Ngày này năm xưa: 4 triệu quân Xô-Đức giao đấu trên sông
Trận chiến sông Dniepr được nhiều sử gia đánh giá là điển hình về giao tranh quy mô lớn và tốc độ vượt chướng ngại nước, đặc biệt nếu tính đến mức kháng cự ác liệt của đối phương.
Trận chiến sông Dniepr là một chuỗi chiến dịch tấn công chiến lược của quân đội Liên Xô trong giai đoạn mở đầu thời kỳ thứ 3 của chiến tranh Xô-Đức. Về phạm vi và lực lượng tham gia, đây là cuộc giao tranh lớn nhất trong lịch sử Thế chiến II cũng như toàn bộ lịch sử quân sự.
Quân đội Liên Xô hành quân ra tuyến sông Dniepr tháng 9/1943.
Diễn ra trên phần phía nam của khu vực trung tâm và suốt chiều dài cánh nam mặt trận Xô-Đức với tổng độ dài mặt trận hơn 1.600 km trên toàn bộ phần tả ngạn sông Dniepr và vùng Donbass, chuỗi các chiến dịch này đã thu hút gần 4 triệu sĩ quan và binh sĩ của cả hai bên tham chiến.
Kéo dài 4 tháng từ 26/8 đến 23/12/1943, trận chiến chứng kiến 11 chiến dịch tấn công và phòng ngự của quân đội Liên Xô trước khi giành chiến thắng vang dội.
Pháo binh Liên Xô vào trận địa.
Sau khi thất bại trong chiến dịch Chernigov-Poltava, đội quân Đức Quốc xã vội vã xông đến Dniepr. Lực lượng của Adolf Hitler huy động 8 tập đoàn quân, trong đó có 2 tập đoàn quân xe tăng và 2 tập đoàn quân không quân với hơn 70 sư đoàn tham chiến. Ngoài ra còn có 6 sư đoàn quân Romania chiến đấu trong đội hình các tập đoàn quân 6 và 17 của Đức.
Video đang HOT
Phía Liên Xô huy động 5 phương diện quân với 38 tập đoàn quân, gồm 4 tập đoàn quân xe tăng và 5 tập đoàn quân không quân. Ngoài ra còn có Lữ đoàn Tiệp Khắc 1 tham gia trong đội hình Phương diện quân Voronezh.
Quân đội Liên Xô tấc công quân Đức tại Ukraina, mùa hè năm 1943.
Do không còn khả năng tổ chức những chiến dịch tấn công quy mô lớn trên mặt trận phía đông sau các đợt phản công của quân đội Liên Xô nên Bộ Chỉ huy tối cao của phát xít Đức quyết định chỉ tiến hành những đòn phản kích nhằm kìm hãm tốc độ tấn công của đối phương, hòng rút các lực lượng còn lại sang bờ tây Dniepr, con sông lớn thứ 3 ở châu Âu, với chiều rộng ở hạ lưu đạt tới 3km.
Quân Đức áp dụng chiến thuật bức tường thép đã thực hiện tại Rostov đầu năm 1943 để tổ chức Tuyến phòng thủ Wotan. Adolf Hitler ra lệnh cho Cụm tập đoàn quân Nam bằng mọi giá phải giữ được phòng tuyến này, bao gồm cả thành phố Kiev. Trong quá trình rút lui sang bờ tây sông Dniepr, quân Đức hứng chịu mưa bom bão pháo của quân đội Liên Xô. Các trận không chiến cũng diễn ra quyết liệt trên dải không phận dọc consoonng.
Quân đội Đức Quốc xã bố trí trận địa hỏa lực trên bờ tây sông Dniepr.
Giai đoạn sau đó bắt đầu ở hạ lưu sông Dniepr ngày 26/9 bởi Chiến dịch Nizhni Dnieprovsk và kết thúc đúng một tuần trước khi bước sang năm mới 1944 bằng chiến dịch Dniepropetrovsk.
