Ngày thầy thuốc Việt Nam và lời chúc gửi tới bác sĩ X-man, tay chém huyền thoại của AoE Việt
X-man là một trong những người hiếm hoi trong cộng đồng game thủ AoE Việt Nam theo nghề Y. Anh được mệnh danh là “Bác sĩ quái dị”
Xman, tên thật là Danh Quỳnh, một cái tên rất nữ tính (có thể vì bạn bè trêu chọc mà anh đã lấy nickname vô cùng nam tính để lấn át quá khứ). Sinh năm 1986, từng học trường Y và hiện đang là bác sĩ tại Bệnh viện Ung Bướu Trung Ương.
X-man là game thủ rất nổi tiếng của GameTV (cũ). Nổi lên với một phong cách chém chủ lực, chắc nhà trâu dân. X-man có những trận đánh chém để đời bặc biệt khi cầm Yamato.
Bác sĩ, tay chém huyền thoại của AoE Việt Nam – X-man
Xuất hiện cùng thời với Satthudaucomu, X-man được coi là tay chém nổi tiếng nhất những năm 2008-2009. Sau giải đấu Xuxugame lần 1 và thành lập Clan cùng tên, Xman bắt đầu nổi tiếng khi cùng sát cánh với những cái tên như Yugi, Bắn Chim, Family… và lứa sau đó như ninjacanthi, Phantom… Chặng đường cầm quân chém của game thủ này tiếp tục tỏa sáng và huy hoàng trong các màu áo mới như Indogame, Song Long, GameTV. Anh cũng đã vô tình quảng bá ngôi trường mình học bằng bài “đâm Y cổ truyền”, theo một phong cách sáng tạo và vô cùng độc đáo.
Những team anh đã từng tham dự: Đại Học Y, GameTv, Indoorgame, XuXu, Song Long.
X-man cũng được biết đến là người thầy đầu tiên của G_man – BLV huyền thoại của AoE Việt Nam. Chắc hẳn, với những fan hâm mộ AoE chân chính thì không ai là không biết tới phong cách chém “hoang dại” nhưng cũng vô cùng chắc tay của X-man, một huyền thoại chém của AoE Việt.
BLV G_man – đệ tử “chân truyền” của huyền thoại X-man
Video đang HOT
Là một bác sĩ với cộng việc bận bịu suốt cả ngày, nhưng những năm tháng mà anh đã cống hiến cho AoE Việt Nam thật đáng ngưỡng mộ và khiến mọi người phải nể phục vì sự đam mê và nhiệt huyết của anh đối với AoE.
Ngày thầy thuốc Việt Nam – ngày tôn vinh những người dược sĩ nói riêng và những người làm nghề y nói chung. GTV xin gửi lời chúc tới anh, một huyền thoại chém của làng AoE Việt. Chúc anh luôn thành công trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống. hi vọng rằng, sẽ có một ngày cộng đồng AoE Việt sẽ lại được chứng kiến những trận đấu máu lửa của anh trên đấu trường AoE như gợi nhớ lại những kí ức khó quên của một huyền thoại.
Theo Game TV
Nghề đặc biệt, ngày đặc biệt!
Năm nay với nhiều bác sỹ, ngày 27/2 ít hoa hơn nhưng trên mạng xã hội, các bài viết, chia sẻ về nghề thầy thuốc được "thả tim" rất nhiều.
BS. Lưu Thị Xuân (bên trái) chuẩn bị trang phục chống dịch cho đồng nghiệp vào khu cách ly tại Phòng khám Đa khoa Quang Hà - nơi từng điều trị cho 5 bệnh nhân nhiễm Covid-19, nay đang còn giám sát y tế cho 35 người nghi nhiễm
Hôm qua là 27/2, như mọi ngày, bác sĩ Dương Đức Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai vẫn đến bệnh viện từ rất sớm.
Ngày thường mỗi ngày bệnh viện đón khoảng 5.500-6.000 người đến khám, chừng 4.000 bệnh nhân nội trú nhưng dạo này "có dịch", số bệnh nhân đến khám giảm khoảng 30%.
Riêng khu nội trú thì phải rất nặng người bệnh mới nhập viện, nên số lượng bệnh nhân vẫn như ngày thường.
