Ngày nào cũng ăn một lát tỏi vào đúng “giờ vàng” này, cơ thể sẽ nhận được 6 lợi ích quý giá mà thuốc bổ cũng khó sánh kịp
Tỏi không chỉ là thực phẩm mà còn là dược phẩm, nếu được tiêu thụ đúng cách chúng sẽ giúp cơ thể chống lại những căn bệnh nguy hiểm…
Mùi thơm của tỏi khiến các món ăn từ quán vỉa hè đến nhà hàng sang trọng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Ngày nay tỏi chủ yếu được sử dụng làm thực phẩm nhưng ít ai biết từ xa xưa, tỏi đã được đánh giá cao vì rất nhiều đặc tính chống viêm. Người dân châu Âu thời Trung cổ đã dùng tỏi để chống lại bệnh dịch. Các thợ xây Kim tự tháp Ai Cập thời đó đã không ngừng ăn tỏi để tăng cường sức khỏe.
Cứ 100 gam tỏi sẽ cung cấp cho bạn gần 150 calo, 33 gam carbs, 6,36 gam protein. Tỏi cũng giàu vitamin B1, B2, B3, B6, folate, vitamin C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, natri và kẽm.
Trong Đông y, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho hay, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế.
Thời điểm vàng ăn tỏi giúp cơ thể nhận được vô vàn lợi ích
Tỏi phát huy tác dụng cực tốt khi bụng đói, và buổi sáng sau khi thức dậy chính là thời điểm thích hợp nhất. Khi đó, các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng.
Những lợi ích của việc ăn tỏi
1. Tốt cho tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch
Theo nhà dinh dưỡng học, chuyên gia tư vấn giảm cânSimran Saini trả lời trên tờ NDVT: Hàm lượng lưu huỳnh cao trong tỏi khiến chúng có đặc tính kháng sinh, giúp giữ cho hệ tiêu hóa sạch sẽ bằng cách thải độc tố ra ngoài.
Bên cạnh đó, tỏi cũng xây dựng khả năng miễn dịch chống lại cảm lạnh thông thường và ngăn ngừa bệnh tim bằng cách thông các động mạch bị tắc nghẽn. Tỏi cũng rất tốt cho việc trẻ hóa và chữa lành các vết sẹo và mang lại vẻ tươi sáng cho làn da.
2. Lọc máu
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì mỗi ngày đều phải dùng kem che khuyết điểm để che đi những nốt mụn thì tại sao không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây mụn bằng cách thanh lọc máu. Uống hai nhánh tỏi sống với một ít nước ấm mỗi ngày vào buổi sáng sớm, đồng thời uống nhiều nước trong cả ngày là cách để cơ thể lọc máu hiệu quả.
Nếu bạn đang muốn giảm cân, hãy vắt nước cốt của nửa quả chanh vào một cốc nước ấm và uống với 2 nhánh tỏi vào buổi sáng. Tỏi sẽ giúp làm sạch cơ thể và thải sạch độc tố.
3. Cảm lạnh và cúm
Theo Tiến sĩ Shikha Sharma, Chuyên gia về Sức khỏe và Sức khỏe có trụ sở tại Delhi, Ấn Độ: Tỏi sẽ giúp bạn giảm bớt triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm cứng đầu bằng cách ngậm 2-3 tép tỏi sống hoặc nấu chín mỗi ngày, ngoài ra bạn cũng có thể nhấm nháp một tí trà tỏi (với mật ong hoặc gừng để làm tăng hương vị)… Những cách tiêu thụ tỏi này không chỉ giúp giảm nghẹt mũi và chữa cảm lạnh mà còn tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.
4. Phòng chống bệnh tim
Tiêu thụ tỏi hàng ngày (trong thực phẩm hoặc ăn sống) giúp giảm mức cholesterol vì các đặc tính chống oxy hóa của lưu huỳnh. Nó cũng vô cùng có lợi để điều chỉnh huyết áp và lượng đường trong máu. Bạn cần nhớ rằng hợp chất chứa lưu huỳnh Allicin có xu hướng mất các đặc tính y học khi tỏi được nấu chín vì vậy khi nấu bạn nên tránh làm chín tỏi quá kỹ.