Kết quả của giai đoạn này là quân đội Liên Xô thu hồi toàn bộ phần đông lãnh thổ Ukraina và một phần lãnh thổ Nga, tiến về phía tây 300-450 km, đánh chiếm toàn bộ bờ tả ngạn sông Dniepr và thành phố Kiev. Ngoài ra, quân đội Liên Xô còn chiếm được nhiều căn cứ đầu cầu quan trọng ở nhiều nơi, làm bàn đạp cho Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr kế tiếp ngay sau đó, thu hồi lại toàn bộ lãnh thổ Ukraina và tiến ra tuyến biên giới quốc gia của Liên Xô.
Quân đội Liên Xô tấn công ngay sau khi vượt sông Dniepr.
Kế hoạch của Đức muốn chặn đứng quân đội Liên Xô ở bờ sông Dniepr đã thất bại. Không chỉ tổn thất về binh lực, tổn thất quân sự – kinh tế nghiêm trọng nhất của quân đội Đức Quốc xã là để mất toàn bộ vùng công – nông nghiệp Donbas trù phú. Trong suốt hơn 2 năm chiếm đóng vùng này, đây là nơi cung cấp cho quân đội Đức Quốc xã than đá, quặng sắt, quặng kim loại màu, nhiều nguyên liệu quan trọng và một khối lượng lớn lượng thực thực phẩm.
Việc quân đội Liên Xô chiếm lại toàn bộ Donbas đồng nghĩa với sự phá sản của chiến lược “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía đông.
Theo Vietnamnet
Thanh Hảo
Nga nổ súng bắt tàu Ukraine: Nguy cơ xung đột vì thiết quân luật
Sau những căng thẳng trên biển giữa hai nước, việc Ukraine áp đặt thiết quân luật có thể tạo ra mối đe dọa đối với an ninh của vùng Donbass, miền Đông Ukraine.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: Reuters
Sau khi Nga nổ súng bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine với lý do xâm phạm lãnh hải Nga gần eo biển Kerch hôm 25/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký một sắc lệnh, cho phép áp đặt thiết quân luật để "bảo vệ đất nước".
Không lâu sau đó, Quốc hội Ukraine cũng bỏ phiếu thông qua lệnh thiết quân luật, bắt đầu áp dụng từ ngày 28/12 và kéo dài trong 30 ngày.
Trong một tuyên bố ngày 27/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov nhấn mạnh, việc áp đặt thiết quân luật tại nhiều khu vực sẽ làm trầm trọng hơn nguy cơ leo thang căng thẳng tại Đông Nam Ukraine.
Đại diện thường trực Nga tại Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) Aleksandr Lukashevich mới đây cũng bày tỏ lo ngại việc Ukraine áp đặt thiết quân luật tại nước này sẽ tạo ra mối đe dọa đối với an ninh của vùng Donbass, miền Đông Ukraine, đồng thời chỉ rõ những sự kiện gần đây cho thấy nước này đang "theo đuổi chính sách gây căng thẳng".
Lệnh thiết quân luật của Ukraine sẽ được áp dụng tại các khu vực giáp biên giới Nga, Moldova, dọc bờ biển Đen và biển Azov. Theo Tổng thống Poroshenko, lệnh thiết quân luật sẽ cho phép Ukraine "phản ứng nhanh chóng", đồng thời "huy động mọi nguồn lực trong thời gian nhanh nhất có thể" khi "xảy ra xung đột".
Ban hành thiết quân luật được coi là một động thái có lợi cho bản thân ông Poroshenko. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Ukraina đã giảm khi ông đang vật lộn với chiến dịch tái tranh cử vào tháng 3/2019. Tuy nhiên, các cuộc bầu cử sẽ chỉ được hoãn lại nếu thiết quân luật vẫn được duy trì tới lúc đó, đồng nghĩa với việc ông Poroshenko sẽ tiếp tục giữ vị trí của mình.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)
Theo doisongphapluat
Bức ảnh gây sốc chưa từng thấy của trùm phát xít Hitler Một bức ảnh có chữ ký của trùm phát xít Adolf Hitler ôm một cô gái Do Thái trẻ tuổi dự kiến sẽ lấy tới 10.000 bảng Anh trong một phiên đấu giá vào tuần tới. Bức ảnh cho thấy trùm phát xít Hitker mỉm cười và âu yếm bé Rosa Bernile Nienau - người gọi ông ta là 'Bác Hitler'. Bức ảnh...