Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
“…Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/ Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn/ Hai người sống giữa cô đơn/ Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi…”.
Cứ chiều chiều ông lại khiêng chiếc ghế mây ra bên hiên nhà ngồi hóng gió, miệng lẩm nhẩm đến thuộc lòng những câu thơ của Nguyễn Bính, thi thoảng mắt lại liếc chừng sang nhà hàng xóm bên kia bờ rào. Ở bên ấy hẳn bà cũng có những nỗi niềm riêng muốn được nói cùng ông. Ấy vậy mà chẳng có giậu mồng tơi nào ngăn cản, ông bà vẫn đành ngậm ngùi nhìn nhau len lén từ xa.
Ảnh minh hoạ
Ông, bà ở hai miền quê khác nhau, cơ duyên gặp gỡ là ông, bà vào ở cùng con, vừa đỡ cô quạnh tuổi già vừa đỡ đần con trông coi nhà cửa. Sáng sáng ông, bà xách chổi quét một lượt sân nhà rồi ra đến ngõ, cứ thế họ trở thành những người bạn từ lúc nào không rõ. Ông, bà đều đã ngoài 60 tuổi, cùng mất đi một nửa đời mình khi còn khá trẻ. Họ vì thương con mà không đành đi thêm bước nữa, hoàn cảnh giống nhau, cách nói chuyện quan tâm đã khiến họ đồng cảm và xích lại gần nhau hơn.
Thế rồi, hai người con của ông, bà nhận ra sự thân mật của cha, mẹ mình có vẻ đã hơi bất thường. Ban đầu, họ bóng gió đẩy đưa để ông, bà biết mà dừng lại. Về sau họ chẳng ngại nói thẳng mặt đối phương làm ông, bà xấu hổ. Mấy đứa con bảo rằng họ già rồi, gần đất xa trời còn tính gì chuyện tình cảm yêu đương. Suy nghĩ dăm ngày ông, bà quyết định dừng lại việc quan tâm chăm sóc lẫn nhau để con cái được vui lòng. Dẫu sao cũng đã chịu đựng sự cô đơn trong ngần ấy thời gian, họ chỉ tiếc vì không còn người tâm sự sẻ chia vui buồn trong cuộc sống. Sau hôm ấy ông, bà cố gắng không chạm mặt nhau nữa, nhưng từ đó ngày nào ông cũng ra ngồi bên hiên nhà để yên tâm vẫn thấy bóng bà lọ mọ phía bên kia.
Một hôm ông ra ngồi cả buổi mà không thấy bóng bà thấp thoáng, suy nghĩ mông lung tim ông như thắt lại, giờ này con cháu đều không có ở nhà ngộ nhỡ xảy ra chuyện gì. Ông vội vàng chạy sang và hốt hoảng thấy bà ngã sõng soài dưới bếp bất tỉnh. Chẳng suy nghĩ được nhiều, ông gọi ngay cho con trai về đưa bà đi cấp cứu. Mấy hôm bà nằm viện, lòng ông nóng như lửa đốt. Ông cứ đến bệnh viện rồi lại đứng ngoài cửa ngó vào, thấy bà vẫn bình an, ông lặng lẽ ra về. Đến ngày thứ ba thì con gái bà bắt gặp, vừa vui mừng vừa ngại ngùng vì những lời nói của mình hôm trước. Cô cúi gằm mặt xin lỗi và cảm ơn ông, nhờ có ông phát hiện kịp thời bà mới không nguy hiểm đến tính mạng.
Bà nằm viện thêm mấy hôm, ông đều đặn đến chăm nom nhưng không cần đón xe ôm nữa mà con trai ông tình nguyện chở vào. Bà nằm trên giường bệnh nhỏ bé nhưng trên mặt đã có nhiều nét tươi tỉnh. Chốc chốc ông lại bóp tay chân cho bà, pha từng ly sữa, bóc từng quả cam, người ngoài vẫn nghĩ ông, bà là vợ chồng lâu năm. Nắm bàn tay xanh xao, gầy guộc của bà, mắt ông rơm rớm, rồi ông bảo đọc thơ cho bà nghe nhé, bài thơ của Nguyễn Bính mà bà vẫn rất thích ấy; rồi hôm nào bà xuất viện ông nhất định sẽ trồng giậu mồng tơi ngay bờ rào, để bà tha hồ vuốt ve những chùm trái căng mọng tím thẫm như thời trẻ bà vẫn thích.
