Ngày ‘thứ 2 đen tối’ của các đại gia công nghệ
Cổ phiếu Apple, Facebook, Twitter và Google đều giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm 24/8. Tuy nhiên, các nhà phân tích tỏ ra lo ngại hơn cả cho các start-up của nước Mỹ.
Thị trường chứng khoán toàn cầu chứng kiến màn sụt giảm kỷ lục trong ngày hôm qua (24/8) – “ngày thứ hai đen tối” của chứng khoán Trung Quốc. Những ông lớn công nghệ tại thung lũng Silicon không nằm ngoài vòng xoáy này.
Khi thị trường chứng khoán New York mở cửa hôm thứ 2, cổ phiếu của cả 4 đại gia đều tụt dốc. Cụ thể, cổ phiếu của Twitter giảm 17,2%, Facebook hạ 12,6%, Apple mất 11% và Google ít hơn với 7,9%.
Trong ngày thứ 2 đen tối của Trung Quốc, cổ phiếu các ông lớn công nghệ Mỹ đều tụt dốc. Ảnh: Getty Images.
Roy Smith – Giáo sự kinh tế quốc tế tại Đại học New York cho biết, thị trường Mỹ đang có sự điều chỉnh. Cụ thể, đến cuối ngày, đà sụt giảm giá trị cổ phiếu đã tạm dừng lại. Cuối phiên giao dịch, cổ phiếu của cả 4 hãng đều phục hồi nhẹ, trong đó Apple quay lại tốt nhất với mức giảm tổng thể chỉ 2,5%.
Điều này khá lạ bởi suy cho cùng, Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất của Apple, so với các ông lớn còn lại. Trung Quốc được xem là cơ hội lớn nhất để Apple mở rộng thị phần. Việc sản xuất iPhone, iPad đều phụ thuộc vào người Trung Quốc. Đầu năm nay, Trung Quốc vượt thị trường châu Âu, trở thành thị trường lớn thứ 2 của Apple. Doanh số của hãng tại Trung Quốc đang trên đà tăng mạnh, bất chấp những dấu hiệu bão hòa của thị trường.
Trong khi đó, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter đều bị chặn tại Trung Quốc. Sự hiện diện của Google tại Trung Quốc cũng ở mức hạn chế.
Sự phục hồi thần kỳ của Apple được cho là do động thái nhanh nhạy của CEO Tim Cook. Trước khi mở cửa phiên giao dịch, Tim Cook gửi email đến Jim Cramer – phóng viên của CNBC – hé lộ một vài thông tin về tình hình kinh doanh của hãng tại Trung Quốc. “Tôi có thể nói với ông rằng, chúng tôi đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của iPhone tại thị trường Trung Quốc trong tháng 7 và 8″, Tim Cook viết. “Lượng iPhone kích hoạt tại Trung Quốc tăng mạnh trong vài tuần qua và App Store đạt hiệu quả lớn nhất trong năm trong 2 tuần gần đây”.
Video đang HOT
Cook cũng nhấn mạnh đến tiềm năng của thị trường Trung Quốc – nơi có khả năng bùng nổ nhờ chuyển dịch sang 4G và những người dùng smartphone 3G giá rẻ sang các thiết bị cao cấp như iPhone.
“Cổ phiếu của các công ty công nghệ đã bị nghiền nát trong 6 tuần qua. Rất nhiều cái tên đã giảm 25 – 50% so với mức cao nhất của họ”, một nhà phân tích cho hay. Các nhà chuyên gia Mỹ cũng bày tỏ quan ngại cho sự phát triển của những công ty start-up tại nước này – những tên tuổi mới nhích giá trị thị trường lên trên 1 tỷ USD.
Những công ty start-up như Uber có thể gặp khó nếu tình trạng này kéo dài. Ảnh: Bloomberg.
Khi thị trường ổn định, những công ty này có cơ hội thu hút vốn đầu tư lớn, tăng mạnh giá trị, điển hình là Uber – công ty hiện có giá trị 51 tỷ USD. Phần nhiều những công ty này hiện chưa có nhiều lợi nhuận, hoặc dành nhiều tiền vào việc mở rộng thị phần toàn cầu, trong đó có thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển.
Hiện tại, khi giá cổ phiếu ở trong tình trạng hỗn loạn, số phận của những công ty này đang bị đặt dấu hỏi. Họ phải dựa vào các khoản đầu tư mạo hiểm để mở rộng thị trường. Nếu tốc độ phát triển của Trung Quốc chậm lại, thị trường quốc tế ảm đạm, các khoản đầu tư này sẽ mỏng dần. Không có vốn, bất kỳ công ty nào cũng lâm nguy.
