài rắc rối nho nhỏ nhưng chung quy cũng xuất phát từ sự quan tâm, tấm lòng của người làm mẹ.
Là một nàng dâu khôn ngoan, họ sẽ không bao giờ làm ầm ĩ mọi việc lên hay thẳng thừng chê bai, chỉ trích mẹ chồng. Nếu làm vậy, mẹ chồng sẽ đau lòng, buồn bã biết bao và thậm chí là dần dần có ác cảm với nàng dâu khiến mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ngày càng xa cách.
Thay vào đó, các nàng dâu nên ghi nhận sự cống hiến của mẹ chồng. Cái gì mẹ làm tốt, đừng tiếc lời khen ngợi, tán dương. Điều gì cảm thấy chưa phù hợp, hãy nhẹ nhàng góp ý với mẹ: "Con cũng từng có lần làm lỗi như thế, nhưng giờ con học được cách mới, mẹ con mình cùng thử xem nhé".
Bằng cách này, mẹ chồng sẽ không cảm thấy bị hạ bệ và có thể sẽ nghe lời bạn, học thêm kiến thức mới cho mình. Mặt khác, các nàng dâu tuyệt đối đừng áp đặt việc mẹ chồng giúp đỡ gia đình mình là trách nhiệm của bà, hãy nghĩ rằng đó là tình yêu thương của mẹ dành cho mình.
3. Thủ thỉ tâm sự, chia sẻ sở thích, chuyện riêng tư với mẹ chồng
(Ảnh minh họa)
Đây là mẹo rất hay để mẹ chồng nàng dâu xích lại gần nhau nhưng nhiều nàng dâu rất ngại áp dụng, vì chung quy giữa hai người cũng có khoảng cách. Vậy nên đó là lời khuyên dành cho các nàng dâu, nhưng hãy nhớ làm điều này một cách chân tình, thực lòng chứ đừng qua loa vì sự chân thành mới khiến con người ta thấy gần gũi, yêu thương.
Ngoài ra, thỉnh thoảng các nàng dâu nên xin lời khuyên từ mẹ chồng. Việc này sẽ khiến mẹ chồng cảm thấy mình được coi trọng. Nếu mẹ chồng nàng dâu có chung sở thích, hai mẹ con có thể cùng nhau tham gia để cả hai thêm hiểu và gần gũi với nhau hơn.
Vừa khỏi bệnh, mẹ chồng đã đòi về quê vì lo cho con trai cả Tôi thật tình không hiểu nổi mẹ chồng mình nữa? Mẹ chồng tôi sống với anh chồng trong căn nhà cũ ở quê. Anh chồng tôi tên Diễn, đã hơn 40 tuổi mà vẫn chưa lấy vợ, công việc cũng còn bấp bênh. Đã thế, anh ấy thích ăn nhậu nên hay dẫn bạn bè về nhà. Trước đây bố chồng tôi còn...