Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tiêm mũi 2 trễ, có cần tiêm lại từ đầu?
Nếu mũi 2 muộn so với dự kiến, người dân hãy tiêm mũi 2 ngay khi nhận được lịch hẹn của đơn vị tiêm chủng, không cần tiêm lại từ đầu. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung này!
Ảnh .Đậu Tiến Đạt
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Người tiêm 2 mũi, 1 mũi và chưa tiêm vắc xin, triệu chứng thế nào khi nhiễm Covid-19?; Lợi ích và lưu ý khi ăn đậu bắp; 6 lợi ích của tập plank…
Làm gì khi tiêm mũi 2 trễ hơn dự kiến?
Vắc xin Covid-19 cần được tiêm đủ liều để đảm bảo hiệu quả, hầu hết là 2 mũi cách nhau 3 – 12 tuần, tùy loại vắc xin. Nhưng có thể lịch tiêm mũi 2 muộn hơn so với dự kiến, do phụ thuộc vào nguồn vắc xin được cung ứng.
Nếu mũi 2 muộn hơn dự kiến, nên tiêm mũi 2 khi có hẹn mà không cần phải tiêm lại từ đầu. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Người khỏe mạnh vẫn cần tiêm vắc xin. Trước một số ý kiến cho rằng bản thân là người khỏe mạnh, có hệ miễn dịch tốt nên không nhất thiết tiêm vắc xin phòng Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo: “Thực tế, có hệ miễn dịch khỏe mạnh là quan trọng, nhưng chỉ riêng điều đó không ngăn ngừa được bạn mắc căn bệnh nguy hiểm như Covid-19. Hãy hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách tiêm vắc xin Covid-19 khi đến lượt”.
Với câu hỏi: “Đã tiêm 1 mũi vắc xin có hiệu quả bảo vệ cao, vì sao phải tiêm mũi thứ 2?”, Bộ Y tế cho biết, hầu hết các vắc xin hiện nay cần tiêm 2 liều cách nhau vài tuần (3 – 4 tuần hoặc 8 – 12 tuần, tùy loại vắc xin do các nhà sản xuất khác nhau). Các dữ liệu khoa học cho thấy, hiệu lực bảo vệ của vắc xin đã bắt đầu hình thành sau tiêm mũi 1, nhưng tiêm mũi 2 sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó. Vì vậy, hãy tiêm liều thứ 2 theo lịch được khuyến cáo. Thông tin tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.8 .
Người tiêm 2 mũi, 1 mũi và chưa tiêm vắc xin, triệu chứng thế nào khi nhiễm Covid-19?
Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện triệu chứng khác biệt giữa những người đã tiêm 2 mũi, 1 mũi và chưa tiêm vắc xin Covid-19. Trong đó, những người chưa tiêm có nhiều nguy cơ bị sốt và ho kéo dài hơn.
Người tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin nếu nhiễm Covid-19 thì có triệu chứng nhẹ và mau hồi phục hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Không những vậy, người chưa tiêm vắc xin có nguy cơ bị nhiều triệu chứng hơn khi nhiễm Covid-19. Các triệu chứng cũng ở mức độ nặng hơn.
Vắc xin giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng khi nhiễm Covid-19. Dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho thấy vắc xin giúp giảm đến 25 lần nguy cơ nhập viện và tử vong khi nhiễm biến thể Delta.
Trong khi đó, cơ quan y tế ở nhiều nước vẫn ghi nhận những “ca nhiễm đột phá”. Đó là những người bị phát hiện nhiễm Covid-19 dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin từ 14 ngày trước đó. Tuy nhiên, những ca nhiễm đột phá này có các triệu chứng nhẹ giống cảm lạnh như sốt, ho khan…
Trong chương trình nghiên cứu Zoe Covid Symptom Study ở Vương quốc Anh, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 1 triệu người nhiễm Covid-19. Họ phát hiện có những sự khác biệt nhất định trong triệu chứng của những người đã tiêm 2 mũi, 1 mũi và người chưa tiêm vắc xin. Triệu chứng cụ thể của người đã tiêm 2 mũi, 1 mũi và người chưa tiêm vắc xin nếu không may bị nhiễm Covid-19 sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.8 .
Lợi ích và lưu ý khi ăn đậu bắp
Nhắc tới đậu bắp, nhiều người có thể sẽ nghĩ ngay tới chất nhầy của nó. Mặc dù đậu bắp thường được chế biến giống như một loại rau nhưng thực ra nó là một loại trái cây có nguồn gốc từ châu Phi.
Vỏ, hạt, lá, hoa đậu bắp đều có thể ăn được. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vỏ, hạt, lá, hoa, nụ đậu bắp đều có thể ăn được. Dưới đây là một vài lợi ích và lưu ý khi ăn đậu bắp.
Thành phần dinh dưỡng. Đậu bắp chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, riboflavin, axit folic, canxi và kali. Nó cũng chứa nhiều chất chống ô xy hóa và chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, điều chỉnh lượng đường huyết và có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Lợi ích sức khỏe của đậu bắp. Đậu bắp chứa nhiều catechin – một chất chống ô xy hóa có trong trà xanh. Chất này vô hiệu hóa hoặc loại bỏ các gốc tự do có hại cho tế bào.
