Ngày đầu tiên năm 2022: Gần 400.000 người Hà Nội đã tiêm mũi 3 vaccine COVID-19
Trong gần 400.000 người ở Hà Nội đã tiêm mũi 3 (liều bổ sung và liều nhắc lại) có khoảng 50.000 người từ 50 tuổi trở lên.
Sở Y tế Hà Nội ngày 1/1/2022 cho biết, đến nay, trên 98% người từ 18 tuổi trở lên ở Thủ đô đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19; gần 400.000 người đã tiêm mũi 3 (gồm mũi bổ sung và mũi nhắc lại) trong đó có khoảng 50.000 người từ 50 tuổi trở lên. Có gần 80% trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ 2 mũi.
Những ngày gần đây, số lượng và tiến độ tiêm mũi 3 cho người dân ở Hà Nội được đẩy nhanh. Sở Y tế lưu ý các địa phương, lịch tiêm, loại vaccine và liều lượng sử dụng cho liều bổ sung và nhắc lại phải theo đúng quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
” Ưu tiên việc sử dụng vaccine cùng loại để tiêm, đặc biệt lưu ý sử dụng vaccine AstraZeneca để tiêm bổ sung và nhắc lại cho người đã tiêm liều cơ bản bằng vaccine này. Ngoài ra có thể sử dụng vaccine của AstraZeneca để tiêm liều nhắc lại cho các trường hợp đã tiêm liều cơ bản và bổ sung (nếu có) bằng vaccine do Shinopharm sản xuất; tránh tình trạng lựa chọn, chờ đợi vaccine” – Sở Y tế Hà Nội lưu ý.
Ảnh minh hoạ
Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh, việc tiêm mũi bổ sung ở Hà Nội phải hoàn thành trước ngày 31/1/2022.
Video đang HOT
Trong công điện do UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêm chủng mũi 1, mũi 2 và tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại vaccine COVID-19 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế là nội dung được nhấn mạnh. Chính quyền Hà Nội chỉ đạo tiếp tục rà soát người từ 50 tuổi trở lên, tăng cường, kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục tiêm vaccine.
Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, thêm vào đó biến chủng Omicron đã xuất hiện tại Hà Nội, Sở Y tế đề nghị các đơn vị tiếp tục thực hiện tiêm chủng hợp lý, đảm bảo sử dụng vaccine hiệu quả, tránh hao phí, tại mỗi điểm tiêm chủng chỉ tiêm 1 loại ở cùng một thời điểm để tránh thắc mắc, đảm bảo công bằng, minh bạch cho đối tượng được tiêm.
Các đơn vị khẩn trương hoàn thành các đợt chiến dịch tiêm chủng trong thời gian sớm nhất, đảm bảo an toàn nhất. Đặc biệt khẩn trương hoàn thành tiêm liều cơ bản cho trẻ em đã đủ 12 tuổi trở lên, nhóm người nhạy cảm dễ bị tổn thương bởi COVID-19 như người trên 50 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ có thai,…
Hà Nội đã có gần 2 tuần liên tục ghi nhận số ca tăng cao kỷ lục (dẫn đầu cả nước) với trên 23.600 ca mắc mới. Hiện có gần 28.000 bệnh nhân đang điều trị, trong đó có gần 18.000 F0 điều trị tại nhà.
Từ 27/4 tới nay, Hà Nội ghi nhận gần 49.000 ca nhiễm COVID-19, với 156 bệnh nhân tử vong, tỷ lệ tử vong trên tổng số ca nhiễm là 0,3%.
Hà Nội tiêm vắc xin COVID-19 tại nhà: Nơi chờ hướng dẫn, nơi gõ cửa từng nhà
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19, nhiều xã, phường ở thành phố Hà Nội rà soát, chuẩn bị tiêm vắc xin tại nhà.
Tình nguyện viên Trạm y tế lưu động phường Ô Chợ Dừa cấp phát thuốc cho F0 điều trị tại nhà - Ảnh: HÀ QUÂN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Đức Tuấn - giám đốc Trung tâm Y tế quận Đống Đa - cho biết hiện quận đang triển khai kế hoạch, rà soát và hoàn thiện danh sách tiêm tại nhà cho đối tượng nguy cơ cao.
Trên địa bàn quận có hơn 1.000 người dân nằm trong nhóm nguy cơ cao này. Chủ yếu là người cao tuổi, bị hạn chế khả năng di chuyển, bại liệt.
