Ngày Động, thực vật hoang dã thế giới 3-3: Bảy cách để bảo vệ các loài hoang dã
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, sự tuyệt chủng của các loài hoang dã đang tăng với tốc độ chưa từng thấy, trong đó mối đe doạ lớn nhất xuất phát từ nhu càu của con người.
Nhân Ngày Động, thực vật hoang dã thế giới năm nay, 3-3, Tổ chức quốc tế Humane Society International (HSI) khuyến nghị bảy cách cùng chung tay hành động để trở thành một “chiến binh” bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD).
Chỉ nên ngắm những loài hoang dã trong tự nhiên.
Hãy là những người du lịch thân thiện với động vật
Điều đầu tiên là con người nên tránh các hoạt động độc ác và bóc lột động vật như cưỡi voi và lạc đà khi đi du lịch. Việc cưỡi voi, đi dã ngoại và tương tác với ĐVHD được quảng bá cho khách du lịch ở Nam Phi và khắp châu Á, đặc biệt tại Ấn Độ và Thái Lan. Voi thường bị bắt khỏi tự nhiên khi còn bé và bị “thuần phục” một cách tàn nhẫn để cho người cưỡi. Tương tự như vậy, lạc đà bị “ép buộc” phải phục vụ những chuyến đi bất tận cho khách du lich ở Ai Cập.
Những động vật này thực hiện nhiệm vụ phục vụ khách du lịch thường xuyên mà không được nghỉ giải lao, hóng mát hoặc uống nước. Chúng hiếm khi được điều trị thú y cho các vết thương, có thể bị xiềng xích trong nhiều giờ và phải “chịu đựng” các phương pháp huấn luyện tàn nhẫn như đánh bằng roi và gậy. Các nhà bảo tồn khuyến cáo, thay vì cưỡi động vật, khách du lịch có thể có những lựa chọn thay thế thú vị khác như thuê xe đạp hoặc đi bộ thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên.
Không khai thác ĐVHD cho mục đích giải trí
Các nhà bảo tồn không khuyến khích việc khai thác ĐVHD để nuôi nhốt với mục đích giải trí. Chẳng hạn, môi trường sống tự nhiên của cá voi và cá heo không thể được nhân rộng trong điều kiện nuôi nhốt. Và chính dịch vụ bơi cùng cá heo đã làm tăng nhu cầu đánh bắt loài cá này, chẳng hạn như nạn săn bắn cá heo ở Taiji, Nhật Bản. Hiện nay, cá heo vẫn có thể được tìm thấy ở thủy cung ở các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, UAE và nhiều nước châu Âu như Hy Lạp và Hà Lan…
Các vườn thú chất lượng kém cũng có thể là một cơn ác mộng đối với động vật. Việc nuôi nhốt các loài hoang dã trong điều kiện thiếu thốn không đáp ứng nhu cầu tâm lý và thể chất phức tạp của chúng và không thể chăm sóc chúng đúng cách. Đáng buồn thay, những điều này có thể được tìm thấy trên khắp thế giới. Tốt hơn rất nhiều khi con người nhìn thấy động vật trong tự nhiên, quan sát hành vi tự nhiên của chúng mà không làm phiền chúng.
Video đang HOT
Không mua các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD nguy cấp quý hiếm
Khi mua quà lưu niệm làm từ các bộ phận ĐVHD như mai rùa, lông, hoặc ngà có nghĩa là loài vật đó đã phải chịu đựng sự đối xử không nhân đạo do nhu cầu đồ trang sức của bạn. Và bạn có thể vô tình “tiếp tay” cho việc săn trộm và buôn lậu ĐVHD. Thay vào đó, hãy hỗ trợ cộng đồng địa phương bằng cách mua một bức tranh, đồ chạm khắc hoặc đồ thủ công không có nguồn gốc từ ĐVHD của một nghệ nhân địa phương.
