Ngày mai xét xử cựu quan chức huyện Tiên Lãng
Ngày mai, 1/8, Tòa phúc thẩm, TAND tối cao sẽ mở phiên toàn phúc thấm xét xử vụ án: “Hủy hoại tài sản; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong”.
Ngày mai, 1/8, Tòa phúc thẩm, TAND tối cao sẽ mở phiên toàn phúc thấm xét xử vụ án: “Hủy hoại tài sản; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong”. Các bị cáo ở trọng vụ án này đều là cựu quan chức của huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang (Tiên Lãng, TP Hải Phòng) chỉ đạo, tham gia vụ cưỡng chế tại đầm gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Trước đó, ngày 10/4, tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX (TAND TP Hải Phòng) đã tuyên phạt các bị cáo: Nguyễn Văn Khanh (SN 1961) – nguyên Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, 30 tháng tù giam; Phạm Xuân Hoa (SN 1955) – nguyên trưởng phòng tài nguyên và môi trường huyện Tiên Lãng ; Lê Thanh Liêm (SN 1963) – nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang cùng bị tuyên phạt 24 tháng tù cho hưởng án treo; Phạm Đăng Hoan (SN 1960) – nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Quang bị xử phạt 15 tháng tù cho hưởng án treo. Các bị cáo này cùng tội danh “Hủy hoại tài sản”.
Còn bị cáo Lê Văn Hiền (SN 1958) – nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị xử phạt 15 tháng tù cho hưởng án treo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Về trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc các bị cáo: Khanh; Hoa; Liêm; Hoan phải bồi thường số tiền 295 triệu đồng cho gia đình bị hại Đoàn Văn Vươn; Đoàn Văn Quý (em trai ông Vươn).
Theo HĐXX, khoảng 8 giờ ngày 5/1/2012, Ban chỉ đạo cưỡng chế huyện Tiên Lãng do Nguyễn Văn Khanh làm Trưởng ban đã tổ chức lực lượng cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi 19,3ha đất tại Cống Rộc, xã Vinh Quang với gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Lê Văn Hiền- nguyên Chủ tịch UBND huyện tại phiên tòa sơ thẩm
Tuy nhiên khi tiến hành cưỡng chế, ông Vươn và một số người trong gia đình đã dùng mìn tự tạo, bình gas, súng bắn đạn hoa cải chống trả lực lượng tham gia cưỡng chế nên công việc tạm dừng. Đến 14 giờ cùng ngày khi tình hình trật tự ổn định, Nguyễn Văn Khanh đã lệnh cho lực lượng cưỡng chế tiếp tục thực hiện theo kế hoạch.
Video đang HOT
Tại khu vực 19,3 ha, Nguyễn Văn Khanh đã chỉ đạo Phạm Xuân Hoa đôn đốc lực lượng tháo dỡ, đập phá làm đổ nhà trông đầm, công trình phụ, đốt cháy lều trông đầm của gia đình ông Vươn. Tiếp đó, Phạm Xuân Hoa cùng lực lượng cưỡng chế về khu vực nhà 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý quản lý thuộc khu vực 21ha (giáp danh khu 19,3 ha).
Tại đây, sau khi đưa tài sản của nhà ông Quý về trụ sở xã Vinh Quang bảo quản, Nguyễn Văn Khanh ra lệnh phá nhà ông Quý. Do ngôi nhà được xây dựng kiên cố, nên cần phải có máy xúc để phá.
Trong khi chờ máy xúc, Nguyễn Văn Khanh yêu cầu Phạm Đăng Hoan đôn đốc lực lượng dùng búa, xà beng, vồ gồ đập phá làm sập công trình phụ liền kề nhà 2 tầng, chặt cột hiên lợp mái tôn, phá bể nước, tháo cửa sổ phá dỡ ngôi nhà 2 tầng. Đến 8 giờ ngày 6/1/2012, máy xúc được điều động đến kéo đổ san phẳng ngôi nhà 2 tầng của ông Quý.
Kết quả điều tra xác định tài sản bị hủy hoại là hơn 295 triệu đồng, trong đó tài sản vợ chồng Đoàn Văn Quý – Phạm Thị Báu quản lý, sử dụng thiệt hại hơn 191 triệu đồng, tài sản do vợ chồng Đoàn Văn Vươn – Nguyễn Thị Thương là hơn 104 triệu đồng.
Lê Văn Hiền – nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã thiếu trách nhiệm để cán bộ cấp dưới thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật, việc thu hồi đất đầm giao nuôi trồng thủy sản đã hết hạn giao đất đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn thuộc thẩm quyền của chủ tịch huyện.
