Ngày đầu tiên đi làm dâu, nhìn bữa sáng mẹ chồng làm tôi đã run bần bật
Vừa nghe mẹ chồng đưa ra yêu cầu đó, tôi đã run rẩy lo sợ. Ngày đầu tiên làm dâu mẹ đã nói thế, tôi nên nghe hay không đây?
Lớn lên trong gia đình không hạnh phúc, từng chứng kiến cảnh bố mẹ cãi vã, kẻ bực tức, người khóc lóc tôi ám ảnh vô cùng. Sau bố mẹ chia tay, tôi về ở với mẹ. Nhưng năm tôi 12 tuổi, mẹ lại để tôi ở nhà với ông bà ngoại mà đi lấy chồng khác. Tuổi thơ tôi không được hạnh phúc, vui vẻ như những đứa trẻ khác nên tôi luôn cẩn trọng trong việc chọn chồng.
30 tuổi tôi mới kết hôn. Chồng tôi là một kỹ sư công nghệ, anh ít nói nhưng thương tôi lắm. Anh luôn cho tôi cảm giác an toàn, được yêu thương bảo vệ và đặc biệt anh không bao giờ chê bai, hay có ý coi thường tôi lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc. Nhà chồng có anh là con trai duy nhất và 3 chị gái đã lấy chồng, bố mới mất cách đây 1 năm. Mẹ anh ít nói, kỹ tính và rất thương con.
Ngày cưới, bố mẹ đẻ tôi cũng đến dự. Họ nhờ chồng tôi và mẹ chồng yêu thương, dạy dỗ tôi. Thế nhưng cái cách bố mẹ thể hiện khiến tôi có cảm giác xa cách, từng ấy năm họ bận lo cho gia đình riêng, chỉ gặp tôi được vài lần. Mỗi lần gặp, bố mẹ lại dúi cho tôi ít tiền tiêu vặt coi như an ủi đứa con họ đã bỏ rơi này.
Video đang HOT
Lấy chồng ở tuổi 30 tôi cũng khá bỡ ngỡ, chẳng biết mình nên làm thế nào. Ngày đầu tiên làm dâu khiến tôi lo lắng. Dậy từ 6 giờ sáng, vậy mà mẹ chồng đã chuẩn bị xong bữa sáng hết rồi. Nhìn bát phở, cốc nước cam mẹ để trên bàn tôi hơi bất ngờ. Bà nhìn tôi cười rồi bảo: “Con lên gọi chồng dậy ăn sáng đi, mẹ chuẩn bị hết rồi. Hai đứa ăn sớm rồi cùng mẹ về quê chào hỏi họ hà ng” .
Ngượng vì dậy hơi muộn, tôi xin lỗi mẹ thì bà nghiêm mặt yêu cầu tôi: “Chẳng mấy khi ở nhà, con không phải làm gì hết để mẹ làm cho” . Mẹ chồng nói vậy, tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giống mẹ, hơn 10 năm qua từ ngày ông bà ngoại mất, tôi luôn một mình làm tất cả mọi việc. Tôi hiểu được cảm giác buồn tủi như thế nào.
Ôm lấy mẹ tôi khóc, khóc to hơn bởi mẹ cho tôi cảm giác có gia đình thực sự – điều tôi luôn khao khát gần 20 năm nay. Mẹ không bắt chúng tôi phải sống chung, mẹ tôn trọng việc vợ chồng tôi nếu có ý định ra ngoài ở. Thế nhưng mong muốn của mẹ khiến tôi thấy áy náy day dứt rất nhiều. Mẹ cũng hơn 60 tuổi, lại ở một mình, vợ chồng tôi không yên tâm. Cuối cùng tôi bảo chồng sống chung cùng mẹ để tiện chăm sóc bà, tận hưởng cảm giác có mẹ mỗi ngày, được ăn cơm mẹ nấu.
Bữa sáng của mẹ khiến tôi thay đổi suy nghĩ về mẹ chồng nàng dâu. Nhưng nếu không sống cùng mẹ, tôi chẳng biết được mỗi khi đi làm về nhà được tâm sự cùng mẹ hay đơn giản là được cùng mẹ đi chợ hạnh phúc thế nào. Tôi và mẹ chồng đều là những người đã chịu đựng cảnh cô đơn quá lâu, người thân cứ bỏ mình đi vì cuộc sống riêng của họ. Tôi muốn được ở bên mẹ, được bù đắp những gì tôi không có suốt bao năm qua.
