“Ngày thứ 7″ xuống đồng của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ngày thứ 7 hàng tuần, thay vì được nghỉ theo lịch làm việc, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị sẽ về các địa phương để đôn đốc quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và các dự án động lực.
Sáng 11.5, đúng ngày thứ 7, nhiều cơ quan được nghỉ, nhiều người đi chơi, về thăm gia đình hay tụ tập bạn bè… Còn tại xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ lại khá nhộn nhịp bởi nơi đây đang diễn ra cuộc họp tập trung cán bộ, lãnh đạo cấp tỉnh đến xã, thôn. Chủ trì cuộc họp là ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị.
Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (thứ hai từ phải sang) dẫn đầu đoàn lãnh đạo tỉnh, huyện, sở ngành về xã Cam Tuyền để đốc thúc các dự án và quá trình xây dựng NTM ở địa phương này. Ảnh: Ngọc Vũ
Đây không phải lần đầu tiên ông Chính về cơ sở vào ngày thứ 7. Thế nhưng, chuyến đi này đặc biệt hơn bởi nó nằm trong chương trình công tác “Ngày thứ 7 vì nông thôn mới”, “Ngày thứ 7 vì các dự án động lực”.
Đây là chương trình tỉnh Quảng Trị vừa phát động sau Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị khóa XVI diễn ra ngày 18.4 vừa qua.
Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, để đạt được các mục tiêu lớn của tỉnh trong năm 2019 và những năm tiếp theo, các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương cần thể hiện tinh thần quyết liệt hơn nữa, nhất là trong việc đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như đồng hành với người dân để tạo sức lan tỏa trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Để hiện thực hoá quyết tâm ấy, tỉnh Quảng Trị đã phát động chương trình “Ngày thứ 7 vì nông thôn mới”, ” Ngày thứ 7 vì các dự án động lực”.
Video đang HOT
Đoàn lãnh đạo tỉnh, sở ngành, huyện thăm, động viên gia đình ông Hồ Via (Bản Chùa, Cam Tuyền, Cam Lộ) cố gắng đa dạng hoá cây, con, phát triển kinh tế. Ảnh: Ngọc Vũ
Theo đó, ngày thứ 7 thay vì được nghỉ, lãnh đạo tỉnh, sở ban ngành, huyện sẽ về bám sát cơ sở để đồng hành, giúp đỡ doanh nghiệp trong xây dựng các dự án, động viên, hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập đóng góp xây dựng NTM…
“Quảng Trị còn gặp nhiều khó khăn vì chiến tranh tàn phá nặng nề, thiên tai liên tục xảy ra. Thế nhưng, người Quảng Trị luôn tâm niệm như câu ca dao Đừng than phận khó ai ơi/còn da lông mọc, còn chồi nảy cây. Chương trình công tác thứ bảy vì NTM, thứ 7 vì các dự án động lực là một trong những hành động thể hiện quyết tâm ấy” – ông Chính chia sẻ.
Tại buổi làm việc ở Cam Tuyền vào sáng nay, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã khảo sát, tìm hiểu những khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm tỷ lệ hộ nghèo… Đặc biệt, ông Chính đã đến nhiều hộ dân ở Bản Chùa, địa phương khó khăn nhất của xã Cam Tuyền để tìm hiểu đời sống, tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
Theo ông Chính, Cam Tuyền dù đã được công nhận đạt chuẩn NTM nhưng các tiêu chí đạt chưa cao, còn bấp bênh, đặc biệt Bản Chùa có 85 hộ dân người đồng bào Vân Kiều sinh sống gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt về việc làm và thu nhập. Để giúp người dân, tỉnh đã chỉ đạo huyện, các sở ban ngành cùng tìm cây, con phù hợp để đưa vào đây sản xuất, nhân rộng.
Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng (ngoài cùng bên trái) thăm mô hình trồng lạc ở xã Triệu Nguyên (Đakrông) vào ngày thứ 7 (20.4). Ảnh: Ngọc Vũ
Trước tiên, tỉnh giao Sở NNPTNT Quảng Trị kêu gọi một hợp tác xã (HTX) làm ăn có hiệu quả trong tỉnh đến hướng dẫn Cam Tuyền phát triển HTX giúp nhân dân có điều kiện tham gia, chung sức phát triển kinh tế.
Trong buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các cấp, ngành nhanh chóng trình phương án giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của chính quyền địa phương… nhằm giúp Cam Tuyền đạt chuẩn NTM vững chắc, góp phần đưa Cam Lộ đạt chuẩn huyện NTM vào tháng 11.2019.
Ông Hồ Via, người dân Bản Chùa (Cam Tuyền, Cam Lộ) xúc động khi được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đến tận nhà thăm hỏi, động viên.