Lê Văn Hiền đã thành lập Ban chỉ đạo cưỡng chế giao cho Nguyễn Văn Khanh làm Trưởng ban. Trong khi thực hiện cưỡng chế đất với gia đình ông Vươn, Lê Văn Hiền đã ký quyết định trưng dụng lực lượng tham gia nhưng lại không có biện pháp kiểm tra để phát hiện việc Ban chỉ đạo cưỡng chế ban hành quyết định 225 ngày 28/12/2011 có nội dung tháo dỡ các lều trong đầm không đúng với kế hoạch số 104 ngày 24/11/2011 của UBND huyện.
HĐXX nhận định: Các bị cáo đều là người được Nhà nước giao nhiệm vụ nhưng các bị cáo không thực hiện đúng luật, xâm phạm tài sản của nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước. Hành vi của các bị cáo không những gây thiệt hại tài sản mà còn gây bất bình trong quần chúng nhân dân nên cần phải có hình phạt tương xứng, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ, lời khai của các bị cáo, căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ theo quy định của pháp luật, HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo mức án như trên là đúng với tội danh và mức độ vi phạm.
Sau đó, gia đình bị hại đã làm đơn kháng án vì cho rằng bản án chưa đúng người đúng tội.
Theo Thắng Quang (Dân Việt)
Vụ ông Vươn: Không cần thêm nhân chứng
Sau khi hội ý thấy căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thấy không cần thiết phải triệu tập thêm những người như bị cáo Vươn và LS đã đề nghị, HĐXX tiếp tục xét xử.
Sáng nay (29/7), tại TP Hải Phòng, phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng phạm đã được khai mạc. HĐXX gồm 3 thẩm phán, ông Nguyễn Vinh Quang làm chủ tọa.
Tham gia bào chữa tại tòa có 9 LS, trong đó có 8 vị bào chữa cho các bị cáo, 1 bào chữa cho các bị hại. Riêng bị cáo Đoàn Văn Vươn có đến 6 LS bào chữa.
Các bị cáo tại tòa
Tại phần thủ tục phiên tòa, LS Trần Vũ Hải (Đoàn luật sư TP Hà Nội) - người tham gia bào chữa bị cáo Đoàn Văn Vươn đã đề nghị với HĐXX: Cần triệu tập sự có mặt của những người liên quan đến việc cưỡng chế như ông Lê Văn Hiền - nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng...
Đặc biệt vị LS này còn đề nghị cần thêm sự có mặt của ông Lưu Trọng Hân - Trưởng Đài phát thanh truyền hình huyện Tiên Lãng, người được giao nhiệm vụ quay cảnh vụ cưỡng chế, đồng thời nộp 2 băng ghi hình toàn bộ quá trình tiến hành cưỡng chế ngày 5/1/2012. Theo vị LS này, tại tòa sơ thẩm bị cáo và bị hại đều khai khác nhau, cần dùng băng ghi hình đó làm bằng chứng đảm bảo tính khách quan.
Bị cáo Đoàn Văn Vươn
Cùng với đó, vị LS này cũng đề nghị tòa triệu tập thêm 17 nhân chứng như bị cáo Vươn đã từng đề nghị trong đơn trước khi phiên xử diễn ra.
Đáp lại đề nghị trên, đại diện Viện KS đã nêu quan điểm, đây là vụ án xét xử tội Giết người và Chống người thi hành công vụ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, bị hại đã có mặt, đủ yếu tố để tiến hành xét xử.
Trước vấn đề này, HĐXX phải tạm dừng phiên tòa để hội ý. Sau khi hội ý, chủ tọa Nguyễn Vinh Quang cho rằng, trước đó TAND Tối cáo đã nhận được đơn của Đoàn Văn Vươn, Phạm Thị Thương và LS Trần Vũ Hải đề nghị nội dung như LS Hải đã nêu. Sau khi hội ý thấy căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thấy không cần thiết phải triệu tập thêm những người như bị cáo và LS đã đề nghị, HĐXX tiếp tục xét xử.
Trước khi vào phần xét hỏi, chủ tọa phiên tòa đã tóm tắt lại nội dung vụ án và đơn kháng cáo của các bị cáo trong vụ án.
Theo Nhóm PV (Dân Việt)
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn tiếp tục ra toà Chiều ngày 22/7, bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) cho biết, tại phiên tòa phúc thẩm cả 2 vụ án "Giết người, chống người thi hành công vụ" và "Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất trái luật xảy ra tại khu vực đầm của gia...