Ngày mới với tin tức sức khỏe: Test nhanh dương tính, sao kết quả PCR âm tính?
Vì sao test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 nhưng kết quả PCR sau đó lại âm tính. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết lý do của trường hợp này!
Ảnh Đậu Tiến Đạt
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Chiều cao của bạn có thể báo trước nguy cơ tử vong do đột quỵ; Trẻ 1 tuổi đốt cháy calo nhanh gấp đôi một người lớn; Tập bài này có thể giảm đến 70% nguy cơ đau tim, đột quỵ…
Vì sao test nhanh dương tính nhưng xét nghiệm PCR lại âm tính?
- ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thy đã có những giải đáp cho thắc mắc trên, tại sao có sự sai lệch giữa 2 kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Xét nghiệm PCR là xét nghiệm có độ tin cậy hơn test nhanh. ẢNH ĐÌNH TUYỂN
Theo BS Thy, hiện nay có 2 loại xét nghiệm nhanh (test nhanh) là xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 và xét nghiệm nhanh tìm kháng thể SARS-CoV-2.
Trường hợp thứ nhất, nếu kết quả xét nghiệm nhanh tìm kháng thể SARS-CoV-2 dương tính mà PCR là âm tính thì có nghĩa là người xét nghiệm đã có tiêm ngừa hoặc từng bị nhiễm SARS-CoV-2 và bây giờ hết nhiễm, cơ thể có miễn dịch (sinh kháng thể) chống lại SARS-CoV-2.
Trường hợp thứ hai, nếu kết quả xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính (nghĩa là có sự hiện diện vật liệu di truyền ARN của virus trong mẫu mũi họng) nhưng kết quả PCR lại là âm tính (nghĩa là không có sự hiện diện vật liệu di truyền ARN của virus trong mẫu mũi họng) thì cần phải kết hợp với các yếu tố lâm sàng, dịch tễ, xem xét các khía cạnh sau để trả lời tại sao có sự sai lệch giữa 2 kết quả xét nghiệm. Phần giải thích tiếp theo của BS Thy sẽ có trên trang sức khỏe ngày 23.8.
Chiều cao của bạn có thể báo trước nguy cơ tử vong do đột quỵ
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ hai trên thế giới. Cứ 6 người thì có 1 người từng bị đột quỵ. Một số nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ bao gồm huyết áp cao, mỡ máu cao và bệnh tiểu đường.
Chiều cao có thể báo trước nguy cơ tử vong do đột quỵ. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra rằng phụ nữ bị giảm chiều cao nhiều – có nguy cơ tử vong do đột quỵ cao gấp đôi. Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm ra mối liên quan giữa giảm chiều cao và tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Gothenburg (Thụy Điển) đã tuyển chọn gần 2.500 người Thụy Điển và Đan Mạch – trong độ tuổi từ 30 – 60, tham gia nghiên cứu.
Sau 19 năm theo dõi, kết quả đã nhận thấy cứ mỗi cm chiều cao giảm đi, nguy cơ tử vong do bệnh tật tăng từ 14% đến 21%.
Đặc biệt đối với đột quỵ, kết quả đã phát hiện những phụ nữ giảm chiều cao nhiều – khoảng 2 cm, có nguy cơ tử vong do đột quỵ cao gấp đôi, đến 2,3 lần. Nội dung tiếp theo của nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 23.8.
Tập bài này có thể giảm đến 70% nguy cơ đau tim
Nghiên cứu phát hiện chỉ cần tập tạ một chút thôi là đã có thể giảm đến 70% nguy cơ đau tim và đột quỵ,.
Nghiên cứu phát hiện chỉ cần tập tạ một chút thôi là đã có thể giảm đến 70% nguy cơ đau tim và đột quỵ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nếu bạn đang tập tạ để tăng cường sức khỏe, thì xin chúc mừng bạn! Đại học Bang Iowa (Mỹ) đã khám phá ra, việc tập luyện này có thể cắt giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Các phát hiện được công bố trên tạp chí y học trong thể thao Medicine and Science in Sports Exercise .
Nhóm nghiên cứu đã xem xét số liệu thống kê từ 13.000 người trong Nghiên cứu của Trung tâm thể dục Aerobics Center Longitudinal, đã nhận thấy duy trì việc nâng tạ chưa đến 1 giờ mỗi tuần, đã có thể giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ từ 40% đến 70%.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, tập nhiều hơn mức này không thêm tác dụng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem liệu các bài tập khác có mang lại hiệu quả tương tự?