Ngày dễ dính bầu nhất trong chu kỳ kinh nguyệt?
Là phụ nữ, bạn đã biết ngày dễ dính bầu nhất trong chu kỳ nguyệt san hàng tháng của mình chưa?
Là phụ nữ bạn nên biết về ngày dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt. Ảnh minh họa
Có rất nhiều phụ nữ đang cố gắng để mang thai hoặc đang khát khao thèm muốn có em bé để bế bồng. Tuy nhiên một số phụ nữ thì dễ dàng có thể có bầu trong khi những phụ nữ khác phải cố gắng hoặc đang sống trong nỗi thất vọng vì chưa có tin vui.
Nhưng bạn có biết, điều quan trọng đối với một người phụ nữ là phải biết cơ thể của mình, đặc biệt là hiểu được những ngày dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt là rất quan trọng. Chính điều này là một yếu tố sẽ tạo điều kiện cho các chị em có thể dễ dàng mang thai nhanh hơn.
Ngày dễ dính bầu nhất trong chu kỳ kinh nguyệt là ngày nào?
Độ dài trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt của các chị em thường kéo dài khoảng từ 25-35 ngày. Và những ngày trong chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài khoảng 7 ngày là dài nhất hoặc trung bình chỉ kéo dài khoảng 4 ngày.
Vào thời điểm khoảng 3-4 ngày trước ngày kinh nguyệt hàng tháng, cơ thể các chị em sẽ bắt đầu phóng noãn để những quả trứng đó vào tử cung qua ống dẫn trứng. Trong thời gian này nếu những chị em có quan hệ tình dục sẽ cho cơ hội thụ thai khá cao.
Đối với nhiều người, chu kỳ kinh nguyệt thường được phân loại thành hai quá trình: trước ngày rụng trứng và sau ngày rụng trứng. Vì vậy để tăng nguy cơ mang bầu, các cặp đôi thường quan hệ tình dục 3-4 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt của họ.
Thông thường, tinh trùng vẫn hoạt động bên trong âm đạo trong khoảng 3 ngày, trong khi đó những cô nàng trứng của các chị em lại chỉ sống trong âm đạo 1 ngày. Giai đoạn này được xem là một trong những thời kỳ màu mỡ dễ dính bầu nhất của các phụ nữ.
Video đang HOT
Trong thời gian 7 ngày của chu kỳ kinh nguyệt, trứng được phát hành trong buồng trứng và đi đến tử cung để gặp các tinh trùng và được thụ tinh. Hầu hết mọi người tin rằng thời điểm màu mỡ nhất để các chị em mang bầu chính là vào ngày thứ 14 của kỳ kinh nguyệt. Song thực tế một số phụ nữ lại dễ dính bầu nhất là trước ngày thứ 14 của kỳ nguyệt san.
Những cách nhận biết ngày dễ dính bầu nhất trong kỳ nguyệt san?
Có một số cách để tính toán đơn giản để biết được những ngày dễ dính bầu nhất trong thời gian kinh nguyệt. Theo đó, các chị em có thể sử dụng những thử nghiệm đo nhiệt độ cơ thể, kiểm nghiệm nước bọt, kiểm tra cổ tử cung, kiểm tra chất nhầy cổ tử cung…
Và thông thường, khi nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng lên trong thời gian rụng trứng thì có nghĩa đây là những ngày dễ dính bầu nhất. Tuy nhiên, điều này không chính xác đối với tất cả các phụ nữ.
Do đó, để nhận biết được ngày dễ dính bầu nhất trong chu kỳ kinh nguyệt, các chị em phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của mình. Thường thì ngày mà kinh nguyệt của bạn bắt đầu được gọi là ngày đầu tiên của chu kỳ và cứ như thế, bạn tính cho đến ngày bắt đầu ngày hành kinh của tháng tiếp theo.
Theo đó từ ngày 8-19 trong chu kỳ kinh nguyệt là thời kỳ dễ thụ thai nhất. Vì vậy, nếu bạn muốn có thai thì nên cố gắng quan hệ tình dục trong giai đoạn này. Nếu bạn không muốn có thai thì tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng một biện pháp tránh thai hữu hiệu. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ được áp dụng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trong khoảng từ 26-32 ngày.
