Ngày hè, mẹ đưa bé ra ngoài chơi, thoa kem chống nắng thế nào mới là chuẩn chỉnh?
Khi đưa bé ra ngoài chơi, việc thoa kem chống nắng cho bé là việc không thể thiếu.
Mùa hè nóng nực đã đến và nhiều bà mẹ bắt đầu tìm mua các sản phẩm chống nắng cho bé để tránh cho bé bị cháy nắng khi ra ngoài. Tuy nhiên, nhiều người cũng tự hỏi xem bé nhỏ như vậy có phù hợp để thoa kem chống nắng hay không và kem chống nắng có gây ra bất kỳ tác hại nào đến em bé hay không.
Nhiều người lớn tuổi cho rằng việc thoa kem chống nắng cho trẻ là không cần thiết và nghĩ rằng hầu hết kem chống nắng đều chứa thành phần hóa học, sẽ gây hại cho làn da của em bé.
Vậy có nên thoa kem chống nắng cho bé?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi có thể sử dụng kem chống nắng. Bạn không nên đưa trẻ dưới 6 tháng tuổi đến những nơi có ánh sáng trực tiếp. Khi đưa trẻ nhỏ ra ngoài, mẹ nên mặc quần áo dài cho bé và cũng nên cho bé ở trong bóng râm càng lâu càng tốt. Một số người nghĩ rằng mẹ nên cho bé ra ngoài để “dạn dày”, khỏe mạnh nhưng đây là ý kiến sai lầm.
Video đang HOT
Bức xạ tia cực tím ngoài trời sẽ làm tổn thương làn da mỏng manh của bé. Trong trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ bị mất nước, sốt, bỏng nắng và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do đó, thoa kem chống nắng giúp bảo vệ làn da cũng như sức khỏe của bé.
Nhiều người nghĩ rằng nên cho bé ra ngoài phơi nắng để bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, nghiên cứu đã khẳng định rằng bạn nên bổ sung vitamin D cho bé qua thực phẩm thay vì ánh nắng.
1. Bạn cần thoa kem chống nắng quanh năm cho bé
Khi đưa bé ra ngoài, tốt nhất bạn nên thoa kem chống nắng cho bé, bất kể trời có nắng hay không.
2. Thứ hai, mẹo lựa chọn kem chống nắng
Tốt nhất, bạn nên chọn kem chống nắng được sản xuất riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kem chống nắng hiện có trên thị trường được chia thành ba loại kem chống nắng vật lý, kết hợp vật lý và hóa học, kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng vật lý phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh với hoạt chất duy nhất trong titan dioxide hoặc kẽm oxit.
Việc sử dụng kem chống nắng vật lý phản chiếu tia cực tím, trong khi kem chống nắng hóa học trước tiên hấp thụ tia cực tím và sau đó chuyển đổi chúng thành các thành phần khác. Kem chống nắng kết hợp vật lý và hóa học có cả 2 tính năng trên.
3. Sử dụng kem chống nắng SPF30
Hiệp hội Da Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người thoa kem chống nắng SPF30 quanh năm. Nhưng nếu em bé thường ở nhà trong thời gian dài và không đi ra ngoài thường xuyên, bạn nên sử dụng kem chống nắng SPF 15-25 cho bé.
Bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng
Những ngày qua, do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang ở mức rất cao, có nơi lên đến trên 40 độ C, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân.
Nắng nóng làm đảo lộn sinh hoạt. Ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Uyên (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), say nắng, say nóng là những hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Bị say nắng, say nóng không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... mà còn có khả năng dẫn đến đột quỵ. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.Điểm chung của say nắng và say nóng là dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt và triệu chứng tổn thương thần kinh trung ương.
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng chống say nắng và say nóng, người dân ra ngoài khi trời nắng nóng, cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng. Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Có thể uống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.
Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 - 15 phút.
Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm... Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt ở các công xưởng, hầm, lò... rất có ý nghĩa trong việc phòng chống bị say nắng, say nóng. Khi vừa đi nắng về là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.
Vào mùa nắng nóng, cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như: rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua..., mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thoát mồ hôi. Không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe ô tô khi đỗ và tắt máy trong thời tiết nắng nóng, dù chỉ trong thời gian ngắn, do nhiệt độ trong xe có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút...
Đi ô tô không hoàn toàn bảo vệ bạn khỏi tia UV gây ung thư da, đây là những cách phòng tránh Trong số hơn 2 triệu ca ung thư da được chẩn đoán mỗi năm ở Hoa Kỳ, Tổ chức Ung thư da của họ cho biết hơn một nửa các khối u ung thư này xuất hiện ở phía bên trái cơ thể, bên cửa sổ vô lăng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Joe Jollu là một lái xe...