Video đang HOT
Sau đận ấy, những người con của ông, bà đã thôi không ngăn cản chuyện hai người quan tâm chăm sóc lẫn nhau nữa. Họ có cuộc sống, gia đình và niềm vui của riêng họ, thì việc ông, bà có nhu cầu sẻ chia cũng là tất yếu. Vả lại họ cũng chẳng thể ở bên cha mẹ mọi lúc mọi nơi, thì việc cha mẹ có người bạn đời càng trở nên cần thiết.
Tình yêu là thứ tình cảm không phân biệt tuổi tác, địa vị sang hèn, yêu chỉ vì yêu thôi không cần một lý do nào khác. Và dù ở tuổi xế chiều thì thứ người ta luôn mong mỏi cũng chính là có được tình yêu và hạnh phúc, giống như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết “… xin hãy cho mưa qua miền đất rộng, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”.
Tôi ly thân 3 ngày và nhận về cái kết bất ngờ
Đối với tôi, ly thân hay ly hôn đều chán nản giống nhau.
Vợ chồng tôi lấy nhau được 6 năm, đôi khi giận hờn nhưng căn bản là yêu thương, hòa hợp. Thời điểm tôi đẻ con đầu, do phải nằm viện suốt 7 tháng cuối thai kỳ nên mẹ con tôi được bố mẹ đẻ chăm.
Đẻ đứa thứ hai thì bà nội dành công việc chăm cháu. Mẹ chồng tôi là người tốt, chỉn chu nên lối sống trẻ trung tận hưởng và cung cách dạy con có phần hơi thoáng của vợ chồng tôi khiến bà không hài lòng.
Bà rất hay than phiền về chuyện tôi cho con đi chân trần chạy trên đất lạnh, hoặc phản đối chuyện tôi bắt con tự xúc ăn quá sớm... Tôi biết, quan điểm khác nhau giữa hai thế hệ là điều khó tránh nên mỗi lần bà có ý kiến, tôi đều nhẹ nhàng giải thích để giữ hòa khí gia đình.
Nhưng đỉnh điểm mâu thuẫn là hôm con hờn dỗi bà không mua đồ chơi, nằm lăn ra đất khóc, nhất định không chịu ngồi dậy ăn cơm. Tôi phạt không cho ai đến gần dỗ bé, thích nằm khóc cho khóc đến chán, khỏi cần dậy ăn.
Bà thương cháu, bênh cháu nên chỉ thẳng tay vào mặt tôi mắng, trong đó có câu khiến tôi giận mãi: "Tôi không hiểu ngày xưa bố mẹ chị dạy thế nào mà giờ chị lạnh lùng. Con còn không thương xót thì chị biết thương xót ai?".
Bao nhiêu nín nhịn xưa giờ, cộng thêm chuyện mẹ chồng thiếu tôn trọng cha mẹ đẻ khiến tôi không nhịn được mà nói lại mẹ mấy câu.
Thực ra tôi vẫn yêu chồng, chỉ là muốn làm tới một lần để bày tỏ thái độ của mình (Ảnh minh họa: Freepik).
Tôi ấm ức nói muốn sống riêng, được tự nuôi dạy con theo cách của tôi, không để bà can thiệp. Tối đó, tôi nói chuyện với chồng và kiên quyết dọn về nhà bố mẹ đẻ ở.
Chồng tôi đương nhiên không chịu. Anh trách tôi thiếu kiềm chế, chấp nhặt với người già. Mẹ vì giận nên mới nói vậy chứ mẹ hết lòng thương cháu, thương con.
