Ngày đêm chênh lệch 12 độ C ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?
Nhiệt độ ngày đêm chênh lệch quá lớn có thể gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch, đột quỵ. Trẻ em và người cao tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Nhiệt độ miền Bắc đang có sự chênh lệch giữa ngày và đêm rất rõ rệt. Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương ngày 6/11, nhiệt độ cao nhất tại Hà Nội rơi vào khoảng 29 độ C vào ban ngày, trong khi đó, nhiệt độ thấp nhất vào ban đêm và sáng sớm chỉ dao động khoảng 17 độ C, chênh khoảng 12 độ C.
Tại TP.HCM, nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng đang chênh lệch khoảng 10 độ C. Các bác sĩ cảnh báo tình trạng chênh lệch nhiệt độ quá lớn có thể khiến cơ thể khó thích nghi, nguy cơ mắc bệnh hô hấp, tim mạch rất cao.
Tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ
Theo BSCKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), thời tiết ban ngày nóng bức, ban đêm và gần sáng nhiệt độ lại xuống thấp dễ khiến trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, hen suyễn.
“Ban ngày nóng bức nên trẻ thường mặc quần áo phong phanh. Vào ban đêm, khi trẻ không được giữ ấm cơ thể, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm khô lớp niêm mạc đường thở. Lớp niêm mạc này tổn thương khiến chức năng đào thải chất tiết bị tổn hại. Chất tiết dồn ứ trong đường thở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường hô hấp”, bác sĩ Tiến nói.
Ngoài ra, người nhạy cảm với thời tiết và người trưởng thành cũng rất dễ bị viêm xoang do xoang mũi bị tổn thương.
Nhiệt độ chênh lệch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. Ảnh: Quỳnh Trang.
Video đang HOT
Các bác sĩ cảnh báo khi nhiệt độ thời tiết ngày và đêm chênh lệch lớn, cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cơ thể trẻ để tránh bị cảm lạnh. Tùy thuộc vào thời tiết, cha mẹ cần điều chỉnh quần áo cho trẻ phù hợp. Phụ huynh nên cho trẻ uống đủ nước, cung cấp đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, rửa tay thường xuyên. Vào ban đêm, nên đắp chăn đủ ấm, mang tất cho trẻ, chú ý bổ sung thêm vitamin A và tiêm phòng đầy đủ.
Đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người lớn tuổi
Theo bác sĩ Hoàng Văn Dũng, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM, khi nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch quá lớn, người lớn tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em thường dễ mắc các bệnh về hô hấp và tim mạch.
Nhiệt độ chênh lệch quá lớn khiến người mắc bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh tự động, đái tháo đường dễ gặp các biến cố như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Nhiệt độ chênh lệch cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ ở người cao tuổi. Ảnh: Việt Hùng.
Nhiệt độ cao vào ban ngày có thể khiến cơ thể mất nước, hạ huyết áp. Ngược lại, nhiệt độ quá lạnh gây co mạch ngoại biên, gây tăng huyết áp. Sự thay đổi này càng đột ngột, càng chênh lệch lớn thì nguy cơ đột quỵ càng cao.
Ngoài ra, thời tiết lạnh dễ đẫn đến hình thành huyết khối trong lòng mạch máu, tăng nguy cơ tổn thương tim mạch. Do đó, người lớn tuổi và người trưởng thành nên mặc đủ ấm vào ban đêm, đủ mát vào ban ngày và bổ sung nước thường xuyên khi trời nóng. Tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là khi vừa ngủ dậy.
Theo Zing
Hàng loạt nguyên nhân không ngờ khiến đôi môi của bạn khô nứt nẻ trong mùa này
Nếu không muốn gặp phải tình trạng môi bong tróc đến nứt toác trong tiết trời hanh khô này, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân sau để khắc phục đúng cách.
Mùa thu luôn là thời điểm dễ chịu nhất trong năm vì không còn cái nắng gay gắt của mùa hè và cũng chưa phải đối diện với cái lạnh rét run của mùa đông. Tuy nhiên, tiết trời mát mẻ của mùa thu lại chứa độ ẩm thấp nên dễ khiến đôi môi bị bong tróc, khô nẻ.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến đôi môi của bạn gặp phải tình trạng này trong mùa thu hanh, bạn nên tìm hiểu ngay để biết cách khắc phục.
Do thở bằng miệng nhiều
Mùa thu là mùa của các bệnh về hô hấp bùng phát, điển hình là nghẹt mũi, cảm lạnh. Cũng chính vì vậy, nhiều người sẽ có thói quen thở bằng miệng để cảm thấy dễ chịu hơn. Thế nhưng, việc thở bằng miệng trong thời gian dài, nhất là trong mùa hanh khô lại dễ khiến đôi môi càng thêm khô nẻ. Mỗi nhịp thở đều khiến môi phải tiếp xúc với không khí ấm và khô, từ đó làm mất đi độ ẩm tự nhiên của môi.
Do không bảo vệ môi khi ra ngoài
Mùa thu dù không còn cái nắng oi ả như mùa hè nhưng lại vẫn còn ánh nắng hanh rát da mặt nếu bạn không chú ý bảo vệ khuôn mặt khi ra ngoài. Và cũng giống như da mặt, da tay hay da lưng, vùng da môi rất dễ bị cháy nắng nếu để ánh nắng mặt trời chiếu vào. Thậm chí, da vùng môi còn nhạy cảm với ánh nắng hơn cả vì môi không có melanin. Vì vậy, bạn nên chú ý dùng son dưỡng chống nắng để bảo vệ môi.
Do bị viêm môi vùng mép
Bệnh viêm môi vùng mép thường bắt đầu từ vết nứt nẻ ở mép nhưng rồi lại dễ lan ra khắp môi nếu không được chữa trị. Có nhiều nguyên nhân gây viêm môi trong mùa thu hanh này, điển hình trong đó là ăn uống thiếu vitamin hoặc do thói quen liếm môi quá nhiều.
Do thói quen liếm môi nhiều
Liếm môi là một phản ứng tự nhiên khi đôi môi của bạn bị khô. Tuy nhiên, nước bọt sẽ chỉ càng làm cho vùng da môi thêm khô hơn, thậm chí còn phá hủy lớp da mỏng bên ngoài nếu nước bọt có tính axit cao. Vì thế, bạn cần chú ý từ bỏ thói quen liếm môi trong mùa thu hanh để bảo vệ đôi môi luôn căng mọng.
Do uống ít nước
Một nguyên nhân khác cũng dễ gây khô môi trong mùa lạnh, đó là thói quen uống không đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Trung bình mỗi người đều cần đủ từ 2 - 2,5 lít nước hàng ngày. Không chỉ để đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất mà điều này còn giúp làn da và đôi môi luôn mềm mại, căng bóng trong tiết trời này.
Source (Nguồn): Boldsky
Theo Helino
Ô nhiễm không khí làm chết hơn 4 triệu người mỗi năm Thơi gian gân đây, sô ca măc bênh vê hô hâp tăng cao khiên nhiêu bênh viên qua tai. Theo số liệu của WHO, mỗi năm có 4,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm; 3,8 triệu người tử vong vì tiếp xúc với khói bếp, nhiên liệu bẩn; 91% dân số thế giới sống ở khu...