5. Chống vi khuẩn và chống ký sinh trùng
Tỏi là một trong những dược liệu được lưu giữ tốt nhất của thời đại – nó đã được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng trong 7.000 năm qua. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất tỏi pha loãng giúp trẻ em tránh khỏi nguy cơ nhiễm sán dây.
6. Phòng chống ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa việc tiêu thụ tỏi hàng ngày với việc ngăn ngừa ung thư dạ dày và đại trực tràng. Nó được cho là có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh ung thư.
Lưu ý:
1. Bệnh nhân hen suyễn không nên ăn tỏi vì nó có thể có tác dụng phụ.
2. Nên tránh dùng tỏi trước khi phẫu thuật hoặc các hoạt động y tế.
3. Không tiêu thụ nhiều hơn 2-3 tép tỏi trong một ngày mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Bị tay chân miệng, 8 trẻ nguy kịch phải lọc máu, thở máy
Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng ghi nhận 8 ca mắc tay chân miệng ở độ III, IV phải nằm khoa hồi sức, can thiệp chuyên sâu.
Sáng nay (8/4), có mặt tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, phóng viên ghi nhận rất nhiều trẻ em được người thân đưa đến khám.
Bệnh viện này hiện nay là nơi thăm khám và điều trị nội trú cho các bệnh nhân mắc tay chân miệng ở địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh lân cận Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Theo bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh, Trưởng Khoa Y học nhiệt đới, năm 2020 tại Đà Nẵng ghi nhận hơn 90 ca mắc tay chân miệng. Tuy nhiên, trong ba tháng đầu năm 2021, số ca bệnh tăng mạnh.
Bệnh nhân mắc tay chân miệng gia tăng
Riêng trong tháng 3 có 257 ca điều trị nội trú, hai tuần đầu tháng 4 có 109 ca. Trong đó, trên 50% ca bệnh được chuyển đến từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Hiện nay trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 10 đến 20 trẻ bị bệnh tay chân miệng.
"Vừa qua, trong số các ca điều trị nội trú, có 8 trường hợp nặng, nguy kịch ở độ III, IV phải nằm khoa hồi sức, can thiệp chuyên sâu như lọc máu, truyền Globulin miễn dịch, thở máy.
Các trường hợp này đã được lấy mẫu dịch họng để xét nghiệm tìm vi trùng gây bệnh, qua đó phát hiện 3 ca nhiễm chủng virus EV71. Đây là một trong hai loại virus nguy hiểm. Rất may các bệnh nhân đã được kịp thời cứu chữa, không có di chứng", bác sĩ Thịnh cho biết.
Bệnh viện Phụ sản - Nhi là nơi thăm khám và điều trị nội trú cho các ca mắc tay chân miệng ở địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh lân cận Quảng Nam, Quảng Ngãi
Bác sĩ Thịnh cho biết thêm, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm bùng phát theo 2 đợt mỗi năm. Đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 5 và đợt 2 từ tháng 9 đến tháng 11. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ 1-3 tuổi có nguy cơ mắc cao nhất.
"Phụ huynh phải thường xuyên vệ sinh cho trẻ, tránh cho con tiếp xúc với những vật dụng bẩn. Khi thấy có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh tay chân miệng như sốt, nổi ban ở tay, chân, gối thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời", bác sĩ Thịnh khuyến cáo.
Chị Đỗ Thu Hậu (quê Tam Kỳ, Quảng Nam) đưa con gái ra điều trị bệnh tay chân miệng
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng Tôn Thất Thạnh cho biết, trước tình trạng bệnh tay chân miệng có dấu hiệu tăng, đơn vị đã thành lập các đội cơ động phòng, chống dịch.
Trung tâm chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là hóa chất để chủ động cấp cho các bệnh viện điều trị bệnh tay chân miệng để xử lý, sát khuẩn môi trường.
Hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới (7/4): Việt Nam nỗ lực chống kháng thuốc Việt Nam được coi là vùng trũng của tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, nhất là kháng thuốc kháng sinh. Tỷ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam chiếm 40%, đứng thứ tư về tỷ lệ kháng thuốc ở các nước châu Á - Thái Bình Dương. Kháng thuốc không phải là vấn đề mới, nhưng đã trở nên nguy hiểm, cấp bách,...