Nói không với việc chụp ảnh “tự sướng” với ĐVHD
Không bao giờ trả tiền để có những bức ảnh chụp của bạn với các ĐVHD như vẹt, khỉ hoặc các loài hoang dã thuộc họ nhà mèo như hổ tại các đền, chùa. Những con vật này thường bị “đánh cắp” từ tự nhiên và bị gây mê bằng thuốc. Chúng cũng có thể bị đánh đập, và bị “vặt” răng hoặc móng vuốt. Ở Nam Phi, hàng nghìn con sư tử bị nuôi nhốt sinh sản và bị tách mẹ từ khi còn nhỏ để được sử dụng làm “đạo cụ hình ảnh” cho khách du lịch. Khi những sư tử con lớn hơn một chút, chúng bị đem sử dụng cho dịch vụ du lịch trải nghiệm “đi bộ với sư tử”, và cuối cùng bị bán để bị bắn giết trong hoạt động săn bắn chiến lợi phẩm, hoặc bị buôn bán cho nhu cầu sử dụng xương sư tử.
Từ chối thịt “đặc sản” thú rừng
Việc bắt và tiêu thụ ĐVHD như dơi, linh trưởng và chuột thúc đẩy việc buôn bán toàn cầu rộng lớn không chỉ gây ra nỗi thống khổ lớn cho hàng trăm nghìn động vật mỗi năm và “khuyến khích” việc khai thác các loài nguy cấp khiến chúng tuyệt chủng, mà còn gây ra các rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.
Bệnh dịch do virus corona Covid-19 hiện nay có liên quan đến việc buôn bán ĐVHD để tiêu thụ của con người tại các khu chợ ở Vũ Hán, Trung Quốc và việc buôn bán này đã tạo ra một số cuộc khủng hoảng toàn cầu về sức khỏe trong quá khứ. Hơn 70 triệu con cá mập cũng bị giết hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu súp vi cá mập. Việc cắt bỏ vây cá mập thường là trong khi con vật vẫn còn sống và thả con cá mập trở lại biển để chết từ từ. Đừng bị cám dỗ, lôi kéo ăn ĐVHD như một điểm cần làm trong các sở thích khi đi du lịch, vì nó sẽ khiến hoạt động buôn bán bất hợp pháp tiếp tục được duy trì.
Đừng mặc, dùng sản phẩm làm từ lông thú
Hàng triệu con cáo, chồn nâu, lửng chó và sói đồng cỏ chết hàng năm do nhu cầu thời trang. Chúng bị nhốt trong những chiếc lồng nhỏ bằng lưới thép trong các trang trại, hoặc bị bắt bởi các bẫy bằng kim loại một cách đau đớn. Bộ lông của chúng bị biến thành những thứ trang trí phù phiếm trên áo khoác, mũ và phụ kiện. Những điều khủng khiếp này có thể gây ra các rối loạn tâm lý cho động vật, khiến chúng phải thay lông liên tục và thậm chí tự rụng theo quy trình cắt lông của con người.
Lông thú cũng gây ô nhiễm, vì quá trình sơ chế và thuộc da phải sử dụng các hóa chất độc hại như formaldehyt, xyanua, chì và crom, rồi lại thải ra đường nước và phá hủy ĐVHD.
Các nhà bảo tồn mong rằng điều này sẽ khơi gợi lòng trắc ẩn của những người sử dụng thời trang. Hãy chọn những chất liệu thay thế và để loài thú giữ được bộ lông nguyên bản.
Đối xử tốt với cả những loài gây hại
Những ĐVHD như chuột đồng và chuột nhà thường phải chịu các phương pháp tiêu diệt tàn khốc như ngộ độc chậm hoặc bẫy keo. Bẫy keo bất động nhưng không giết chết những con vật bị mắc kẹt trong đó. Những con vật nhỏ có thể bị bỏ đói đến chết hoặc chết vì vết thương trong suốt nhiều giờ. Đôi khi trong một nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi bẫy, chúng tự kéo hoặc cắt đứt chân hoặc tay của mình. Sử dụng chất độc không chỉ có thể khiến chuột đồng và chuột nhà bị chết một cách đau đớn, nó còn là mối đe dọa đối với các ĐVHD và vật nuôi khác tiếp xúc với động vật bị nhiễm độc.