"Quận vẫn đang chờ hướng dẫn cụ thể của CDC Hà Nội về hướng dẫn tiêm tại nhà. Đây là quy trình chuyên môn, xử lý cấp cứu tại nhà nếu có trường hợp xấu xảy ra, vì vậy quận chờ CDC có hướng dẫn cụ thể thì sẽ tiêm ngay", ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho biết hiện quận vẫn đang tiêm theo hình thức là động viên những người cao tuổi có xe lăn đi ra điểm tiêm chủng tại ngõ. Quận đang lập những điểm tiêm tại các ngõ nhỏ, 4-5 người tiêm. Tiêm ở phạm vi như vậy thì sẽ tập trung hơn, dễ dàng theo dõi, giảm được nhân viên y tế.
"Nếu một êkip tiêm chủng đầy đủ tại nhà cần ít nhất 3 người: gồm một bác sĩ đi cùng 2 điều dưỡng. Chưa kể, cần bố trí thêm 1 xe cấp cứu, dự phòng những trường hợp tai biến sau tiêm.
Nếu tiêm tại nhà, ít nhất mỗi người sẽ mất 1 tiếng, gồm quá trình di chuyển, thăm khám, theo dõi sau tiêm... Mỗi lọ vắc xin có 7-8 liều và thời gian bảo quản tối đa là 6 tiếng từ khi mở nắp. Trong một ngày cũng chỉ thực hiện tiêm chủng cho một vài trường hợp, như vậy khấu hao vắc xin sẽ rất lớn.
Chưa kể là thiết bị mang theo nhiều cũng gây khó khăn như dụng cụ vô khuẩn, bình oxy, phích bảo quản vắc xin, cáng vận chuyển...", ông Tuấn thông tin thêm.
Hiện quận đang huy động thêm khoảng 10 êkip nữa từ các bệnh viện tư nhân để hỗ trợ tiêm nhanh hơn. Nếu có sự hỗ trợ của 10 êkip như vậy, chỉ khoảng 10 ngày là tiêm hết cho nhóm nguy cơ cao của quận.
"Khó khăn mình có thể khắc phục được, nhưng phải có quy trình cụ thể theo hướng dẫn của CDC. Khi có hướng dẫn cụ thể, chúng tôi sẽ nỗ lực triển khai đúng theo chỉ đạo, gấp rút tiêm cho nhóm nguy cơ cao này", ông Tuấn khẳng định.
Còn tại quận Hoàng Mai, ông Lê Đức Thọ - giám đốc Trung tâm Y tế quận - cho biết bắt đầu từ ngày 29-12, quận đã triển khai tiêm tại nhà cho nhóm nguy cơ cao là những người cao tuổi có bệnh lý nền và không có khả năng di chuyển đến điểm tiêm chủng.
"Các cơ sở y tế địa phương đã rà soát và đến từng nhà để thuyết phục, động viên nhóm nguy cơ cao này tiêm chủng. Khi được sự chấp thuận từ gia đình và người được tiêm chủng, nhân viên y tế mới tiến hành tiêm.
Khó khăn lớn nhất là lực lượng nhân viên y tế có hạn. Tuy nhiên, chúng tôi có thể khắc phục được, với sự hỗ trợ của nhiều đơn vị như Đoàn thanh niên, tổ dân phố. Chúng tôi cố gắng sắp xếp, khoanh vùng những đối tượng tiêm gần nhau để tận dụng tối đa thời gian di chuyển, thời gian lưu trữ vắc xin", ông Thọ thông tin.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đào Xuân Long - giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai - cho biết hiện huyện chưa triển khai tiêm chủng tại nhà cho người có nguy cơ cao.
"Hiện nay, vắc xin được cấp sắp hết hạn nên huyện vẫn đang triển khai tiêm vắc xin tập trung. Khi tiêm đủ liều cơ bản cho người dân mới tiến hành rà soát lại để tiêm cho các đối tượng chưa đến tiêm chủng để tiến hành tiêm vét", ông Long nói.
Hơn 25.000 F0 đang điều trị, Hà Nội có bao nhiêu ca Covid-19 chuyển nặng? Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 29/12, tổng số bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội đã điều trị khỏi là 26.677 người, số bệnh nhân chuyển tầng điều trị là 231 người. Hơn 90% F0 tại Hà Nội được ghi nhận từ khi "thích ứng Covid-19" Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 29/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận...