Xu hướng “ly hôn tuổi hoa râm”: Nhiều người già chọn sống một mình vào những năm cuối đời
Theo chuyên gia Myres, những người Mỹ cao tuổi đã ly hôn đồng tình rằng dành cả đời để sống với một người không phù hợp là sự lãng phí thời gian.
Edith Heyck, 72 tuổi, là một nghệ sĩ kiêm quản lý công viên bán thời gian tại Newburyport, Massachusetts (Mỹ). Bà nằm trong số 38 triệu người trưởng thành sống độc thân tại Mỹ. Heyck chia sẻ: “Trước đây tôi nghĩ rằng mình sẽ kết hôn. Tôi được bố mẹ nuôi dạy để trở thành một người vợ đảm đang. Nhưng cho đến giờ tôi vẫn không tin rằng mình phải sống một mình”. Bà đã ly hôn ở độ tuổi ngũ tuần, khi con trai bà 18 tuổi.
Số lượng người Mỹ lớn tuổi sống độc thân đang gia tăng. Ước tính vào năm 2022, có gần 16 triệu người từ 65 tuổi trở lên sống một mình, gấp ba lần so với những năm 1960. Dự kiến trong tương lai con số sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa, đặt ra thách thức lớn cho tương lai của Mỹ.
Ly hôn ở tuổi già
Các chuyên gia đã phát hiện ra một xu hướng lý giải cho hiện tượng trên: tỷ lệ ly hôn ở những người trên 50 tuổi ngày một tăng cao. Susan L. Brown, đồng giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Hôn nhân & Gia đình Quốc gia (National Center for Family & Marriage Research) tại đại học Bowling Green State University (Mỹ) cho biết: “Chúng tôi vô cùng sửng sốt trước phát hiện của mình”.
Cách đây hơn 10 năm, Brown đã phổ biến thuật ngữ “ly hôn tuổi hoa râm” (gray divorce) để miêu tả hiện tượng trên. Brown nói thêm: “Hơn một phần ba số người ly hôn hiện nay thuộc nhóm tuổi ngũ tuần. Chúng ta không thể phớt lờ thực trạng này”. Cô cũng nhận thấy trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2010, tỷ lệ ly hôn của những người trên 50 tuổi tăng gấp đôi. Xu hướng này dễ thấy ở bất kỳ nhóm người nào, dù là người nổi tiếng hay bình thường. Gần đây, cặp vợ chồng tỷ phú Bill Gates và Melinda đã thu hút sự chú ý khi tuyên bố ly hôn vào năm 2021 sau 27 năm chung sống. Vào ngày 3/8 mới đây, Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, 51 tuổi, đã tuyên bố ly thân với vợ.
Theo Brown, mặc dù tỷ lệ ly hôn toàn dân đang giảm dần, nhưng nhóm người cao tuổi thì lại đi ngược với xu hướng.
Lý do nhiều người rời bỏ bạn đời khi đã có tuổi
Video đang HOT
Theo chuyên gia Susan Myres, nhiều người cho rằng ly hôn khi về già là điều phi lý, đặc biệt khi đây là độ tuổi “gần đất xa trời”. Nhưng với tư cách là luật sư tư vấn ly hôn có nhiều năm kinh nghiệm, bà đã lắng nghe vô vàn lý do từ những vị khách lớn tuổi. Bất ngờ thay, sự khác biệt quan điểm về chính sách vắc xin và đeo khẩu trang thời đại dịch cũng có thể là một yếu tố khiến nhiều người muốn ly hôn.
Ngoài ra, Myres cho biết: “Một số người lớn tuổi muốn ly hôn vì khoảng cách giữa vợ và chồng. Có người ly hôn do gánh chịu bạo lực gia đình. Họ đều đồng tình rằng kết hôn với nhầm người là lãng phí thời gian cuộc đời”.