Theo VNE
Các "rắc rối" thường gặp ở bé gái vị thành niên
Với những cô gái bước vào tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt thường không đều, có khi kinh thưa, hành kinh đau và có thể rong kinh rong huyết.
Nguyên nhân gây chu kỳ kinh kéo dài là do nồng độ progesteron trong những chu kỳ kinh này thường thiếu hoặc không có cho nên dẫn đến tình trạng tăng estrogen một cách tương đối. Rong kinh rong huyết tuổi dậy thì phần lớn liên quan đến hoạt động chưa hoàn chỉnh của trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục (tức buồng trứng) chi phối các chu kỳ kinh có rụng trứng hay không rụng trứng; chỉ có khoảng 5% rong kinh rong huyết là do nguyên nhân thực thể. Bài tiết hormon ở những chu kỳ kinh đầu tiên của tuổi dậy thì thường không đủ cao, do đó không đủ progesteron để làm cho nội mạc tử cung trưởng thành hoàn toàn nên đã dẫn đến hiện tượng lớp niêm mạc bong không đầy đủ, không đều và đó chính là nguyên nhân gây ra chảy máu nhiều và/hoặc kéo dài.
Qua tuổi 17 mà chưa thấy kinh cần đi khám phụ khoa. Đến tuổi dậy thì, có trường hợp màng trinh không có lỗ nên máu kinh không ra được ứ lại làm căng đau bụng dưới và âm đạo. Cần đến bệnh viện để rạch màng trinh cho máu thoát ra ngoài.
Nếu bị mất kinh thì trước tiên phải loại trừ khả năng có thai (sự cố hay xảy ra với các cô gái có quan hệ tình dục sớm, có thai mà không biết) nên cần làm test xác định có thai hay không nghi có nghi ngờ.
Vô kinh ở tuổi vị thành niên: bao gồm vô kinh nguyên phát và thứ phát.
Vô kinh nguyên phát
Chỉ chẩn đoán là vô kinh nguyên phát khi em gái vị thành niên (VTN) có ngoại hình bình thường nhưng quá 16 tuổi mà chưa có kinh hoặc không có kinh trong vòng 4 năm kể từ khi có các đặc tính giới thứ phát hoặc chậm hơn 1 năm so với tuổi có kinh lần đầu của người mẹ.
Vô kinh nguyên phát và không kèm theo các dấu hiệu của sự phát triển dậy thì: thường do có bệnh mạn tính (viêm đường ruột, tim bẩm sinh có tím tái); tuyến sinh dục teo kèm bất thường của thể nhiễm sắc; suy chức năng buồng trứng thứ phát sau tia xạ; cường tuyến giáp; chán ăn do nguyên nhân thần kinh...
Vô kinh nguyên phát nhưng vẫn có các dấu hiệu dậy thì: thường do bất thường về cấu trúc của cơ quan sinh dục; teo cổ tử cung hay tử cung hay kèm với bất thường của đường tiết niệu...
Vô kinh nguyên phát kèm một số dấu hiệu nam tính hóa: như âm vật to ra, mọc nhiều lông, nhiều trứng cá thì gợi ý đến u tuyến thượng thận, quá sản tuyến thượng thận bẩm sinh...
Vô kinh thứ phát
Sau khi có kinh nguyệt đều đặn một thời gian bỗng thấy mất kinh khoảng 4 tháng hoặc có tiền sử kinh ít rồi mất kinh từ 4-6 tháng thì cần được thầy thuốc khám để xác định nguyên nhân và điều trị. Vô kinh thứ phát tuổi vị thành niên do nhiều nguyên nhân nhưng 2 nguyên nhân thường gặp nhất là có thai và stress. Những phụ nữ trẻ rất hay bị rối loạn kinh nguyệt khi bị sốt, có những sang chấn về cảm xúc, sút cân hay vận động quá nhiều (thi đấu thể thao).
Việc tìm ra nguyên nhân là một công việc đòi hỏi nhiều công sức: Cần phát hiện các triệu chứng như nhức đầu, thay đổi về thị lực và hiện tượng chảy sữa (bằng soi đáy mắt, kiểm tra về thị lực...). Quan tâm đến ảnh hưởng của hoạt động nội tiết: huyết áp, nhịp tim (tuyến giáp trạng), hiện tượng mọc lông nhiều, âm vật to ra hoặc nổi nhiều trứng cá (tăng hormon nam androgen) và đánh giá thể tích buồng trứng.
