Ngày Tết của những người con xa xứ nơi phố thị
Tôi lại nhớ đến mùa xuân năm nào, Tết năm nào: những đêm giao thừa, cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, xem pháo hoa tỏa rạng, ngắm những bông mai rừng hé nở đầu tiên; những bữa cơm thân mật đầy ấm cúng; những lời mừng tuổi đầy ắp yêu thương.
Giờ đây, chỉ mình tôi, mình tôi lưu lạc nơi đất khách quê người, mình tôi đối diện với chính nỗi lòng của mình, nước mắt lại rơi ướt đẫm trên gối.
***
Thời gian trôi nhanh đến ám ảnh. Vòng xoáy của nó tự lúc nào cuốn tôi đi theo một quỹ đạo không chiều, và để rồi, nó bỏ tôi bơ vơ bên mê lộ cuộc đời – để đến giờ đây, nhìn đoàn người tấp nập ngược xuôi trên các nẻo đường, nhìn những rừng hoa ngày Tết giăng trải khắp nơi, tôi mới chợt nhận ra rằng, một mùa xuân nữa lại đến. Xuân này, đặc biệt lắm, bởi đó là xuân xa xứ, xuân của những nỗi buồn không viết nên trang…
Hơi thở của đất mẹ đã vun đắp cho mạch sống của tôi tự bao giờ, ngay từ những ngày thơ ấu. Tôi nhớ lại hương vị Tết năm nào khi còn là một đứa trẻ sống ở vùng cao nguyên đầy nắng gió. Xuân ở đấy lạ lắm, khác lắm: mùa xuân của những lễ hội, của những vũ điệu cồng chiêng bên những làng bản, đồi chè; mùa xuân của hương rừng bay ngát, của những hơi thác mãi đổ triền miên… Hơi xuân ấy đã đắp vun cho mảnh hồn nhỏ của tôi, khắc sâu vào con tim bé nhỏ những kỉ niệm không thể phai mờ.
Video đang HOT
Kể từ ngày tôi rời xa mảnh đất cao nguyên kia về với phố thị, cảm giác Tết đến xuân về trong tôi cũng chỉ toàn là một nỗi buồn, nỗi nhớ, nỗi mong. Người ta vẫn đông đúc như thường lệ, cuộc sống vẫn ấp tràn niềm vui, cờ hoa đỏ rực và đầy đủ màu sắc,… Nhưng trong tôi, những thứ đó chỉ toàn là một màu buồn không sao tả được. Tôi lại nhớ đến mùa xuân năm nào, Tết năm nào: những đêm giao thừa, cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, xem pháo hoa tỏa rạng, ngắm những bông mai rừng hé nở đầu tiên; những bữa cơm thân mật đầy ấm cúng; những lời mừng tuổi đầy ắp yêu thương. Giờ đây, chỉ mình tôi, mình tôi lưu lạc nơi đất khách quê người, mình tôi đối diện với chính nỗi lòng của mình, nước mắt lại rơi ướt đẫm trên gối.
Chẳng còn bao lâu nữa là Tết lại đến, vẫn nhìn đoàn người vội vã bước đi mà lòng ngổn ngang không cầm nổi nước mắt. Những Tết đoàn viên năm nào giờ đây cũng chỉ là những mảnh vỡ không thể nào hàn gắn.
Tôi chẳng bao giờ có thể trở về được nữa. Xuân năm nay, và những năm sau nữa – cũng mãi chỉ là “xuân xa xứ”!
Theo blogradio.vn
Nhớ ngày còn mẹ
Mâm cơm ngày tết giờ còn một chỗ ngồi trống, một chén cơm và đôi đũa vẫn ở đó, như có mẹ đang hiện diện, nhìn cha con tôi mỉm cười...
Người ta có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một chốn để quay về, đó là nhà. Mười một năm nơi đất khách quê người, không ít lần muốn bỏ mặc tất cả chạy về úp mặt vào ngực cha khóc cho thỏa nỗi thèm khát tình thân.
Mỗi năm, chỉ một lần sum vầy cùng gia đình để được sống lại những cảm giác của ngày xưa. Cái cảm giác ngồi quây quần rôm rả bên mâm cơm ấm nóng; cặm cụi làm giò chả, muối dưa hay kho nồi thịt thơm nức. Cái cảm giác cùng lũ em chụm lửa canh nồi bánh chưng chờ trời sáng, trong cái rét thi thoảng len qua mái tranh phả vào lưng lạnh buốt, lẫn trong tiếng cười giòn, tiếng lửa bập bùng cháy, tiếng củi nổ tí tách như tiếng lòng đứa con gái được trở về nhà đang reo vui. Lại sắp tết rồi!