Vấn đề tài chính của người già sau khi ly hôn cũng được Myres và các chuyên gia khác nghiên cứu. Về phía Edith Heyck, sau khi ly hôn, bà đã gặp khó khăn tài chính. Trong nhiều năm bà phải sống chung với bạn cùng phòng, chờ đợi một khu nhà ở mới dành cho người cao tuổi có thu nhập thấp.
Khi rảnh rỗi, Edith Heyck sẽ tham gia các dự án nghệ thuật
Brown chỉ ra, khoảng 50% người cao tuổi ly hôn sẽ sống độc thân suốt đời. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có nhiều người cao tuổi sống độc thân mà chưa từng kết hôn.
Nhà nghiên cứu tâm lý học Bella DePaulo nhận định: “Một yếu tố quyết định số lượng người cao tuổi sống độc thân chính là tiềm lực tài chính. Khi nhà nước ban hành chính sách an sinh xã hội tốt, thì có càng nhiều người lựa chọn sống độc thân ở tuổi già”.
DePaulo, 69 tuổi, cũng theo đuổi chủ nghĩa độc thân trọn đời. Trong nhiều năm, bà đã nghiên cứu về nhóm người độc thân và khuyến khích họ cân nhắc kỹ lựa chọn này. Đối với DePaulo, sống độc thân không có nghĩa là lẻ loi hay cô đơn. Bà chứng minh: “Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người độc thân có khả năng giữ mối quan hệ với hàng xóm, bạn bè, người thân tốt hơn người đã kết hôn”.
Trong số những người lớn tuổi sống một mình ở Mỹ, một số người đã ly hôn, một số góa bụa và một số thì chưa từng kết hôn
Hệ quả của lối sống này là gì?
Theo các chuyên gia, lối sống này có thể gây ra tác động đáng kể trên toàn quốc, đặc biệt là khi không có chính sách phúc lợi tốt. Brown giải thích: “Ai sẽ chăm sóc họ khi về già là một vấn đề lớn”.
Markus Schafer, phó giáo sư xã hội học tại đại học Baylor (Mỹ) gọi đây là “hiện tượng hai mặt” (two-sided phenomenon). Ông lý giải: “Nhiều người cảm thấy thích thú khi có quyền tự quyết, không phải tranh cãi về việc nhà. Mặt khác, những người độc thân có khả năng cao đối mặt với tình trạng cô đơn về sau”.
Tình trạng cô đơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm cách để giúp người già độc thân sống vui khỏe. Theo Schafer, công nghệ ngày càng phát triển, và những thành tựu đạt được như chó robot hay trí tuệ nhân tạo sẽ giúp ích cho cuộc sống của người già độc thân.
Chó robot được coi là “người bạn đồng hành” với nhiều người già Nhật Bản
Vợ chồng cãi vã, bố chồng dùng một cái cốc vỡ mà giải quyết êm thấm
Trong lúc nóng giận, tôi gom hết đồ đạc rồi hét lên rằng sẽ bỏ về ngoại, nhất định phải ly hôn.
Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi sống cùng bố mẹ chồng. Vì ông bà tính tình hiền hậu nên cuộc sống làm dâu của tôi cũng rất nhẹ nhàng, êm ả. Thậm chí ngày nghỉ, tôi còn được ngủ tới tận 9 giờ sáng, trong khi bữa sáng đã có mẹ chồng lo, còn sân vườn thì bố chồng quét dọn sạch sẽ.
Nhưng người ta vẫn thường nói "được cái này thì mất cái kia". Tôi được bố mẹ chồng hiền lành, thương yêu nhưng chồng lại đổ đốn, hư hỏng, thích la cà nhậu nhẹt hơn ở nhà với vợ con. Quan niệm sống của anh cũng "quái" lắm, thay vì biết trân trọng gia đình, anh lại tuyên bố với bạn bè là "chiến hữu trăm năm khó tìm" còn vợ thì đầy ngoài đường, không người này thì người kia. Và với cái tư tưởng đó, anh thường xuyên bỏ bê gia đình để theo đám bạn ăn chơi.
