Ngày này năm xưa: Bộ trưởng mất chức vì trợ giúp tình cũ
Ngày 15/12/2004, Bộ trưởng Nội vụ Anh David Blunkett tuyên bố từ chức giữa những cáo buộc lợi dụng cương vị, giúp đẩy nhanh cấp thị thực cho người trông trẻ của tình cũ.
Trong thông báo từ chức, ông Blunkett khẳng định không làm gì sai trái, song những thắc mắc về sự trung thực của ông đã gây tổn hại cho chính phủ. “Tôi luôn trung thực khi tường thuật lại những gì đã diễn ra. Tuy nhiên, những thông tin về việc xin thị thực được đẩy nhanh khiến tôi phải nhận trách nhiệm”, ông Blunkett nói.
Ông Blunkett cho biết đã quyết định từ chức, sau khi một cuộc điều tra công bố một loạt thư điện tử giữa văn phòng của ông với các quan chức di cư về đơn xin ở lại Anh của Leoncia Casalme.
Video đang HOT
Kimberly Quinn và ông Blunkett
Cuộc điều tra tập trung vào việc làm thế nào đơn xin thị thực của Casalme lại được cấp chỉ trong vài tuần, trong khi cô này được thông báo có thể mất tới một năm để xử lý. Leoncia Casalme là người trông trẻ của Kimberley Quinn, tình cũ của ông Blunkett.
Sự ra đi của ông Blunkett là cú đòn giáng vào chính phủ của Thủ tướng thời đó là Tony Blair, khi chỉ còn vài tháng là tới tổng tuyển cử.
Những rắc rối với ông Blunkett bắt đầu nảy sinh vào tháng 8 khi tờ The News of the World tiết lộ, ông có quan hệ tình ái với một phụ nữ đã có gia đình. Người tình bí ẩn này sau đó được tiết lộ là Kimberly Quinn, chủ bút tạp chí The Spectator.
Mối quan hệ giữa ông Blunkett và cô Kimberly bị công khai. Ông Blunkett sau đó bắt đầu khiếu kiện để đòi tiếp xúc với cậu con trai William 2 tuổi của tình cũ. Ông cho rằng cậu bé là con ông. Ông cũng khẳng định mình là cha đứa bé đang ở trong bụng của cô Quinn.
Ông Blunkett trở thành Bộ trưởng Nội vụ Anh năm 2001, vài tháng trước khi nước Mỹ bị khủng bố tấn công. Trong thời gian làm Bộ trưởng, ông đã thúc đẩy để thông qua nhiều chính sách cứng rắn và gây tranh cãi về chống khủng bố, người xin tị nạn và các hành vi phản xã hội.
Hoài Linh
Theo Vietnamnet
Pháp thành lập thêm cơ quan đặc biệt chống khủng bố
Ngày 3/12, các nghị sĩ Pháp đã thông qua dự luật thành lập văn phòng công tố quốc gia về chống khủng bố (PNAT). Đây là một cải cách tư pháp then chốt nhằm tăng cường năng lực ứng phó của nước này trước nguy cơ xảy ra các vụ tấn công.
Toàn cảnh một phiên họp của Quốc hội Pháp tại Paris. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Căn cứ theo nội dung dự luật, PNAT sẽ bắt đầu đi vào hoạt động muộn nhất là vào ngày 1/1/2020. Với bước đi này, PNAT sẽ trở thành văn phòng công tố đặc biệt thứ hai được thành lập tại Pháp sau khi văn phòng chống tội phạm tài chính ra đời vào năm 2013.
Bộ trưởng Tư pháp Nicole Belloubet nêu rõ với chức năng và thẩm quyền của mình, văn phòng mới sẽ là "công cụ" sắc nhọn giúp các lực lượng chức năng Pháp đối phó với các nguy cơ khủng bố hiện hữu rõ nét hơn bao giờ hết sau 3 năm xảy ra vụ tấn công đẫm máu tại thủ đô Paris, khiến 130 người thiệt mạng. Cũng theo Bộ trưởng Belloubet, văn phòng đặc biệt này sẽ có "tầm nhìn thể chế" và "mọi năng lực cần thiết để thiết lập các mối quan hệ ở cấp độ châu Âu".
Hiện nay, việc điều tra các vụ khủng bố thuộc trách nhiệm của cơ quan công tố Paris, cơ quan cũng chịu trách thụ lý các hồ sơ liên quan tới tội phạm chiến tranh, tội ác chống lại loài người, các vụ tra tấn và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Là quốc gia tập trung đông nhất cộng đồng người Hồi giáo ở châu Âu, Pháp hiện vẫn duy trì cảnh báo an ninh ở mức cao nhất sau hàng loạt vụ tấn công khủng bố những năm gần đây, trong đó các tay súng Hồi giáo và các đối tượng tấn công bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan của các nhóm thánh chiến như tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã giết hại gần 250 người.
Theo Minh Tâm (TTXVN)
Pakistan sẽ không bao giờ tiến hành "cuộc chiến bị áp đặt" Thủ tướng Pakistan Imran Khan ngày 26/11 gọi "cuộc chiến chống khủng bố" là một "cuộc chiến tranh áp đặt" đối với Pakistan và tuyên bố sẽ không bao giờ tiến hành một cuộc chiến như vậy bên trong lãnh thổ nước mình. Thủ tướng Pakistan Imran Khan tại cuộc họp báo ở Islamabad, Pakistan. (Nguồn: THX/TTXVN) Tuyên bố này là một lời...