Ảnh minh hoạ
Thằng Út cầm cây sào khều mấy củ khoai lang dưới gầm giường, lùi vào đám than hồng, nhe hàm răng sún cười tít mắt "chị Nga thích ăn khoai nướng". Tôi cay xè sống mũi, kéo thằng Út lại gần mình rồi úp mặt vào mớ tóc bù xù của nó mà khóc nức nở. Đôi khi, người ta không khóc vì buồn, mà khóc vì những cảm xúc thiêng liêng không thể gọi tên.
Ba chị em ngồi canh nồi bánh chưng đến 2g sáng thì tắt lửa, vớt bánh ra, sắp ngay ngắn rồi đặt mấy thanh gỗ nặng lên để ép bánh. Bao giờ cũng vậy, chiếc bánh nhỏ nhất sau cùng mà chúng tôi hay gọi là "bánh còn" luôn hấp dẫn nhất. Thằng Út bóc bánh, tôi chẻ nhỏ sợi giang để cắt bánh, trong khi con Nguyệt đi rót mật mía làm nước chấm. Mùi nếp thơm lừng quyện cùng mùi mật ngọt đằm. Những thớ gân lá dong in hằn lên mặt bánh, màu xanh của lá giờ đã nhuộm màu bánh đẹp dịu dàng. Ba chị em vừa ăn vừa nhìn nhau cười khúc khích. Giây phút ấy cũng thiêng liêng như thời khắc bước sang năm mới, khi tiếng pháo hoa vang lên đùng đoàng sáng rực một góc trời.
Đó là cái tết cuối cùng chúng tôi còn mẹ. Từ năm đó, ba chị em tôi mồ côi. Thằng Út không còn nhe hàm răng sún cười hồn nhiên như ngày xưa nữa. Mắt nó lúc nào cũng ươn ướt hướng về phía cây khế trước ngõ, nơi nó vẫn đinh ninh rằng mẹ sẽ về. Mẹ đi trong chiều mưa xuân lất phất, khi hương vị tết vẫn còn quanh quất khắp trong nhà ngoài ngõ. Cha tôi trầm ngâm hơn, cố gượng cười cho con thơ vui mà lòng trống huơ trống hoác...
Ảnh minh hoạ
Tôi xa nhà, lòng khấp khởi đếm từng ngày cho hết năm để được trở về, run run chạm lên mái tóc cha giờ đã điểm bạc, để cùng hai đứa em nhỏ lên mộ mẹ, ngồi trong gió đông xám ngắt, nhổ những đụn cỏ xanh mọc quanh chỗ mẹ nằm. Thằng Út không còn khóc nữa, nó vừa nhổ cỏ vừa lẩm nhẩm mấy câu kinh. Con Nguyệt xưa nay vốn ít nói, giờ mới thủ thỉ: "Hồi trước em không biết, mẹ mất em khóc quá trời, đòi người ta trả mẹ lại cho mình. Sau này, em hiểu ra nên đã bớt buồn. Mẹ về trời rồi, mình quá đau buồn thì mẹ không thể an lòng". Tôi ôm hai đứa em vào lòng, như vừa gom hết cả yêu thương lẫn buồn tủi trong suốt thời gian chênh vênh về phía không còn mẹ.
Thêm một cái tết vắng mẹ. Nắng mùa đông vẫn nhuộm vàng cây khế trước ngõ. Mấy cha con lại cùng nhau quây quần gói bánh chưng, làm giò chả, muối dưa, kho thịt. Mâm cơm ngày tết giờ còn một chỗ ngồi trống, một chén cơm và đôi đũa vẫn ở đó, như có mẹ đang hiện diện, nhìn cha con tôi mỉm cười...
Ngô Thúy Nga
Mùi quê hương trong chiếc bánh tổ Mười tám năm xa quê, thiếu thốn đủ thứ nhưng chưa tết nào, má tôi quên làm bánh tổ. Ở quê, bà ngoại luôn để dành những bát đường ép từ mía, hễ có ai vào Nam là gửi ngay cho má. Dì Tám gọi điện, báo tin ngoại té ruộng, trật chân không đi được, cả nhà quáng quàng. Má cầm điện...