Vì chuyện nhậu nhẹt của chồng mà vợ chồng tôi cãi nhau nhiều lần. Lần nào tôi cũng là kẻ "thua cuộc" vì chồng nổi giận là giở chứng đ.ập phá đồ đạc. Không muốn mua lại đồ mới thì tôi phải nhịn.
Nhưng hôm qua, tôi không nhịn nổi nữa. Tôi đã thông báo với chồng về ngày sinh nhật của con trai để anh ở nhà, tổ chức bữa tiệc nhỏ cho con vui. Anh ừ dõng dạc, còn bảo đi làm về sẽ ghé tiệm mua bánh kem luôn. Nhưng cả nhà đợi mãi, đến 7 giờ tối mà anh vẫn chưa về. Con trai thì cứ bi bô đòi bánh.
Tôi gọi điện cho chồng, giọng anh lè nhè qua điện thoại, báo đang nhậu nên cả nhà khỏi đợi cơm. Cơn giận bùng lên, tôi quát to trong điện thoại, mắng anh một trận. Một lát sau, chồng tôi về. Anh giận dữ lao vào định đ.ánh tôi. Hai vợ chồng ầm ĩ cả lên. Trong lúc nóng giận, tôi gom đồ đạc, tuyên bố sẽ về ngoại ở rồi ly hôn.
Bố chồng gọi vợ chồng tôi lại bàn ngồi nói chuyện. Ông bảo chồng tôi cầm cái ly rồi đập mạnh xuống nền nhà. Chồng tôi ngơ ngác, chẳng hiểu ý bố là gì nhưng vẫn làm theo. Cái ly vỡ tan tành. Bố chồng lại bảo anh nhặt hết những mảnh vỡ đó đi dán lại. Chồng tôi khựng người lại thì bị bố quát cho nên phải cúi xuống nhặt mảnh vỡ và bị cứa đứt tay.
Lúc này, bố chồng tôi mới từ tốn nói: "Hôn nhân cũng như cái ly này, một khi đã vỡ thì sẽ rất khó hàn gắn nguyên vẹn, đẹp đẽ như lúc đầu. Và nếu con hối hận muốn thu dọn tàn cuộc, nhiều khi còn bị tổn thương nặng nề nữa. Không những con bị tổn thương mà cả gia đình đều đau khổ. Vậy tại sao 2 đứa lại không biết trân trọng một cuộc hôn nhân đang nguyên vẹn, sáng đẹp mà lại muốn đạp đổ mọi thứ".
Chồng tôi ngồi lặng, cúi gằm mặt xuống đất. Tôi cũng hiểu ý bố chồng muốn nói nên chủ động xin lỗi bố mẹ. Chồng tôi cũng nhận sai và hứa sẽ thay đổi bản thân, sẽ sống đàng hoàng hơn. Đêm đó, bố mẹ ngồi giảng nguyên một bài về đạo đức hôn nhân cho chúng tôi nghe.
Và từ đó đến nay, chồng tôi giảm hẳn tuần suất đi nhậu với bạn bè. Nhưng dù ở nhà, mặt mày anh vẫn sưng sỉa chứ không hoàn toàn vui vẻ. Có cách nào để anh ấy giác ngộ thêm về hôn nhân và "giãn cơ mặt" với vợ con không?
Lấy chồng đẹp trai chưa đầy một tháng mà chị gái đã đòi ly hôn Nghe những điều vụn vặt mà chị gái kể, cả nhà tôi chỉ biết nhìn nhau thở dài. Hồi chị gái dẫn anh M về ra mắt, cả nhà tôi đã không đồng ý. Anh ấy ngoài đẹp mã thì chẳng có gì "đáng giá" cả. Không biết cách nói chuyện, không có công việc ổn định, thiếu lễ phép khi ăn cơm...