Khi tôi vừa đề nghị không muốn riêng nữa, chồng đồng ý ngay. Mẹ chồng tuy không sinh ra tôi, nhưng cách bà yêu thương chăm sóc con dâu khiến tôi có cảm giác như bà là mẹ đẻ vậy. Mỗi ngày được về nhà, được nhìn thấy mẹ khỏe mạnh, vui cười là tôi cũng vui rồi. Có lẽ chỉ những người không có gia đình trọn vẹn mới hiểu và trân quý những phút giây, khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình. Tôi sẽ cố gắng là một người vợ hiền, nàng dâu thảo và không bao giờ để con tôi phải chịu đựng tổn thương vì 2 chữ “ ly hôn” của người lớn.
Tái mặt khi mẹ chồng yêu cầu tôi trả lại 5 cây vàng của hồi môn cho bố mẹ đẻ
Sáng đầu tiên làm dâu, tôi cố gắng dậy sớm nấu bữa sáng để ghi điểm với bố mẹ chồng. Sau khi ăn sáng xong, mẹ chồng gọi vợ chồng tôi lại nói chuyện.
Điều kiện gia đình tôi thua kém nhà chồng khá nhiều, lấy được anh coi như tôi trèo cao. Chính vì thế khi tôi về nhà chồng, bố mẹ đã lo liệu cho tôi khoản hồi môn hẳn 5 cây vàng để con gái đỡ xấu hổ với nhà chồng đồng thời để gia đình anh đỡ coi thường con dâu.
Trong lễ cưới, khi bố mẹ tôi lên trao vàng hồi môn cho con gái, nhận được tiếng khen ngợi từ những người xung quanh mà tôi cũng thấy hãnh diện.
Sáng đầu tiên làm dâu, tôi cố gắng dậy sớm nấu bữa sáng để ghi điểm với bố mẹ chồng. Sau khi ăn sáng xong, mẹ chồng gọi vợ chồng tôi lại nói chuyện. Những lời bà nói ra khiến tôi ngạc nhiên đến sững sờ:
"Theo mẹ thì hai đứa nên trả lại 5 cây vàng hồi môn cho ông bà bên kia, không nên lấy của ông bà. Hai đứa còn trẻ khỏe lại có công việc, có thể làm ra tiền bằng chính khả năng của mình. Ông bà bên kia có tuổi rồi, dưới con còn 2 đứa em nhỏ chưa học hành xong, lấy từng ấy tiền của bố mẹ là không đúng đâu con ạ".
Nhà chồng càng tốt thì tôi càng thấy xấu hổ về mình. (Ảnh minh họa)
Tôi quá bất ngờ nên ngay lúc ấy không biết phải đáp lời mẹ chồng thế nào. Đến khi vào phòng riêng tôi mới hỏi chồng có nên làm theo đề nghị của mẹ không? Anh gật đầu bảo có rồi ngay hôm ấy chúng tôi mang vàng về trả cho bố mẹ tôi.
Bố mẹ tôi làm gì có tiền, ông bà phải rút hết khoản tiền 100 triệu tiết kiệm, đó là tất cả số tiền ông bà có để phòng bất trắc, đồng thời vay mượn khắp nơi mới lo đủ món hồi môn cho con gái. Lúc ấy tôi chẳng nghĩ ngợi gì cho bố mẹ, chỉ chăm chăm sợ mất mặt với nhà chồng. Đề nghị của mẹ chồng thật sự khiến tôi hổ thẹn vô cùng.
Bố mẹ tôi rất xúc động trước hành động của mẹ chồng và chồng tôi. Ông bà cứ tấm tắc khen tôi có được nhà chồng tốt, sống nhân hậu, không coi trọng tiền bạc. Tôi tất nhiên cũng vui mừng vì có người mẹ chồng tuyệt vời và người chồng có tâm. Nhưng nhà chồng càng tốt thì tôi càng thấy xấu hổ về mình. Điều tôi lo lắng là liệu sau chuyện này mẹ chồng có ấn tượng xấu về tôi không? Liệu bà có nghĩ tôi là đứa con vô tâm, ích kỷ, không biết thương bố mẹ? Tôi nên làm gì để được bà quý mến?
Gia đình chú có truyền thống ăn quỵt Cứ cách vài ngày, gia đình chú thím tôi lại có người đến đòi nợ tiền gà hoặc tiền bữa sáng mà họ mua rồi không trả. Gia đình chú thím sống gần nhà tôi và họ có một người con trai. Nhà của chú thím không khá giả nhưng cũng không đến nỗi thiếu thốn. Tuy nhiên, chú thím nổi tiếng vì...