Đánh giá tỷ mỉ tình trạng bài tiết hormon: với hormon nữ estrogen thì bằng xét nghiệm phiến đồ tế bào âm đạo, quan sát niêm dịch cổ tử cung hoặc bằng test với progesteron (sau khi đã xác định không có thai).
Tóm lại, dù nguyên phát hay thứ phát đều có thể chỉ là một trở ngại nhỏ trong tiến trình trưởng thành nhưng cũng có thể là một thách thức không dễ vượt qua.
Đau khi hành kinh: Nếu đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh thì gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi bình thường về hormon trong khi hành kinh và có thể tồn tại trong suốt những năm sinh đẻ của người phụ nữ nhưng đôi khi đau bụng kinh nguyên phát tự nhiên hết sau khi sinh con.
Đau bụng kinh rất hay gặp nhưng phần lớn nhẹ và không cần điều trị. Với vị thành niên gái thì đau bụng kinh đôi khi là nguyên nhân khiến các em phải nghỉ học. Bản thân đau bụng kinh không gây nguy hiểm cho sức khỏe chung nhưng có thể là triệu chứng của một bệnh chính nào đó.
Dùng thuốc giảm đau thông thường như aspirin có thể có tác dụng; cũng có thể có những thuốc khác để giảm đau như dùng thuốc tránh thai hoặc một số thuốc khác có thể làm thay đổi cân bằng hormon để có tác dụng giảm đau. Đối với vô kinh thứ phát, cần tìm ra nguyên nhân chính đau bụng kinh. Vận động có thể giúp giảm đau. Cần đi khám nếu bị đau bụng kinh sau nhiều năm vẫn hành kinh không đau hoặc nay thấy đau hơn so với trước đây.
Rong kinh nhiều: Kinh nguyệt nhiều là sự cố hay gặp ở phụ nữ nói chung, một số thường xuyên ra kinh nhiều, một số khác chỉ thỉnh thoảng mới ra kinh nhiều. Sự cố này cũng hay xảy ra ở phụ nữ trẻ là những người chưa hình thành các chu kỳ kinh có rụng trứng. Khoảng 70% trường hợp chảy máu ở thiếu nữ là do hoạt động nội tiết kém, chức năng phóng noãn chưa hoạt động tốt chứ không phải do tổn thương hay có một bệnh thực thể. Có thể ra máu từng đợt, kèm theo đau bụng và đôi khi ra máu rất nhiều - những kiểu chảy máu này thường bị gọi nhầm là "băng huyết". Những biểu hiện ra máu này đôi khi chấm dứt một cách tự nhiên, cũng có khi tiến triển nhưng không ồn ào gây thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt; khi đó cần đánh giá toàn diện.
Chảy máu âm đạo: Có thể trùng với kỳ kinh gây ra hành kinh nhiều, có khi ngoài kỳ kinh và không đau. Những trường hợp ra máu âm đạo kèm đau do nhiều bệnh lý khác.
Chảy máu không kèm đau: Do rối loạn chức năng nội tiết, thường thứ phát sau những chu kỳ kinh không có rụng trứng, hay xảy ra trong năm đầu hoặc năm thứ 2 kể từ khi có kinh lần đầu: Do cơ địa, ví dụ do có bệnh về máu; Do dùng aspirin, ở liều điều trị trong phạm vi 14 ngày có kinh cũng có thể gây ra kinh nhiều; Do ảnh hưởng của hormon.
Chảy máu kèm đau: do sẩy thai tự nhiên, chửa ngoài tử cung, hội chứng choáng nhiễm độc.
Theo Sức khỏe & Đời sông
"Yêu" ngày nào để tránh thai an toàn? Phương pháp tránh thai bằng cách tính vòng kinh chỉ áp dụng cho những người có chu kỳ kinh nguyệt đều. Vợ chồng em mới cưới nên chưa muốn có thai ngay. Bọn em tính sử dụng phương pháp tránh thai tự nhiên theo cách tính chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ của em khá đều đặn là 28 ngày. Cho em hỏi...