Thật tình tôi đều biết những điều anh nói, nhưng tôi muốn nhân chuyện này tỏ rõ thái độ của mình. Tôi đã chán sống trong cảnh mà làm gì cũng phải để ý đến thái độ của mẹ.
Tôi ra tối hậu thư với chồng: "Tạm thời ly thân, em đưa thằng Bi về bên ngoại, cho anh chăm sóc con Na". Hôm đó là sáng chủ nhật đầu tiên của tháng 9.
Buổi tối, chồng gọi cho tôi hỏi thăm ăn uống của Bi nhưng tôi làm bộ lạnh lùng, trả lời rất thờ ơ. Chiều hôm sau, anh nói sẽ đưa con gái sang chỗ tôi cho hai chị em chơi với nhau. Tôi lấy dáng vẻ cứng cỏi nói chuyện với anh rằng, từ lúc ly thân, tôi thấy nhẹ nhõm hơn hẳn, hay là tiện thể vợ chồng ly hôn luôn.
Thực ra tôi vẫn yêu chồng, chỉ là muốn làm tới một lần để bày tỏ thái độ của mình và thiết lập lại mối quan hệ gia đình. Sang ngày ly thân thứ ba, tôi nhớ con không chịu nổi nên gọi cho anh, nói tôi sẽ tới trường đón Na sang với tôi.
Lúc anh qua đón Na về, hai đứa cùng mếu máo nói muốn ở lại với mẹ. Anh lầm lũi đứng nhìn hai đứa nhỏ, thật sự tôi thương muốn khóc. Tôi lân la hỏi chuyện: "Hay anh cho em nuôi cả hai đứa, em không cần gì hết, nhà cửa xe cộ em để hết cho anh".
Chồng tôi hình như chỉ đợi tôi đề cập vấn đề này, lập tức yêu cầu tôi ngồi xuống nói chuyện, nghiêm túc phân tích vấn đề rằng: Tôi sai - đúng ở đâu, anh có lỗi chỗ nào, hai vợ chồng cần rút kinh nghiệm ra sao, đừng lôi các con vào cuộc tranh cãi này, khổ thân chúng thiệt thòi.
Thực ra những điều anh nói, tôi đều hiểu hết. Đối với tôi, ly thân hay ly hôn đều chán nản giống nhau, đâu có gì thú vị.
Từ ngày đưa con về bên ngoại, dù có bố mẹ ở bên, tôi vẫn nhớ anh, nhớ không khí gia đình ấm cúng. Vậy là sáng hôm sau, tôi đồng ý theo anh về nhà. Điều khiến tôi cảm động và bất ngờ nhất là mẹ chồng.
Tôi xin lỗi bà vì đã làm náo loạn không khí gia đình. Bà không nói gì nhưng tỏ ra rất xúc động. Hai mẹ con tôi đã ngồi lại với nhau, chia sẻ những điều chất chứa trong lòng.
Sau chuyến ly thân đó, mọi người trong gia đình tôi trở nên thân thiết, thoải mái hơn hẳn. Tôi hiểu ra một điều, đôi khi nín nhịn, cho qua để mong gia đình yên ấm không hẳn đã là giải pháp tốt nhất.
Muốn hướng đến cuộc sống hạnh phúc, lâu bền, các thành viên nên biết cách nói ra suy nghĩ một cách nhẹ nhàng để cùng thấu hiểu và hài hòa điều chỉnh mọi vấn đề.
Xu hướng "ly hôn tuổi hoa râm": Nhiều người già chọn sống một mình vào những năm cuối đời Theo chuyên gia Myres, những người Mỹ cao tuổi đã ly hôn đồng tình rằng dành cả đời để sống với một người không phù hợp là sự lãng phí thời gian. Edith Heyck, 72 tuổi, là một nghệ sĩ kiêm quản lý công viên bán thời gian tại Newburyport, Massachusetts (Mỹ). Bà nằm trong số 38 triệu người trưởng thành sống độc...