“Nghe chương trình thứ bảy vì nông thôn mới, được lãnh đạo tỉnh về tận nhà, tận thôn bản thăm nom, động viên tinh thần gia đình, bà con trong thôn rất mừng. Bà con chúng tôi quyết tâm, cố gắng thâm canh, tăng năng suất cây, con để phát triển kinh tế, góp sức xây dựng NTM như lời cán bộ” – ông Hồ Via nói.
Trước đó, vào ngày 20.4 (thứ 7), ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị đã có chuyến đồng hành cùng cơ sở tại xã Triệu Nguyên (Đakrông) nhằm chỉ đạo các cấp tập trung xây dựng, đưa xã này đạt chuẩn NTM.
Theo Danviet
Công ty để mất 1.000ha đất rừng được tặng thưởng xuất sắc
Đơn vị được giao quản lý rừng tại tỉnh Quảng Trị đã để xảy ra bị lấn chiếm gần 1.000ha rừng, đất rừng vừa có quyết định khen thưởng của UBND tỉnh này. Trước đó, từ phản ánh của Báo Lao Động, Cục Kiểm lâm đã có yêu cầu kiểm tra, báo cáo vụ việc.
Người dân đốn cây, đốt thực bì để trồng keo tràm trong diện tích đất do Cty Đường 9 quản lý. Ảnh: Hưng Thơ.
Từ đề nghị của Trưởng ban Ban thi đua khen thưởng tỉnh Quảng Trị, ngày 21.1.2019, ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã ký quyết định tặng thưởng danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc" cho Văn phòng Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Đường 9 (gọi tắt Cty Đường 9); tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho Cty Đường 9; tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 1 cá nhân là kế toán trưởng và 1 chuyên viên phòng Kế hoạch kỹ thuật Cty Đường 9.
Keo tràm trồng cả chục năm tuổi của Cty Đường 9 bị người dân đốn hạ để chiếm đất. Ảnh: TH.
Điều đáng nói, Cty Đường 9 xuất hiện nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc để thất thoát cả nghìn ha đất rừng. Cụ thể, đến tháng 8.2016, quá trình rà soát cho thấy có 989,7ha đất rừng do Cty Đường 9 quản lý bị khoảng 300 người dân lấn chiếm. Trong số diện tích bị lấn chiếm, có hơn 200ha đất rừng phòng hộ, số còn lại là đất rừng sản xuất và tập trung chủ yếu ở địa bàn các xã của huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Trong danh sách những người chiếm đất rừng, có tên của chủ rừng - là cán bộ công nhân viên của Cty Đường 9 với diện tích lên đến hàng chục ha.
Ngày 9.11.2018, Báo Lao Động có bài viết "Công khai đốn cây, lấn chiếm hàng trăm hécta rừng", ngày 13.11.2018 có bài "Bị lấn chiếm gần 1.000 hécta đất rừng, nhưng không ai chịu trách nhiệm" - phản ánh rừng tại tiểu khu 775 thuộc quản lý của Cty Đường 9, người dân ngang nhiên vào đốn hạ, lấn chiếm để trồng keo tràm. Dù sự việc được phát hiện, nhưng vẫn cứ tiếp diễn như rừng không có chủ. Và việc Cty Đường 9 để bị lấn chiếm cả nghìn ha rừng, nhưng lại chưa có cá nhân hay tập thể nào phải chịu trách nhiệm.
Giữa tháng 12.2018, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản đề nghị kiểm tra, báo cáo phản ánh tình trạng lấn chiếm rừng theo thông tin báo phản ánh và chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm. Trước đó, vào ngày 30.11.2018, Cục Kiểm lâm (Bộ NNPTNT) chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm vùng II và Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị làm rõ thông tin phản ánh tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng ở huyện Cam Lộ (thuộc lâm phần Cty Đường 9 quản lý).
Trong lúc chưa có hồi âm về việc chủ rừng để xảy ra đất rừng bị chiếm nói trên, thì quyết định khen thưởng năm 2018 đối với Cty Đường 9 khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nói, sẽ tiếp thu ý kiến và đã yêu cầu bộ phận tham mưu về thi đua khen thưởng kiểm tra, rà soát lại. "Sau khi rà soát, nếu có vấn đề sơ suất trong khâu thẩm định hồ sơ khen thưởng thì tôi sẽ chỉ đạo thu hồi bằng khen, quyết định khen thưởng" - ông Nguyễn Đức Chính nói. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết thêm, sẽ yêu cầu báo cáo sớm việc kiểm tra sau khi có phản ánh của báo chí về việc đất rừng do Cty Đường 9 quản lý bị mất và kết quả xử lý.
NHÓM P.V
Theo LĐO
Xây dựng Cam Lộ trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Trị Ngày 27/3, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, ông Nguyễn Văn Hùng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng đã có chuyến kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại huyện Cam Lộ, là địa phương được chọn để xây dựng huyện NTM đầu tiên của tỉnh Quảng Trị. Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị kiểm...