Các bác sĩ vẫn trực đêm, vẫn đi buồng, vẫn khám bệnh miệt mài từ sáng.
Hôm qua, ngành Y tế đã dừng các lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 như vẫn thường tổ chức các năm trước. Cả ngành đang bận chống dịch Covid-19.
Nhiều người trong số họ đã dừng nghỉ phép, tổ công tác hơn 10 người đã đi Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) từ 13/2 và sẽ ở đó đến 3/3 mới được về nhà.
Ở xã bị cách ly, các bác sỹ tự nấu cho nhau ăn trong những ngày "trực chiến". Không có hoa, có quà, sự an toàn lúc này quý hơn tất cả.
"Chống dịch như chống giặc", không đi Sơn Lôi, những người hôm nay ở nhà thì thực ra cũng đã ở viện liên tục từ Tết đến hết tháng Giêng không về nhà như bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư. Cũng giống như người lính, chỗ nào nguy hiểm thì họ có mặt, chẳng kể lễ, Tết, ngày nghỉ hay đúng ngày vui của chính mình.
* * *
Giữa trưa 27/2, mặc dù đang giờ cơm, ngoài cửa phòng ông Đào Xuân Cơ, Trưởng Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai có tiếng gọi đi hội chẩn. (Khoa này chuyên điều trị bệnh nhân nặng, có những sản phụ ban đầu chỉ bị cúm, rồi bệnh biến chứng đến mức để duy trì sự sống cho bệnh nhân cần đến 9 cái máy xung quanh. Chi phí điều trị cho bệnh đã lên tới trên 400 triệu đồng mà bệnh nhân lại nghèo). Bác sĩ Cơ lập tức đi ngay, có vẻ như đã quá quen với chuyện làm việc ngay cả trong giờ nghỉ. Mà không chỉ chữa bệnh, nhiều bác sĩ như ông Cơ còn vất vả đi tìm nhà hảo tâm để cứu cho được bệnh nhân.
Người ta vẫn bảo ngành Y là ngành đào tạo đặc biệt, thu nhập cao, được xã hội trọng vọng nhưng mọi chuyện đâu chỉ có màu hồng.
Ít có nghề nghiệp nào không có nghỉ Tết, không có nghỉ lễ, phải trực đêm, ăn vội, xung quanh thường trực mùi thuốc sát trùng và máu như nghề Y.
Ông Đoàn Quốc Hưng, Trưởng bộ môn Ngoại, Phó hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội kể từng có sinh viên y mới vào học, thấy máu đã ngất.
"Nhưng số đó ít lắm, không có sinh viên y khoa nào không có một đàn anh, một người thầy đứng bên cạnh giám sát cho đến khi thành thạo. Nghề ngoại khoa của chúng tôi phải học 13 năm để làm việc độc lập, muốn có những quyết định 5 giây để cứu một sinh mạng, phải học 13 năm", ông Hưng nói.
Nội khoa thì cũng phải học 12 năm, những dịp dịch bệnh nguy hiểm chưa có thuốc chữa như Sars, Covid-19 họ cũng luôn ở tuyến đầu. Bệnh nhân ở đâu họ ở đó, không được phép thoái lui.
Phải cách ly, bị kỳ thị, đối diện nguy cơ lây nhiễm... đã làm nghề là chấp nhận.
* * *
Chắc chắn, năm nay với nhiều bác sỹ, ngày 27/2 ít hoa hơn nhưng trên mạng xã hội, các bài viết, chia sẻ về nghề thầy thuốc được "thả tim" rất nhiều.
Người ta "thả tim" cho những người làm nghề đặc biệt là cứu sinh mạng con người và đi vá lành tất cả những vết thương.
Theo baogiaothong
Thủ tướng đề cao nỗ lực của thầy thuốc trong chống dịch Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá kết quả khả quan trong giai đoạn đầu chống dịch Covid-19 có sự đóng góp rất lớn của những người thầy thuốc. Ảnh minh họa Dự kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam tại trường Đại học Y Hà Nội sáng nay, Thủ tướng phát biểu: "Tôi thay mặt chính phủ biểu dương, đánh...