Đức Nam
Theo Zing
'Biển đỏ' ngập tràn chứng khoán toàn cầu
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc mạnh nhất kể từ năm 2007, thị trường Nhật Bản rơi vào giai đoạn điều chỉnh, cổ phiếu Hồng Kông giảm chưa từng thấy từ 'thứ hai đen tối' cách đây gần 30 năm. Từ thị trường mới nổi cho đến châu Âu, tất cả ngập trong 'biển đỏ'.
Chứng khoán toàn cầu ngập tràn sắc đỏ - Ảnh: Reuters
Thị trường chứng khoán toàn cầu đang trong tình trạng báo động, theo CNN. Hơn 5.000 tỉ USD đã bị cuốn phăng khỏi chứng khoán thế giới kể từ khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ.
Theo Bloomberg, hôm nay 24.8, đồng loạt các thị trường Đại lục, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Indonesia, Brazil, Nga, Đức... đều ngập sắc đỏ.
Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh nhất kể từ năm 2007, khởi đầu cho "làn sóng đỏ" lan ra khắp thế giới. Các biện pháp hỗ trợ thị trường của chính phủ nước này đang thất bại trong việc giảm e ngại từ giới đầu tư về mức tăng trưởng bi quan của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Chỉ số Shanghai Composite giảm mạnh 8,5% ngay sau khi mở cửa, hiện đứng ở mốc 3.209,91 điểm, mất toàn bộ số điểm đã tăng được trong năm nay. Hơn 800 mã cổ phiếu được theo dõi trong chỉ số Shanghai Composite hạ đến mức tối đa 10%.
Tại Hồng Kông, tình hình còn tồi tệ hơn. Chứng khoán ở đặc khu này đang nằm trong đợt sụt giảm tồi tệ nhất kể từ đợt lao dốc trong "ngày thứ hai đen tối" cách đây gần 30 năm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tập hợp chứng khoán doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết ở Hồng Kông giảm 5,8%, về đáy kể từ tháng 3.2014. Thước đo độ biến động của chỉ số này leo lên đến điểm cao nhất kể từ tháng 10.2011.
Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) của chỉ số Hang Seng ở mức 15, điểm đáy kể từ tháng 11.1987. RSI về dưới 30 đồng nghĩa với việc số nhà đầu tư bán ra cổ phiếu là rất lớn.
Chứng khoán châu Âu bước vào "thị trường con gấu" - thị trường giảm điểm - Ảnh: Reuters
Ở Đài Loan, chỉ số Taiex lao dốc 7,5%. Chỉ số Topix của Nhật Bản lao dốc 5,9% - lớn nhất kể từ tháng 5.2013 - và bước vào giai đoạn điều chỉnh.
Đến Đức và châu Âu, chỉ số DAX cùng Stoxx Europe 600 cùng bước vào thị trường giảm điểm. Stoxx Europe 600 mất 3,5% trong hôm nay, làm tồi tệ hơn tuần tồi tệ nhất của chứng khoán châu Âu trong vòng 4 năm qua. DAX của Đức thì hạ 3%, cách mốc cao nhất mà chỉ số này lập ra đến 21%.
13 trong tổng số 18 thị trường chứng khoán Tây Âu đều đã giảm ít nhất 10% kể từ mức đỉnh mà nó có được trong thời gian qua.
Chỉ số MSCI Emerging Markets của các thị trường mới nổi rơi 4,5% trong hôm nay, tạo nên ngày lao dốc thứ 7 liên tiếp. Cổ phiếu Philippines tuột 6,7%, Nam Phi giảm nhẹ 2,8%.
Rúp Nga, rand Nam Phi giảm hơn 2%. Đồng ringgit nội tệ Malaysia thì đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1998, giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á.
Giá cả hàng hóa cũng không nằm ngoài đà giảm. Chỉ số Bloomberg Commodity theo dõi 22 loại hàng hóa giảm 1,6%, vì mọi loại hàng hóa từ dầu mỏ đến kim loại đều thừa cung vì kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Giá dầu Brent về dưới 45 USD/thùng lần đầu tiên trong vòng hơn 6 năm trở lại đây.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chứng khoán Trung Quốc mất sạch mức tăng trong năm nay Một lần nữa, thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc ngay sau khi mở cửa. Chỉ số Shanghai Composite giảm tiếp 8%, thổi bay toàn bộ mức tăng đạt được trong năm nay. Chứng khoán Trung Quốc vừa mất số điểm tăng được trong năm nay - Ảnh: AFP Bloomberg hôm nay 24.8 đưa tin chứng khoán Trung Quốc vừa tiếp tục...