Tốt hơn hết là hãy suy nghĩ lại rằng chuột cũng là những ĐVHD sống bên cạnh con người, nhưng đôi khi ở những nơi không mong muốn. Các nhà bảo tồn ủng hộ việc sử dụng các phương pháp răn đe, xua đuổi, phòng tránh chuột phát triển mà không gây chết chóc. Đó là bằng cách chặn các điểm tiếp cận vào nhà, loại bỏ các nguồn thực phẩm, sử dụng các biện pháp ngăn chặn thân thiện như lưới chuột và phương sách cuối cùng di dời các cá thể bằng cách sử dụng bẫy bắt sống…
THẢO LÊ
Theo nhandan.com.vn
Tấm hình cô gái Mỹ thản nhiên bên hộp sọ lính Nhật Bản gây ám ảnh
Năm 1944 cô gái Mỹ xinh đẹp này viết thư cho bạn trai trong lúc thản nhiên ngắm nhìn 1 hộp sọ đặt trên bàn được cho là của 1 lính phát xít Nhật Bản.
Bức ảnh được đăng trên trang 35 của tạp chí LIFE số ra ngày 22/5/1944 (khi Thế chiến II vẫn đang diễn ra). Tác giả bức ảnh là Ralph Crane.
Bức ảnh cô gái Mỹ Natalie Nickerson viết thư cảm ơn cho bạn trai lúc cô ngắm hộp sọ người lính Nhật ở trên bàn. Ảnh:Ralph Crane/LIFE.
Cô gái trong ảnh mới 20 tuổi và tên là Natalie Nickerson. Cô đang viết thư cảm ơn cho bạn trai là lính hải quân Mỹ. Người bạn trai đã gửi tặng cô hộp sọ này và chú thích rằng đây là hộp sọ của một người Nhật mà anh ta đã nhặt được ở bãi biển New Guinea.
Natalie rất ngạc nhiên trước món quà này và đặt tên cho nó là Tojo.
Thực sự cho đến nay, người ta vẫn băn khoăn tự hỏi cô gái này đang nghĩ gì trong đầu khi ấy.
Chiến tranh từ ngàn xưa và trong thế kỷ 20 thường rất khốc liệt và thậm chí tàn bạo, dã man. Trong một cuốn sách năm 2006, tác giả Niall Ferguson viết rằng, thời Thế chiến 2, quân Đồng minh thường coi khinh lính Nhật tương tự như lính Đức coi khinh lính Nga. Theo Ferguson, hiện tượng lấy hộp sọ, tai, xương, và răng của kẻ thù làm đồ lưu niệm không phải là hiếm.
Có lẽ sự tàn khốc của chiến tranh cũng như tội ác của một bộ phận lính phát xít Nhật trong Thế chiến 2 đã khiến cho người lính Mỹ nói trên thản nhiên gửi hộp sọ về tặng người yêu ở quê nhà.
Sự trỗi dậy của tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan và cuộc chiến chống lại tổ chức này trong vài năm qua cũng đã ghi nhận những vụ chặt đầu phi nhân tính, khiến cho bức ảnh này tuy có vẻ "nhẹ nhàng" nhưng vẫn tiếp tục con người thời nay.
Theo Trung Hiếu/VOV
Các nhà khoa học vừa tạo ra loài sứa nửa robot Sứa thường bơi được khoảng 1,2 m/phút, nhưng trong thí nghiệm, sứa cyborg tăng tốc gần gấp ba lần. Các xung điện làm cho mạch đập thân sứa nhanh hơn, từ đó tăng tốc độ bơi. Các nhà khoa học tại California đã tạo ra thứ dường như chỉ tồn tại trong phim Hollywood: sứa cyborg. Loài sinh vật kỳ lạ nửa sứa,...