Chất nhầy trong đậu bắp đặc biệt giàu chất xơ hòa tan. Loại chất xơ này hấp thụ nước trong đường tiêu hóa, tạo ra một chất giống như gel làm săn chắc phân và giúp hạn chế tiêu chảy. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem tiếp những lợi ích sức khỏe của đậu bắp!
Kết quả đáng kinh ngạc khi soi quả đậu bắp dưới kính hiển vi và 4 đối tượng được khuyên KHÔNG ăn đậu bắp
Theo Đông y đậu bắp có tính vị chua, dịu, mát có tác dụng giảm đau và làm dịu trong các bệnh như lậu, bí tiểu tiện, bạch đới, táo bón.
Kết quả bất ngờ khi soi quả đậu bắp dưới kính hiển vi
Hiếm có loại thực phẩm nào đặc biệt như đậu bắp. Nó vừa là quả, vừa là rau, khi ăn có vị ngọt bùi, giòn tan rất thú vị. Chất nhầy trong đậu bắp được cho rằng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét, chính vì thế từ lâu nó đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình.
Chất nhầy trong đậu bắp được cho rằng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét...
Để khám phá kỹ hơn về đậu bắp, mới đây một tài khoản Tik Tok nổi tiếng đã thực hiện soi chúng dưới kính hiển vi.
Thật bất ngờ, khi soi quả đậu bắp ở mức độ phóng đại 100 lần, có thể thấy rõ phần lông tơ, đồng thời các tế bào đậu bắp trông vô cùng đẹp mắt, hoàn toàn không có vi khuẩn, côn trùng sinh sống. Như vậy có thể thấy, đậu bắp là một trong những thực phẩm an toàn, sạch sẽ nhất vì vậy chúng ta có thể yên tâm sử dụng.
Soi đậu bắp dưới kính hiển vi
Theo y học hiện đại, đậu bắp rất giàu vitamin C và chất xơ hòa tan, đồng thời chất nhầy bên trong đậu bắp chứa một lượng lớn các chất arabinan, galactan, rhamnose, protein... giúp tăng cường tiêu hóa, chữa viêm dạ dày, loét dạ dày, sau khi ăn vào có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Đậu bắp dưới kính hiển vi vô cùng sạch sẽ, an toàn, không có vi khuẩn trú ngụ.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Đậu bắp là cây có nguồn gốc ở Ấn độ, được trồng nhiều nơi trong nước ta. Theo Đông y đậu bắp có tính vị chua, dịu, mát có tác dụng giảm đau và làm dịu trong các bệnh như lậu, bí tiểu tiện, bạch đới, táo bón. Ăn đậu bắp thường xuyên có thể giúp tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng. Do đó, nếu đang bị táo bón, bạn nên bổ sung đậu bắp vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
Mặc dù đậu bắp có tác dụng tăng cường sức khỏe cho dạ dày và tiêu hóa thức ăn nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Một số nhóm người dưới đây được khuyên không nên ăn đậu bắp.
3 nhóm người không nên ăn đậu bắp
1. Người mắc bệnh đường ruột
Theo lương y Sáng, mặc dù đậu bắp tốt cho dạ dày, kích thích tiêu hóa nhưng người đang mắc bệnh về đường ruột lại không nên ăn nhiều do đậu bắp có chứa fructan - một dạng carbohydrate có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, những người mắc hội chứng ruột kích thích cũng không nên ăn đậu bắp.
Người đang mắc bệnh về đường ruột lại không nên ăn nhiều đậu bắp.
2. Người bị viêm khớp
Trong đậu bắp chứa solanine, đây là chất không có lợi đối với bệnh viêm khớp. Thậm chí solanine sẽ làm cho bệnh tình ngày một nặng hơn. Dù chưa có nghiên cứu cụ thể về việc hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa solanine nhưng tốt nhất nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này tránh gây kéo dài tình trạng viêm.
3. Người đang mắc bệnh sỏi thận
Trong quả đậu bắp có chứa một lượng oxalate lớn dễ tạo nên sỏi thận với dạng calcium oxalate. Do đó người mắc bệnh sỏi thận không nên tiêu thụ loại thực phẩm này.
Trong quả đậu bắp có chứa một lượng oxalate lớn dễ tạo nên sỏi thận với dạng calcium oxalate.
Lưu ý:
Vì đậu bắp chứa ít chất xơ thô nên một số chất dễ bị oxy hóa ở nhiệt độ cao. Tốt nhất không nên nấu đậu bắp quá chín mà chỉ cần chần qua nước là đủ, nấu chín vừa không ngon lại giảm dinh dưỡng.
Đậu bắp rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng nên ăn Đậu bắp được biết là thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, sử dụng đậu bắp sai cách, lạm dụng còn có thể gây nhiều yếu tố bất lợi. Trong đậu bắp có chứa rất nhiều dinh dưỡng từ calo, protein, chất béo, chất xơ, canxi,... Với 1 chén đậu bắp 100g có thể cung cấp tới 66%...